Đăk Lăk: Thiệt hại bạc tỷ vì “tiêu tặc”

Thứ năm - 06/08/2015 09:36

Đăk Lăk: Thiệt hại bạc tỷ vì “tiêu tặc”

Trước kia nạn trộm tiêu thường diễn ra ở thời điểm chuẩn bị thu hoạch. Nhưng nay giữa mùa xuống giống, người trồng tiêu lại đối mặt với tình trạng kẻ gian trộm dây tiêu, đào gốc tiêu mới trồng.

Vườn tiêu nhà ông Vĩnh bị cắt trộm

Mấy năm nay, tiêu được xem là cây trồng mang lợi nhuận ổn định. Theo tính toán của người dân, nếu được chăm sóc tốt, mỗi vụ một hécta tiêu có thể thu lãi hơn nửa tỷ đồng. Vì vậy, nhiều nơi trên Tây Nguyên dân chúng lần lượt phá bỏ vườn cà phê, cao su để trồng tiêu.

Riêng một huyện Cư M’gar, tỉnh Đăk Lăk đã có hàng trăm hécta cây trồng lâu năm bị chặt phá lấy đất trồng hồ tiêu. Theo số liệu thống kê của Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện, cuối năm 2014, diện tích hồ tiêu khoảng 2.000 ha, nay đã tăng lên 2.400 ha.

Ông Vũ Đức Dậu ở thôn 2, xã Cư Suê, huyện Cư M’gar có 2 ha cà phê đã già cỗi, kém năng suất. Thay vì tái canh cà phê, ông gom vốn liếng, vay thêm ngân hàng 100 triệu đồng để trồng tiêu. Ông Dậu tính toán, tái canh cà phê phải chờ 3 năm mới cho thu hoạch mà giá cả bấp bênh, lợi nhuận thu về mỗi năm chỉ khoảng 200 triệu đồng. Trong khi đó, trồng tiêu mà giá cả ổn định như hiện nay, mỗi năm ông có thể thu lãi cả tỷ đồng.

Ở các huyện Krông Năng, Cư Kuin, Ea H’leo tỉnh Đăk Lăk và Đăk Mil, Đăk R’lấp, Đăk Song tỉnh Đắk Nông cũng diễn ra tình trạng tương tự. Nhu cầu tiêu giống tăng đột biến, đồng thời xuất hiện nhiều kẻ gian đột nhập các vườn tiêu xanh tốt cắt dây mang đi bán, thậm chí đào gốc mới trồng để lấy giống.

Hai tháng trước, gia đình ông Lê Dung Lan (SN 1952) ở thôn 17, xã Ea Ning hạ mấy trăm trụ tiêu, dây giống bắt đầu mọc rễ mới thì bị kẻ gian đào trộm mất 171 đoạn dây. Ông Lan trình báo cơ quan chức năng. Công an huyện Cư Kuin triệu tập Hoàng Kim Đại (SN 1975), trú thôn 17, xã Ea Ning. Tại cơ quan điều tra, Đại đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm pháp của mình.

Trộm dây, bán giống, trả thù
 


Kẻ xấu cắt những cây hồ tiêu của người dân.

Vườn tiêu năm thứ 3 khoảng 500 trụ của gia đình ông Nguyễn Viết Vĩnh chỉ cách nhà khoảng 700m. Biết thời điểm tình trạng trộm dây tiêu diễn ra phổ biến nên ngày nào ông Vĩnh cũng ở vườn tiêu đến tối mới về. Sáng 27/6, ông Vĩnh hoảng hốt khi thấy 26 trụ tiêu xanh tốt nhất vườn bị trộm cắt hết dây.

Sau khi nhận được tin báo, Công an huyện Cư Kuin tiến hành điều tra, xác định được các đối tượng phá vườn tiêu của gia đình ông Vĩnh gồm Phan Trần Thông (SN 1990), Trần Minh Thoại (SN 1995), và Phan Văn Việt (SN 1993) ở cùng huyện Cư Kuin về tội trộm cắp tài sản. Liên ngành Công an, Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân huyện Cư Kuin thống nhất chọn vụ án cắt trộm dây tiêu này làm án trọng điểm và xét xử lưu động.

Không chỉ trộm cắp tiêu bán lấy tiền tiêu xài, “tiêu tặc” còn phá vườn tiêu vì thù hằn cá nhân. Đêm 9/7, rẫy tiêu tại thôn 9, xã Ea Ning huyện Cư Kuin của 2 anh em Thuận Năm, Thuận Lý đã bị chặt phá, hủy hoại hoàn toàn 204 trụ tiêu năm thứ 5 sắp cho thu hoạch.

Nguồn tin: tienphong.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

GIỚI THIỆU Đắk Lắk

Năm 2019, Đắk Lắk là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 10 về số dân, xếp thứ 22 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 41 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 37 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1,87 người dân[3], số liệu kinh tế -...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây