Nông dân thu hái quả chín sẽ hạn chế thiệt hại hơn 900 tỷ đồng/vụ Ảnh: Vũ Ban. |
Ông Lưu Văn Hoàng, giám đốc Cty Café Control Lâm Đồng cho biết: Hiện nông dân hái quả cà phê chè xanh nhiều, đặc biệt là ở Lâm Đồng, tỷ lệ đến 30%. Nông dân hái quả xanh nhiều là do sức ép về vốn đầu tư, trả nợ ngân hàng, và nhu cầu chế biến khô của một số khách hàng.
Khu vực thu hái quả xanh thường ở vùng thấp, hái lúc nhiều mưa (tháng 8 đến tháng 10), nên khâu chế biến chủ yếu là xay đập, phơi quả, nên chất lượng kém.
Ba vụ vừa qua, chênh lệch giữa cà phê chè quả xanh và quả chín tới 20-30 nghìn đồng/kg.
Theo ông Nguyễn Văn An, Chủ tịch Cty CP Tập đoàn Thái Hòa (Cty xuất khẩu nhiều cà phê chè nhất nước), hiện ở Sơn La tỷ lệ thu hái cà phê chè chín cao nhất với 98%, vùng Lâm Đồng, Quảng Trị, do nhà máy chế biến nhiều, nên tỷ lệ mua cà phê xanh tới 20-30%.
Nếu hái quả chín có thể từ 520-680 quả/kg, nhưng nếu quả xanh phải mất 900-1.200 quả/kg, đây là điều đáng báo động.
Cũng do hái quả xanh, nên 1 kg cà phê chè nhân, có khoảng 50-60% đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, giá cũng chỉ bằng một nửa giá trị cà phê xuất khẩu.
Cứ tăng 1% cà phê xanh, sẽ giảm 0,5% năng suất, và giảm giá trị 0,5%. Với tổng sản lượng cà phê niên vụ 2011-2012 khoảng 50 nghìn tấn, cà phê chín đạt tiêu chuẩn là 3.500 USD/tấn, trong khi cà phê xanh chỉ đạt 2.500 USD/tấn.
Theo tính toán, do hái cà phê xanh, nên giá trị giảm do chất lượng sản phẩm tại các nhà máy hơn 335 tỷ đồng, người nông dân thua thiệt 470 tỷ đồng, chi phí phải tăng thêm tại các nhà máy khoảng 100 tỷ đồng.
Như vậy, thiệt hại do hái cà phê xanh là hơn 900 tỷ đồng/vụ, tỷ lệ thiệt hại trên doanh thu xuất khẩu chiếm gần 25%, lượng nước thải sử dụng trong quá trình chế biến chưa được xử lý là 1,4 triệu m3.
Ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam cũng lo ngại việc thu hái cà phê xanh, dẫn đến giảm chất lượng, giá trị cà phê xuất khẩu, cũng như ảnh hưởng tới uy tín của cà phê Việt Nam trên thế giới.
Ông Tự ước tính, sản lượng xuất khẩu năm nay khoảng 1,2 triệu tấn cà phê nhân (cà phê Robusta và Arabica), nếu so sánh mặt bằng giá với cà phê của Indonesia, Việt Nam luôn thấp hơn 50 USD/tấn, tính ra thiệt hại khoảng 60 triệu USD, hơn 1.200 tỷ đồng.
Theo Hiệp hội Cà phê Ca cao, do cơ sở chế biến quá nhiều, trong khi nguyên liệu ít, nên dẫn đến việc tranh mua, tranh bán, khiến nông dân thu hái cà phê xanh.
Ngoài ra, còn có tình trạng dấm ủ cà phê xanh, phun kích thích ép chính với liệu lượng vào vườn cây và quả cà phê, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cà phê chè Việt Nam.
Ông Lương Văn Tự cho rằng, cà phê chiếm khoảng 30 % GDP của Tây Nguyên, nên chính sách ổn định cho cà phê, sẽ giúp ổn định đời sống kinh tế, xã hội ở khu vực này.
Theo TS Lê Ngọc Báu, Viện trưởng Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên, Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới, với sản lượng hơn 1 triệu tấn/năm, nhưng chủ yếu là cà phê Robusta (cà phê vối).
Trước đây thủ phủ cà phê chè là Sơn La, tuy nhiên, hơn chục năm lại đây, cà phề chè đã chuyển hướng từ Bắc vào Nam, từ Sơn La vào Lâm Đồng. Hiện Lâm Đồng có diện tích cà phê chè tới 12.000 ha, Quảng Trị 4.000 ha, Sơn La 3.500 ha và Nghệ An 1.500 ha…
Hiện có tới hơn 40 cơ sở chế biến trong nước và 6 cơ sở của doanh nghiệp FDI, trong khi sản lượng cà phê trong nước chỉ đáp ứng được 20% tổng công suất của các cơ sở chế biến.
Theo TP
Năm 2019, Đắk Lắk là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 10 về số dân, xếp thứ 22 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 41 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 37 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1,87 người dân[3], số liệu kinh tế -...