Đẩy mạnh cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp

Thứ tư - 05/09/2012 22:39

Minh Họa

Minh Họa
Đẩy mạnh cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp chính là "đòn bẩy" giúp bà con nông dân các dân tộc ở huyện Bắc Sơn, tỉnh miền núi Lạng Sơn tăng nhanh vòng quay của đất, tạo ra năng suất cao, phù hợp với yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Thống kê của Phòng nông nghiệp huyện cho thấy, trung bình cứ 3 hộ dân ở Bắc Sơn có 1 máy cày tay; như vậy với trên 15 nghìn hộ dân của toàn huyện thì số lượn hộ dân có máy nông nghiệp là không nhỏ. Từ năm 2.000 việc đưa cơ giới hóa vào đồng đất Bắc Sơn đã được Đảng bộ, chính quyền nơi đây quan tâm, tạo điều kiện như vay vốn, tư vấn hỗ trợ mua máy sản xuất nông nghiệp… cùng với đó là việc người dân thấy lợi ích của việc dùng máy cày, kết hợp với các công cụ lao động khác tạo ra năng suất lao động cao cao hơn. Đến năm 2008, khi toàn huyện Bắc Sơn có điện về tận trung tâm các xã thì việc cơ giới hóa nông nghiệp như một vòng sóng lan rộng đến tận các xã, thôn vùng sâu vùng xa như; Nhất Tiến, Nhất Hòa, Tân Tri, Hưng Vũ...Hiện nay, 180/224 thôn bản toàn huyện Bắc Sơn đã có điện, đây cũng là một điều kiện thuận lợi để người dân phát triển cơ giới hóa nông nghiệp trong làm đất, tưới tiêu, chế biến nông sản.

Việc đẩy mạnh cơ giới hóa trong nông nghiệp đã giúp người dân chủ động mùa vụ, tăng nhanh vòng quay của đất, mang lại năng suất cao cho cây trồng, làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người nông dân. Ông Nguyễn Văn Mạnh, Trưởng thôn Hồng Phong 2, xã Chiến Thắng cho biết: Trước đây người dân làm đất phải mất từ 2 đến 3 tuần cho một vụ; nhà nào thiếu người đành phải thuê mướn trâu cày; do làm chậm nên công sá rất cao, gần như bao nhiêu lãi đều chi phí vào đó cả. Từ khi có máy cày tay, việc làm đất rút xuống chỉ còn một phần ba thời gian, nông dân có điều kiện đổi công, chủ động mùa vụ, vòng quay của đất trồng trọt tăng lên gấp 2,5 lần.

Từ phong trào cơ giới hóa nông nghiệp, một bộ phận dân cư ở Bắc Sơn đã chuyển sang lao động dịch vụ, nhiều ngành nghề mới được mở ra như sửa chữa máy nông nghiệp; dịch vụ cơ khí nông nghiệp… toàn huyện đã đạt sản lượng lương thực có hạt trên 30 ngàn tấn năm, lương thực bình quân đạt 700 kg thóc một người một năm; toàn huyện không còn hộ đói, số hộ nghèo ngày càng giảm một cách bền vững; đời sống của bà con các dân tộc trong huyện ngày một nâng lên./.
Theo Báo Mới

Theo

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Xuất hiện giống tiêu “lạ” cho năng suất vượt trội

Vườn tiêu của ông Vũ Văn Hiệu, ở thôn Thuận Hưng, xã Thuận Hạnh, huyện Đăk Song thường xuyên đón tiếp nhiều khách đến tham quan, tìm hiểu gần đây khi trong vườn xuất hiện giống tiêu “lạ” cho năng suất rất cao. Theo đó, cả vườn tiêu 300 trụ đã 3 năm tuổi thì có khoảng 10 trụ “đột biến” cho trái...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây