CÔNG TY CP TM MINH PHÁT GROUP Giấy Phép Hoạt Động Số: 6001 072 720 397 Phan Bội Châu, P. Thành Nhất , Tp Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk. ĐT: 02623.81.22.33 - 02626.55.6666 - 0948.53.56.59 Emial:mr.thanh.1977@gmail.com
Hàng ngàn bạn đọc phẫn nộ khi thấy cua buộc dây "trâu" tại sao cứ tung hoành. Thật ra không chỉ chuyện cua, người ta còn tỉnh bơ làm hàng loạt chuyện "đánh lận con đen" giữa đường phố.
Từ bao giờ những kiểu làm ăn tham lam, gian dối đã trở nên bình thường với cả người bán và người mua? Tại sao như thế? Lập lờ đánh lận con đen, chuyện thường ngày ngoài đường Cua cột dây không phải là câu chuyện điển hình và duy nhất cho kiểu buôn bán gian lận. Còn đó rất nhiều hình ảnh ăn gian khác. Vì nó nhan nhản, lặp đi lặp lại một cách công khai và chẳng ai phạt gì nên nhiều người mua xem đó là "chuyện thường ngày", có lẽ không chỉ ở Sài Gòn.
Trói cua bằng dây khổng lồ - Ảnh: Hoàng Lộc
Người tiêu dùng Sài Gòn ai cũng thấy các xe trái cây bán rong khắp lòng lề đường, đậu trên các con phố Sài Gòn gần như có một đặc điểm rất chung: giá tiền ghi chữ rất to, số lượng ký ghi chữ rất nhỏ như "núp" kế bên. Số lượng ký không chỉ ghi chữ nhỏ mà chỉ là...1/2 kg thôi nhé! Chạy dọc đường Phan Xích Long ( Phú Nhuận ) những ngày tháng 6, chúng tôi ghi nhận trên đường này nhiều xe bán trái đào ghi bảng: đào Hà Nội, giá 3.000 đồng. Tuy nhiên, nhìn kỹ sẽ thấy chữ số 1 nhỏ xíu màu sắc mờ nhạt, viết trước chữ số 3 to đùng màu đậm và giá bán là 13.000 đồng chứ không phải 3.000 đồng. Và giá 13.000 đồng, người bán chỉ bán cho nửa ký. Chị Thanh Huệ kể: "mấy tháng đầu tiên tôi vào Sài Gòn, tôi thấy các xe bán trái cây ngon quá. Nhìn xe hàng chôm chôm, vải, sầu riêng và các loại trái cây khác tưởng rẻ ngon lành. Tôi đến mua một ký chôm chôm. Chủ xe trái cây báo giá đôi số tiền 10.000 đồng/kg, tôi thắc mắc thì chủ xe bảo do tôi nhìn không kĩ chứ giá 10.000 đồng chỉ bán được...nửa ký chôm chôm". "Tôi nhìn kỹ lại một lần nữa thì tá hỏa: 10.000đ là ½ kg, trong khi số 1 viết thật to và đậm, còn số 2 viết rất mờ và nhỏ xíu bên dưới dấu cách" - chị Huệ thảng thốt. Tương tự chị Huệ, có không ít bạn đọc kể câu chuyện mua trái cây khác như mua vải thiều nhìn xa xa tới mua theo giá ...nửa ký, trả tiền một ký.
Vải thiều bán tràn lan trên đường phố Sài Gòn. Số lượng ký ghi chữ rất nhỏ theo giá bán chữ rất to- Ảnh: Hữu Khoa
Rồi những gói kẹo hạt điều, kẹo đậu phộng, bịch khô mực... chỉ có miếng bên ngoài là đẹp, ngó là muốn ăn với chất lượng tuyệt hảo. Nhưng cái miếng tuyệt hảo kia chỉ dừng lại đúng một miếng thôi, tất cả những miếng bên dưới, bên trong so với bên trên, bên ngoài chỉ là vịt so với thiên nga. Khách nào mất cảnh giác là dính bẫy ngay. Còn khách quen thì có lẽ cũng quen với kiểu "làm mặt" sản phẩm thế này từ lâu rồi.
Một gói kẹo đậu phộng chỉ có miếng bên trên (góc phải) là tuyệt hảo, còn lại thì khấp khểnh, lổn nhổn - Ảnh: M.C
Làm gì khi không ai xử phạt? Một bạn đọc cho biết: các xe bán trái cây ghi giá như vậy là cố tình báo giá gian dối, nhưng bây giờ ra đường thấy xe trái cây nào cũng ghi con số 1/2 kg đến mức quá quen thuộc nên cũng kệ. Chị Ngọc Hoa (TP.HCM) nói: " Bây giờ đi đâu mua cua cũng thấy toàn cua buộc dây một cục, chưa kể nhiều con cua có dây buộc ngâm nước trét bùn rất nặng ký. Tình trạng mua bán gian lận tràn lan, không cơ quan nào xử phạt. Ngày qua ngày họ vẫn cứ bán, không mua chỗ này qua chỗ khác cũng gặp con cua cột dây to như dây cột ...trâu". "Không ai phạt thì họ cứ bán, người dân lâu rồi cũng quen và đành chấp nhận thôi" - chị Hoa bức xúc. Tiến sĩ Huỳnh Thế Du - giảng viên Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright chia sẻ: "Về cá nhân, tôi thấy cực kì khó chịu khi lần đầu tiên nhìn thấy những trường hợp đó. Về sau, tôi nghĩ đó là do tập quán kinh doanh của mỗi nơi. Nếu “trò chơi" lặp lại thì ắt mọi người sẽ hiểu sự thật". Tiến sĩ Huỳnh Thế Du nhấn mạnh, muốn nhanh hội nhập thì chúng ta nên giảm những thói quen. Lý do kiểu kinh doanh "xí gạt" này tồn tại được là do: "Bất kì hoạt động kinh tế, hoạt động kinh doanh nào cũng có những khách hàng thân thiết “trung thành". Mô hình kinh doanh này lỗi thời thật nhưng lượng khách này giảm rất chậm vì có thể với nhiều người đó là hành vi kinh doanh trái tai gai mắt nhưng với khách hàng “trung thành” thì họ thấy bình thường và hoạt động kinh tế đó vẫn tiếp tục diễn ra với một quy mô khác" - ông Huỳnh Thế Du chia sẻ thêm. Anh Dương Minh, một độc giả của TTO chia sẻ: Điều gì cũng có nguyên nhân của nó, người bán hay dựa trên chính lòng tham của người mua mà nghĩ ra trăm phương ngàn kế để lừa họ mua hàng. Thế nên mỗi người mua hàng cần thông minh và tỉnh táo trong việc lựa chọn hàng hóa. "Trong những trường hợp nếu thật sự bị lừa đảo, đừng cho qua dễ dàng mà hãy trình báo với cơ quan quản lý gần nhất và cố gắng đi đến tận cùng câu chuyện để cảnh báo cho người bán biết..." - anh Minh nhấn mạnh. Luật sư Nguyễn Văn Hậu - phó chủ tịch Hội luật gia TP.HCM đưa ra lời khuyên với người mua nên có thỏa thuận rõ ràng về số lượng, chất lượng giá cả hàng hóa trước khi mua bán. Nên lựa chọn cơ sở mua bán có uy tín. Khi không thỏa thuận được, người mua nên mạnh dạn từ chối giao kết với người bán để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình Người bán nên ý thức về việc mua bán, đừng vì lợi nhuận trước mất mà đánh mất uy tín lâu dài. Trước hết, người bán phải chịu trách nhiệm trước người mua về hành vi buôn bán gian dối của mình. Một số trường hợp, người bán có thể vi phạm quy định pháp luật và phải gánh những hậu quả bất lợi từ hành vi đó, ông Hậu cho biết thêm "Từ nay không phải chuyện ở đâu cũng vậy nên người dân đành chịu? Nhà nước không phạt, không có nghĩa có thể tồn tại kiểu bán hàng như thế vĩnh viễn. Người tiêu dùng chúng tôi tẩy chay kiểu bán cua cột dây bằng cả con cua. Mọi người hãy là người tiêu dùng tỉnh táo!" - bạn đọc Thanh Hà nhấn mạnh.
Theo Luật sư Nguyễn Văn Hậu - phó chủ tịch Hội luật gia TP.HCM: Việc mua bán trên là một giao dịch dân sự giữa người mua và người bán. Về nguyên tắc, theo điều 412, luật dân sự 2005, các bên phải thực hiện hợp đồng theo đúng đối tượng, chất lượng, chủng loại theo hợp đồng đã kí. Phải thực hiện trung thực và đảm bảo tin cậy lẫn nhau nên trường hợp gian dối như người bán sử dụng dây buộc nặng là hành vi vi phạm hợp đồng.
Vườn tiêu của ông Vũ Văn Hiệu, ở thôn Thuận Hưng, xã Thuận Hạnh, huyện Đăk Song thường xuyên đón tiếp nhiều khách đến tham quan, tìm hiểu gần đây khi trong vườn xuất hiện giống tiêu “lạ” cho năng suất rất cao.
Theo đó, cả vườn tiêu 300 trụ đã 3 năm tuổi thì có khoảng 10 trụ “đột biến” cho trái...