Ở các vườn cà phê kiến thiết cơ bản cần rong tỉa cây che bóng tạm thời là cây muồng hoa vàng trồng giữa 2 hàng cà phê. Chặt thấp cây muồng hoa vàng ở độ cao 50-70cm để cây muồng tái sinh tốt. Trong một mùa mưa, cần rong tỉa hàng muồng hoa vàng này 2-3 lần để cà phê không bị cạnh tranh ánh sáng. Cành lá muồng hoa vàng đem tủ vào gốc cây cà phê.
Ở các vườn cà phê kinh doanh có trồng cây che bóng như keo dậu, muồng đen, cần rong tỉa cây bóng kịp thời ngay vào đầu mùa mưa để tăng cường ánh sáng cho vườn cây, giúp cành lá cà phê phát sinh vào đầu mùa mưa được khỏe mạnh, không bị yếu, nhớt. Đầu mùa mưa rong tỉa mạnh, chỉ để lại 1-2 cành hút nhựa nhỏ cho cây che bóng. Khi rong tỉa cây che bóng, chú ý không làm gãy, dập cành cà phê. Giữ yên cành lá cây che bóng được rong tỉa xuống trong vườn cà phê một thời gian cho lá rụng xuống làm phân xanh bồi dưỡng cho vườn, sau đó mới chuyển các cành to ra khỏi vườn để tiện việc đi lại, chăm sóc vườn cà phê. Trong mùa mưa, rong tỉa từ 2 – 3 lần tùy theo tốc độ ra lá cành của cây che bóng, tránh không cho vườn cà phê bị cớm, rợp. Đợt rong tỉa cuối cùng trước khi chấm dứt mưa 1 tháng.
Chồi vượt phát triển rất nhanh trong mùa mưa, do vậy cần đánh chồi vượt kịp thời. Trung bình 1 tháng đánh chồi vượt 1 lần. Khi đánh chồi vượt chú ý vặt các cành tăm, cành nhớt mọc quá nhiều ở cùng một vị trí đốt cành. Ở mỗi vị trí đốt cành chỉ nên để lại không quá 3 cành dự trữ được phát sinh. Chú ý vặt các cành thứ cấp mọc dày trên đỉnh tán tạo điều kiện để ánh sáng lọt vào bộ tán cà phê.
Công việc tạo bồn hoặc cày rạch hàng có thể thực hiện trong mùa mưa, từ sau khi bón phân hóa học đợt một khoảng 20 ngày cho đến trước khi chấm dứt mưa 1,5 – 2 tháng. Đào rãnh sâu 30cm, dài 1m, rộng 20-25cm dọc theo mép trong bồn cà phê, mỗi gốc cà phê đào 1-2 rãnh. Dồn tất cả cỏ rác trên lô và cả phân chuồng nếu có vào rãnh, lấp đất lại. Cũng có thể dùng cày tời để cày rạch hàng giữa 2 hàng cà phê, cày sâu 50cm, nên cày 1 hàng, bỏ một hàng và năm sau lại cày luân phiên để hạn chế làm tổn thương bộ rễ cà phê. Tương tự như rãnh đào trong mép bồn, rãnh cày là vị trí để ép xanh cỏ rác trên lô và bón phân chuồng. Dùng cày tời rất tiện lợi, đỡ tốn công lao động thủ công, cày được sâu, công việc được thực hiện nhanh chóng, cành lá cà phê ít bị gãy dập do máy cày ở bên ngoài lô, chỉ có lưỡi cày và người điều khiển cày đi giữa 2 hàng cà phê.
Làm sạch cỏ trên hàng cà phê, không để cỏ dại cạnh tranh với cà phê. Bón phân cho cà phê sau khi làm cỏ sạch. Liều lượng phân bón và loại phân bón như sau:
- Phân hữu cơ: cứ 2-3 năm bón phân hữu cơ 1 lần với liều lượng 20-30 m3/ha hoặc bón phân hữu cơ vi sinh với lượng 1-2 tấn/ha. Kết hợp việc bón phân hữu cơ với đào rãnh ép xanh cho vườn cà phê.
- Lân Vôi : bón 1000 kg/ha/năm,tăng độ PH, sát trùng cải tạo phèn rải tung đều khắp mặt đất, tiếp xúc với đất càng nhiều càng tốt, không cần lấp đất.
- Phân hóa học:
* Các năm trồng mới và kiến thiết cơ bản:
Sử dụng phân N-P-K bón với liều lượng sau:
Lượng phân trên được chia ra bón 3 lần trong mùa mưa.
* Cà phê kinh doanh:
Sử dụng loại phân có thành phần N-P-K cân đối, có thành phần lưu huỳnh và trung vi lượng cần thiết phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng cà phê trong mùa mưa.
Bón 3 lần trong mùa mưa. Đối với vườn cà phê đạt từ 3-4 tấn nhân/ha, bón với liều lượng sau:
Nếu năng suất vườn cây cao hơn mức 4-6 tấn nhân/ha, ở mỗi đợt bón, cần bón tăng cường thêm Vi Lượng
Bỏ phân khi đất đủ ẩm. Rạch rãnh xung quanh tán cây cà phê, rải phân đều và lấp đất.Tráng bỏ sau mang tai bón đứng miệng cho cây ăn.
5. Tạo hình, sửa cành
Đối với vườn cà phê đầu thời kỳ kinh doanh có chiều cao cây thấp thì khi bộ tán cây đã ổn định tiến hành nuôi tầng hai từ đầu mùa mưa. Để 1 chồi vượt mọc lên từ dưới vị trí hãm ngọn lần thứ nhất khoảng 10cm. Khi độ cao cây đạt 1,6m kể từ mặt đất thì hãm ngọn lần hai và giữ ở độ cao này suốt chu kỳ kinh doanh của cây cà phê. Sau khi hãm ngọn chú ý vặt các chồi vượt mọc ra rất nhanh ở ngọn tán.
Đối với vườn cà phê kinh doanh lâu năm, sau khi thu hoạch đã có một đợt cắt cành chính để loại bỏ các cành già cỗi, các cành vô hiệu, cành khô, cành bị sâu bệnh, cành nhỏ yếu…..
Đầu mùa mưa, cần có một đợt cắt sửa cành nhẹ để tiếp tục loại bỏ các cành khô các cành vô hiệu mới phát sinh trong mùa khô.
6. Phòng trừ sâu bệnh
Các loại sâu bệnh thường hay xuất hiện trong mùa mưa là:
Rệp vảy xanh (Coccus viridis), rệp vảy nâu (Saissetia hemisphaerica): Các loại rệp này thường tập trung trên các bộ phận non của cây như: chồi vượt, cành, lá, quả non… để chích hút nhựa làm rụng lá, quả khiến cây bị kiệt sức và có thể gây chết cây. Rệp thường xuất hiện nhiều trên các vườn cà phê kiến thiết cơ bản hơn các vườn cà phê kinh doanh. Biện pháp phòng trừ
- Làm sạch cỏ trong lô, cắt bỏ các cành sát mặt đất để hạn chế sự lây lan của rệp thông qua kiến.
- Dùng một trong các loại thuốc trên thị trường phù hợp để phun trừ rệp, phun 2 lần cách nhau 10-20 ngày và chỉ phun thuốc trên những cây có rệp.
Mọt đục quả (Stephanoderes hampei): Mọt gây hại chủ yếu trên các quả xanh già, quả chín trên cây và có khả năng phát triển trong quả khô còn sót trên cây, dưới đất và cả trong quả cà phê khô cất trong kho nếu phơi chưa khô, độ ẩm nhân > 13%.
Biện pháp phòng trừ:
- Vệ sinh đồng ruộng, thu hoạch kịp thời các quả chín trên cây và phải nhặt hết các quả khô dưới đất, còn sót trên cây để cắt đứt sự lan truyền của mọt.
- Bảo quản quả khô hay nhân ở độ ẩm dưới 13% (sau thu hoạch).
Bệnh gỉ sắt (Hemileia vastatrix): Đây là loại bệnh gây hại phổ biến trên các vườn cà phê. Nấm ký sinh vào mặt dưới của lá, ban đầu là những vết màu vàng lợt, sau đó xuất hiện lớp phấn màu da cam, các vết bệnh lớn dần và gây rụng lá một phần hay toàn bộ khiến cây bị kiệt sức. Bệnh thường xuất hiện vào đầu mùa mưa và phát triển mạnh nhất vào cuối mưa.
Biện pháp phòng trừ:
Phun một trong các loại thuốc trên thị trường phù hợp để phòng trừ bệnh. Khi phun thuốc phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Ngoài ra, để có thể loại bỏ hẳn các cây bị bệnh, dùng phương pháp ghép chồi thay thế. Cưa các cây bị bệnh gỉ sắt nặng, sau đó ghép các dòng cà phê vối chọn lọc có khả năng chống chịu gỉ sắt vào.
Bệnh khô cành, khô quả
Bệnh có nguyên nhân do mất cân đối dinh dưỡng hay bị nấm Colletotrichum coffeanum gây nên. Bệnh gây hại chủ yếu trên cành, quả, làm khô cành và rụng quả. Các vết bệnh do nấm gây ra ban đầu có màu nâu vàng sau đó lan rộng và chuyển sang màu nâu sẫm, các vết bệnh thường lõm sâu xuống so với các phần không bị bệnh.
Biện pháp phòng trừ:
- Trồng cây che bóng hợp lý và bón phân cân đối để hạn chế tình trạng cây bị kiệt sức do ra quả quá nhiều. Cắt bỏ các cành bệnh.
- Có thể dùng một trong các loại thuốc sau đây để phòng trừ nấm gây khô cành, khô quả: Carbenzim 0,2%, Tilt 0,1%, Bumper 0,1%. Phun vào đầu mùa bệnh trên các vườn xuất hiện bệnh. Phun 2-3 lần cách nhau 15 ngày.
Bệnh nấm hồng (Corticum salmonicolor): Bệnh do nấm gây nên. Vị trí tác hại chủ yếu ở trên cành phần trên của tán, gần nơi phân cành và phần ngọn của cây. Bệnh thường phát sinh trong các tháng cuối mùa mưa. Vết bệnh ban đầu là những chấm trắng nằm ở mặt dưới của cành về sau chuyển sang màu hồng và khi vết bệnh lan rộng khắp chu vi của cành có thể gây chết cành. Biện pháp phòng trừ chủ yếu là phát hiện kịp thời để cắt bỏ các cành bệnh, nếu bệnh xuất hiện phổ biến có thể dùng thuốc Validacin nồng độ 2% hay Anvil 0,2%, phun 2-3 lần cách nhau 15 ngày.
Bổ sung phân bón lá :
Hiện nay, Amino Acids & Peptids (A xít amin tự do & chuỗi A xít amin) là phân bón sinh học cao cấp nhất được biết tới vì hiệu lực cao đối với cây trồng và những ưu việt của nó đối với nền nông nghiệp hiện đại trên thế giới. Trong bối cảnh các nước trên thế giới yêu cầu ngày càng cao vế chất lượng nông sản thì những loại phân có thành phần Amino Acids & Peptids là sự lựa chọn khôn ngoan của các nhà vườn để vừa có năng suất cao, chất lượng tốt, nông sản dễ xuất khẩu, an toàn cho môi trường, là sản phẩm tất yếu để sử dụng trong sản xuất nông nghiệp theo qui trình GAP và đạt lợi nhuận cao. Hiệu quả cao của các chế phẩm có thành phần Amino Acids & Peptids thể hiện ở các tác dụng sau:
1/ Thúc đẩy quá trình sinh tổng hợp trao đổi chất
Các Amino Acid là hợp phần cấu tạo nên protein và enzim (men sinh học). Chúng là yếu tố cơ bản của tất cả các cơ thể sống và có vai trò quan trọng trong hoạt động trao đổi chất của tế bào. Cây trồng có khả năng tổng hợp Amino Acid từ sự đồng hóa đạm, nhưng quá trình này bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các yếu tố môi trường và sức khỏe của cây. Đạm hữu cơ từ glutamate và glutamin thường được dùng để sinh tổng hợp nên các Amino Acid. Các Amino Acid đơn kết hợp lại với nhau sẽ tạo thành các liên kết Peptide nhờ các phản ứng ngưng tụ. Protein là các chuỗi polypeptide được tạo thành từ trên 100 Amino Acid đơn và trọng lượng phân tử của chúng thường lớn hơn 10.000 ffice:smarttags" />Dalton. Quá trình tổng hợp Amino Acid và Peptide rồi hình thành nên Protein và enzim trong cây thể hiện qua sơ đồ sau:
NO3- Amino acids Proteins, Enzymes Photo-
NH4+ ----à Peptides -----à ---à synthesis
Bón trực tiếp Amino Acid và Peptide cho cây sẽ giúp giảm được công đoạn tổng hợp Amino Acid từ đạm cây hút và giúp cây trồng tăng trưởng một cách mạnh mẽ, tạo năng suất cao và chất lượng tốt. Hiệu quả và lợi ích của Amino Acids & Peptids là khắc phục sự khủng hoảng sinh lý của cây trồng hoặc ảnh hưởng bất lợi của môi trường (hạn, nhiệt độ cao, quá nắng, sốc khi cây chuyển giai đoạn sinh trưởng…) đã được chứng minh qua nhiều kết quả nghiên cứu. Từ các kết quả nghiên cứu này, Amino Acid & Peptids đã trở thành các sản phẩm dùng phổ biến như là phân bón sinh học ở nhiều quốc gia tiên tiến trên thế giới. Cùng với vai trò là hợp phần của protein và quá trình sinh tổng hợp trong cây, các Amino Acid & Peptide còn thực thi nhiều vai trò khác và đem lại rất nhiều ích lợi cho cây trồng.
Hiệu quả của các Amino Acid & Peptide đối với sức khỏe của cây trồng
Nhiều năm nay các Amino Acid & Peptide đã được biết đến có thể làm giảm rõ ràng tác hại của sâu bệnh hại trên cây trồng. Bao quanh các mạch tạo thành của một số Amino Acid có chứa lưu huỳnh. Đây là yếu tố góp phần làm tăng sức đề kháng sâu bệnh ở cây trồng. Nhiều báo cáo chỉ rõ hiệu quả của các Amino Acid & Peptide đối với bệnh sưng vàng rễ khoai tây do tuyến trùng gây ra (Kovacs). Bón phân Amino Acid & Peptide qua lá có tác dụng giảm có ý nghĩa ấu trùng và trứng tuyến trùng so với đối chứng. Jacob cũng đã ghi nhận sự giảm có nghĩa tình trạng sần hư trái do vi rút (plum pox virus) gây ra sau khi phun vài lần Amino Acid & Peptide. Các Amino Acid & Peptide cũng làm giảm rụng trái ở các cây ăn trái dạng quả hạch nhờ ảnh hưởng của chúng như là các hormon dinh dưỡng trong cây.
Tác dụng của các Amino Acid & Peptide đối với sự ra hoa và đậu trái
Các kết quả nghiên cứu ở Ý trên cây oliu cho thấy Amino Acid & Peptide nâng cao khả năng thụ phấn và kéo dài thời gian sống của hạt phấn. Các công thức sử dụng chế phẩm kết hợp Amino Acid & Peptide với vi lượng bo (phân NaturBor) đã tăng cao hiệu quả của sự thụ phấn. Sự thụ phấn là cơ sở quan trọng của tiến trình đậu trái. Chế phẩm NaturBor giúp làm tăng tỷ lệ đậu trái, đặc biệt đối với cây oliu và các cây tự thụ phấn khác.
Amino Acid & Peptide tăng tính hữu hiệu sinh học của nguyên tố vi lượng
Các Amino Acid & Peptide có khả năng liên kết với các kim loại như mangan, sắt và kẽm tốt giống như với canxi và magiê. Các nguyên tố trung vi lượng này hiện diện tự nhiên trong nước dùng để phun hoặc được bổ sung ngay trong phân bón. Các dạng phức Amino Acid – Kim loại được hấp thụ bởi cây trồng một cách nhanh chóng và hiệu quả cao. Nó cũng gia tăng hiệu quả trong việc vận chuyển qua một “Chặng đường” dài từ rễ, lá đến các bộ phận khác trong cây. Mô hình phức Amino Acid với các kim loại kiềm thổ.
Amino Acid & Peptide làm tăng hiệu quả của thuốc bảo vệ thực vật
Sự kết hợp Amino Acid & Peptide với thuốc bảo vệ thực vật sẽ làm gia tăng hiệu quả của sản phẩm so với dùng riêng rẽ. Theo Leandri và đồng sự 1986, Amino Acid & Peptide làm tăng hiệu quả của thuốc trị nấm Viclozonlin (Ronilan) trị bệnh Botrytis (thối trái) trên cây nho và dây tây. Amino acids & Peptides làm tăng hiệu lực thuốc bảo vệ thực vật như thế nào? Khả năng bám dính đặc biệt của Amino acids & Peptides giúp giữ được thuốc trên bề mặt lá tốt hơn ngay cả trong điều kiện gặp mưa. Hoàn thiện tính chất thấm và cân bằng pH của dịch phun là những bổ sung giúp gia tăng hiệu quả của thuốc so với không có Amino acids & Peptides.
Hiệu lực của Amino acids & Peptides phụ thuộc công nghệ sản xuất
Hiệu lực của phân Amino acids & Peptides phụ thuộc vào sự điều khiển quá trình thủy phân để tách phân tử protein. Quá trình thủy phân protein sẽ tạo thành các Amino acid & Peptide theo sơ đồ:
H3NCH-R-CONHCR-R + H2O è H3NCH-R-COO- + H3NCHR-COO
Polypeptides Hydrolysis Amino Acids
Quá trình thủy phân sẽ tạo ra một phần là các dạng Amino Acid tự do và một phần là các chuỗi Amino Acid phân tử thấp được biết đến như là các Peptide. Trong cây trồng có chứa đến 200 Amino Acid khác nhau, song chỉ có khoảng 20 trong số đó có khả năng được sử dụng để tổng hợp thành protein trong cây. (protein-genic amino acid). “Collagen protein được tìm thấy trong sương, răng, móng, da và lông của động vật có vú. Chúng ta đã biết collagen protein có thành phần chính là Glycin (khoảng 30%), Proline và Hydroxyproline (khoảng 30%). Các Amino Acid này rất quan trọng đối với cây trồng. Chính thành phần và nguồn gốc của các Amino Acid ở dạng tự do và liên kết (Peptide) trong các chế phẩm phân bón sẽ quyết định hiệu lực của nó với cây trồng. Hàm lượng Amino Acid tự do và Amino Acid tổng số trong chế phẩm Protifert thể hiện ở hình 2.
Amino Acid | Hoạt động sinh hóa |
Glycine | - Là tiền chất của cholorophyll |
Proline & Hydroxyproline | - Điều chỉnh trạng thái cân bằng nước - Cấu tạo nên thành tế bào (nematostatic action) - Thiết yếu để tạo phấn hoa (tốt cho đậu trái) |
Glutamic & Glutamine | Đạm hữu cơ dự trữ để tạo thành các amino acid khác và protein thông qua phản ứng trao đổi |
Serine | - Điều chỉnh trạng thái cân bằng nước, rất quan trọng cho quá trình tổng hợp cholorophyll |
Arginine | - Là tiền chất của polyamine, rất quan trọng để để phân chia tế bào |
Phenylalanine | - Là tiền chất cấu tạo nên lignine, tạo các chồi gỗ khỏe hơn |
Alanine | - Vai trò rất quan trọng trong việc tạo hoocmon trao đổi chất và kháng virut |
Tryptophan | - Tiền tố của indol-acetic acid, các chất kích thích sinh trưởng tự nhiên |
Thích dẫn giá cà phê, agriviet, minhphatdaklak
Năm 2019, Đắk Lắk là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 10 về số dân, xếp thứ 22 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 41 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 37 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1,87 người dân[3], số liệu kinh tế -...