Cơ hội cho người đi vay?

Thứ năm - 28/03/2013 22:24

Minh Họa

Minh Họa
Trần lãi suất tiền gửi tiết kiệm dưới 12 tháng đã giảm 0,5%, về mức 7,5%/năm kể từ ngày 26/3. Liệu đây có phải cơ hội cho người đi vay hay chỉ làm lợi cho ngân hàng?
 
 

Đây là lần giảm lãi suất đầu tiên trong năm 2013 nhưng là lần giảm thứ 7 kể từ khi ông Nguyễn Văn Bình lên nhậm chức Thống đốc hồi tháng 8/2011. Trong gần 20 tháng qua, Thống đốc Bình đã nhiều lần tái khẳng định quan điểm cứng rắn về việc tăng cường kiểm soát thị trường tiền tệ và tạo cơ hội cho các cá nhân, doanh nghiệp tiếp cận vốn dễ dàng hơn. Trong đó, việc hạ mặt bằng lãi suất cho vay là một trong những điều kiện tiên quyết để thực hiện mục tiêu này.

Để lãi suất cho vay có thể giảm, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã liên tục điều chỉnh giảm mức “trần” lãi suất huy động với kỳ vọng khi lãi suất huy động giảm, các ngân hàng thương mại sẽ giảm lãi suất cho vay ở mức tương ứng.

Tuy nhiên, liệu là các doanh nghiệp, cá nhân có thực sự được hưởng lợi mỗi khi trần lãi suất huy động giảm hay không? Nói một cách khác là liệu lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại có giảm tương ứng với mức giảm lãi suất huy động hay không?

Thực tế cho thấy các doanh nghiệp hiện vẫn phải vay vốn ngân hàng với lãi suất trung bình khoảng 12-15%/năm và chỉ một số các dự án được ngân hàng đánh giá tốt mới có thể vay với lãi suất 12-13%/năm.

 Theo lý giải của một số lãnh đạo ngân hàng, họ không thể ngay lập tức giảm lãi suất cho vay bởi các hoạt động này đều có độ trễ nhất định. Mặc dù lãi suất huy động giảm nhưng họ vẫn phải trả lãi cho những khoản đã huy động trước đó với lãi suất cũ. Hơn nữa, ngân hàng phải trả lãi suất huy động cao hơn “trần” đối với các khoản tiền gửi trên 12 tháng. Vì thế, các ngân hàng cần thời gian điều chỉnh trước khi hạ lãi suất cho vay.

Tuy nhiên, có thể thấy đây không phải là một lý giải hợp lý và không công bằng với khách hàng đi vay!

Trong vòng 9 tháng qua, NHNN đã 3 lần giảm trần lãi suất huy động với tổng mức giảm khá lớn là 3,5 điểm %, từ 11%/năm (đầu tháng 6/2012) xuống còn 7,5%/năm nhưng lãi suất cho vay không giảm tương ứng mà vẫn quanh quẩn ở mức 12-15%, thậm chí vẫn giữ mức 17-18% đối với các khoản nợ cũ.

Một số ngân hàng đã tung ra các gói cho vay ưu đãi để thu hút khách hàng với lãi suất từ 10-12%/năm nhưng đi kèm với khá nhiều điều kiện nên không phải doanh nghiệp, cá nhân nào cũng có thể tiếp cận.

Kể cả trong trường hợp căn cứ theo trần lãi suất huy động cũ là 8% (áp dụng từ ngày 25/3 trở về trước) và 9% (áp dụng từ tháng 12/2012 trở về trước) hay lãi suất huy động kỳ hạn dài trên 12 tháng khoảng 10%/năm thì mức lãi suất cho doanh nghiệp vay từ 13-15%/năm của các ngân hàng vẫn là khó có thể chấp nhận vì cao gấp 1,3-2 lần.

Đấy là còn chưa kể đến các khoản cho cá nhân vay tiêu dùng với lãi suất trên 20%/năm. Cũng cần nhắc rằng, nhiều ngân hàng vẫn đang thu lãi khoảng 20%/năm từ các khoản nợ khổng lồ, lên đến hàng trăm ngàn tỷ đồng đã được rót vào nhà đất trong giai đoạn hoàng kim của thị trường này.

Như vậy, việc NHNN cho phép các ngân hàng thương mại hạ trần lãi suất huy động nhưng không quản chặt lãi suất cho vay chỉ khiến người đi gửi tiết kiệm bị thiệt thòi. Trong khi đó, chính sách này đang giúp các ngân hàng hưởng lợi tăng các khoản lợi nhuận, vốn đã lên tới hàng nghìn tỷ đồng/năm.

Còn phần lớn những người có nhu cầu vay vốn, những người tưởng chừng được lợi khi lãi suất huy động giảm lại chỉ có thể nhìn thấy “cơ hội” đi vay với giá thấp trên giấy mà thôi!
Theo BNNVN

 

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Cung cấp giống Tiêu Srilanka Ceylon Khoo

Cung cấp giống Tiêu Srilanka - Chuẩn giống Ceylon Khoo     Tiêu Srilanka - Chuẩn giống Ceylon Khoo chuỗi dài, sức đề kháng mạnh, bộ rễ khỏe, năng suất cao  

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây