Từ trước tới nay, người dân địa phương thường chọn giống tiêu quen thuộc là Vĩnh Linh và Lộc Ninh. 2 giống tiêu này đã được trồng tại huyện Chư Pưh và Chư Sê khá lâu và đều cho kết quả tốt, cây khỏe ít bị bệnh, sản lượng và chất lượng tiêu cũng ổn định. Giá các bầu tiêu lươn năm nay vẫn bằng năm ngoái, dao động từ 6-10 nghìn đồng/bầu (từ 2-3 dây), dây tiêu ác từ 30-35 nghìn đồng/đây.
Việc xuất hiện các thương lái bán giống tiêu lạ khiến anh H., không khỏi băn khoăn, vì trước đây người dân địa phương từng khốn đốn vì điều này.
Anh A Thân (thôn Plei Briêng, xã Ia Phang, H. Chư Pưh) cho biết, năm 2014 gia đình anh mua phải giống tiêu kém chất lượng do người ta chở từ nơi khác tới bằng ô-tô, giá rẻ hơn, nhìn xanh mướt nhưng trồng xuống đất được mấy ngày là toàn bộ các dây tiêu chết sạch. Ít ngày sau lại thấy dưới đất mọc lên những cây bắp (ngô), đậu đen ở các hố tiêu đã chết. Lúc đó mới biết họ dùng mánh khóe cho hạt bắp hay đậu đen vào trong bầu tiêu, để khi nảy mầm rễ của bắp và đậu bám xung quanh bầu tạo cảm giác rễ tiêu rất khỏe. Nhưng khi tiêu chết rồi, cũng không biết người bán là ai, ở đâu mà bắt đền, nên đành phải vay mượn tiền của người dân trong vùng để mua tiêu trồng lại.
Anh Sự người dân tại thôn Plei Briêng, xã Ia Phang, H. Chư Pưh cách đây 1 tuần đã mua 300 bầu tiêu từ những xe ô-tô chở tiêu ở nơi khác mang đến. Nhưng chỉ sau 4 ngày, 300 bầu tiêu đã chết sạch không còn 1 dây, nhổ thử lên mới thấy dây tiêu rễ rất nông.
Theo anh H., nếu nhìn bề ngoài thì rất khó mà phân biệt được những bầu tiêu “kém chất lượng”, kể cả đó là những người có kinh nghiệm trồng tiêu lâu năm. Vì những bầu tiêu non đã được người bán phun thuốc kích thích để rễ ra nhanh, rút ngắn thời gian ươm trồng (trung bình bầu tiêu phải được ươm mất từ 5-6 tháng mới trồng được), hay sử dụng phân bón lá tạo bề ngoài rất bắt mắt, lá xanh mướt, dây to và vươn dài, bộ rễ bao xung quanh bầu đất tạo cảm giác cây khỏe. Chỉ khi trồng xuống đất vài ngày, tiêu bắt đầu có dấu hiệu vàng lá, sau đó là rụng dần đốt và chết, lúc đó mới biết là mình đã mua phải giống tiêu “rởm”.
Cách duy nhất để tránh mua phải tiêu giống kém chất lượng là nên mua tiêu giống của những địa chỉ có uy tín, có thể là những hộ dân thân quen lân cận trong vùng, tránh tham rẻ mua các giống tiêu từ nơi khác mang đến. Nếu muốn chắc chắn hơn có thể đầu tư mua dây tiêu ác (loại tiêu cắt ra từ dây tiêu mẹ – P.V) với giá thành cao hơn, nhưng người mua được chọn dây để cắt ngay tại vườn.
Chi phí đầu tư để trồng tiêu cao gấp hàng chục lần so với các loại cây trồng khác. Nếu không có kỹ thuật, không biết cách chăm sóc, lựa giống tiêu thì người nông dân đối mặt với rất nhiều rủi ro. Đây là lúc chính quyền địa phương và cơ quan chức năng cần vào cuộc để hỗ trợ người nông dân chọn được giống hồ tiêu bảo đảm chất lượng, góp phần bảo vệ thương hiệu hồ tiêu của Gia Lai và đời sống người dân.
Nguồn tin: huse24h
Vườn tiêu của ông Vũ Văn Hiệu, ở thôn Thuận Hưng, xã Thuận Hạnh, huyện Đăk Song thường xuyên đón tiếp nhiều khách đến tham quan, tìm hiểu gần đây khi trong vườn xuất hiện giống tiêu “lạ” cho năng suất rất cao. Theo đó, cả vườn tiêu 300 trụ đã 3 năm tuổi thì có khoảng 10 trụ “đột biến” cho trái...