Bệnh Tiêu điên

Chủ nhật - 02/06/2013 06:22

Bệnh Tiêu điên

(MinhPhatĐakLak) - Minh Phát xin hướng dẫn Bà Con cách: Nhận bệnh , phòng chống, chăm sóc và điều trị bệnh TIÊU ĐIÊN theo Khoa Học kỹ thuật.

I/ NGUYÊN NHÂN:  

     1/ Tiêu điên thường thấy ở vườn tiêu 1, 2 năm tuổi, vườn cắt ngọn để nhân giống, và những vườn tiêu đang  thu hoạch, bệnh có thể do những nguyên nhân chính sau :   

  • Do cây thiếu hay mất cân bằng về dinh dưỡng;
  • Do canh tác sai;
  • Do thiếu nước;
  • Do các loại côn trùng chích hút như rầy mềm, nhện đỏ…hút nhựa làm lá biến dạng;
  • Do cây bị bệnh nhiễm siêu vi khuẩn (virus) hoặc  côn trùng chích hút như rệp sáp, tuyến trùng …
  • Lạm dụng và sử dụng thuốc sâu hóa học không hợp lý hoặc quá nhiều;
  • Lạm dụng phân vô cơ;

Ảnh Minh Phát
 
Ảnh Minh Phát

II/ BIỂU HIỆN BỆNH:

1/ Để xác đinh nguyên nhân, trước hết quan sát mặt lá dưới xem có nhện đỏ hay rầy mềm chích hút, màu sắc lá có triệu chứng thiếu phân, thiếu nước hay không? (nhất là trong mùa nắng), nếu loại trừ các nguyên nhân trên thì nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm Virus.
2/ Triệu chứng đầu tiên là phần đọt hay các tược non mới ra (ở dây cắt ngọn) các lá non bị biến dạng, nhỏ lại, nhăn nhúm, phiến là đầy các chấm hay vết màu vàng làm cho lá ngả qua màu vàng. Phần đọt không phát triển được, gây trưởng thành chậm.
3/ Tác nhân truyền bệnh Virus là côn trùng chích hút như rệp sáp, tuyến trùng… Cây bị nhiêm Virus rất dễ nhận diện bởi các triệu chứng thể hiện rất đặc trưng: “ Cây còi cọc, lá nhỏ, phiến lá dầy, nổi các vết khảm, nhọn, màu vàng xanh nhạt, mép lá cong lại đọt không phát triển.
 4/ Đốt thân ngắn lại, lá nhỏ, vàng và xoắn lại, dây không vươn dài, ít ra hoa, quả non lép, dễ rụng….

Ảnh Minh Phát

III/ KHẮC PHỤC & ĐIỀU TRỊ BỆNH:

 1/ Cân đối lại chế độ chăm sóc thường xuyên : (tăng hàm lượng kẽm, sắt, đồng, mg, bo trong  chế độ chăm bón)
 2/ Đặc biệt dùng các chế phẩm sinh học bón lá cây có khả năng phục hồi nhanh nhất khị tiêu bị điên do thiếu dinh dưỡng.
 3/ Thường xuyên quan sát phát hiện sâu bệnh kịp thời.
 4/ Thuốc hóa học phải luôn phiên, không dùng 1 loại trong thời gian dài.
 5/ Phun thuốc cần tiến hành đồng bộ để tránh sự lây lan, phát tán sâu bệnh ra cả vùng.
 6/ Dùng Khuẩn đối kháng và chế phẩm Sinh Học CTy Minh Phát và một số Vi Sinh vật hữu ích giải độc cho cây, sau đó chữa bộ rễ khỏe mạnh giúp cây phát triển và dùng một số sản phẩm Công Ty Minh Phát hướng dẫn sử dụng vườn cây từ từ khỏe lên và bệnh tiêu điên biến mất sau một thời gian điều trị.

Ảnh Minh Phát




Trước khi dùng Sản Phẩm (Ảnh Minh Phát)


                                  
Chú ý: - Tiêu là loại cây công nghiệp thân thảo có đặc điểm rất khác ở bất kỳ cây công nghiệp nào khác đó là rễ cây tiêu ít nhưng tán rất nhiều  vậy nên nếu chỉ bón phân dưới gốc sẽ không thể nào cung cấp đầy đủ lượng dinh dưỡng cần thiết cho cây. Nên bón phân cho tiêu qua lá là hiệu quả nhất. Sử dụng phân bón lá cây có thể hấp thụ trực tiếp chất dinh dưỡng, rất tốt cho cây.
- Liên Hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí về kỹ thuật, chăm sóc, nhận bệnh, điều trị bệnh... phù hợp cho từng địa phương, thổ nhưỡng, khí hậu của từng vùng miền.


Xem thêm Clip:




Liên Hệ Với chúng tôi để Xem vườn cây tránh thiệt hại khi đốn bỏ:

CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI MINH PHÁT

VPGD: 397 Phan Bội Châu P. Thành Nhất, TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk
Trụ sở chính:28/18 Tỉnh lộ I (Phan Bội Châu nối dài), P.Tân Tiến, TP.Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk
Website: http://www.mpd.vn -www.taynguyen24h.vn - www.gianongsan.net
Tel: 05003.891138/ 05003.812233 -Fax: 05003 812234 - Email: minhphatdrt@gmail.com

Tác giả bài viết: Thu Hằng CTy TNHH MTV TM Minh Phát

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://nukeviet.vn là vi phạm bản quyền

Tổng số điểm của bài viết là: 55 trong 11 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 11 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Xuất hiện giống tiêu “lạ” cho năng suất vượt trội

Vườn tiêu của ông Vũ Văn Hiệu, ở thôn Thuận Hưng, xã Thuận Hạnh, huyện Đăk Song thường xuyên đón tiếp nhiều khách đến tham quan, tìm hiểu gần đây khi trong vườn xuất hiện giống tiêu “lạ” cho năng suất rất cao. Theo đó, cả vườn tiêu 300 trụ đã 3 năm tuổi thì có khoảng 10 trụ “đột biến” cho trái...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây