'Dị nhân đuổi mưa' phán kinh tế năm Quý Tỵ

Thứ năm - 14/02/2013 21:49

Ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh.

Ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh.
Tình hình kinh tế xã hội thế giới cuối năm 2013 sẽ bùng nổ lạm phát, thất nghiệp... đó là dự báo của ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh “dị nhân đuổi mưa”.
Ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh.

Nông nghiệp là hướng đầu tư hợp lý

Theo ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu lý học Đông Phương, nếu căn cứ vào phương pháp luận của Lạc Việt độn toán (phương pháp dự báo thuộc công trình nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu lý học Đông phương) và sự phối hợp với tri thức thiên văn cổ Đông phương thì năm nay sao Thái Tuế chiếu vào Đông Nam, do vậy đây là hướng gặp nhiều biến động nhất.

Cùng đó, năm nay - theo Huyền Không Lạc Việt - thì sao Nhị Hắc cũng nằm ở Đông Nam trên trục Đông Nam, Tây Bắc - còn gọi là Thiên Môn, Địa Hộ theo Lý học Việt - trong năm 2013 là trục xấu trên mọi phương diện. Nửa năm cuối thiên tai sẽ nặng nề, những vùng nào hay gặp thiên tai sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn. Lấy Ai Cập làm tâm thì trục Đông Nam - Tây Bắc và nhất là vùng Đông Nam sẽ bị ảnh hưởng nặng nhất. Thế giới cần có các biện pháp ứng phó. Tương tự, các vùng Đông Nam - Tây Bắc của từng quốc gia cũng gặp nhiều thiên tai hơn các vùng khác.

Năm nay sao Ngũ Hoàng nằm ở Trung Cung, vận 8 sao Bát Bạch quản nên hành mộc khắc trung cung thổ. Tuy bị khống chế bởi Ngũ Hoàng, nhưng nhờ có sao tốt Nhất Bạch nhập trung nên tình hình kinh tế - xã hội trên thế giới nửa đầu năm 2013 có vẻ tốt. Nhưng có thể nói 6 tháng cuối năm 2013, nền kinh tế toàn cầu sẽ bùng nổ lạm phát, thất nghiệp và nhiều doanh nghiệp phá sản.

Bên cạnh đó sẽ có sự xáo trộn trong mối tương quan về tiền tệ giữa các quốc gia. Do đó nông nghiệp và hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ là hướng hợp lý nhất. Bên cạnh đó, nên đầu tư vào các ngành nghề liên quan đến công nghệ như tin học, tự động hóa, mạng Internet và các phương tiện ứng dụng các công nghệ này.

Không nên cứu bất động sản bằng tiền mặt

Năm 2013,Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng chung của thế giới. Tuy nhiên với quẻ Đỗ Đại An nên Việt Nam sẽ yên bình so với các nước khác. Có một số chính sách kích cầu được đưa ra, nhưng nếu biết đặt trọng tâm đúng như vào nông nghiệp, sản xuất vừa và nhỏ, cân đối nền kinh tế thì Việt Nam sẽ ổn định hơn.

Năm nay, bất động sản vẫn có xu hướng xấu đi. Nếu muốn cứu thì nên gián tiếp bằng việc "kích cầu" đời sống của người dân. Theo ông Tuấn Anh, ở lĩnh vực này nên "cứu" bằng chính sách, cơ chế chứ không nên "cứu" bằng tiền mặt. Đặc biệt cần giải phóng toàn bộ các quy hoạch "treo".

Chứng khoán cũng sẽ khởi sắc vào đầu năm song lại gặp khó khăn vào thời điểm cuối năm. Một số mặt hàng có thể tăng giá, nhưng xăng dầu trong năm 2013 lại tương đối bình ổn. Năm nay, thiên tai ở Việt Nam nhẹ hơn nhưng năm tới cần đề phòng sự biến đổi khí hậu phức tạp, khó lường.

Đặc biệt đề phòng hiệu ứng kép: Thiên tai, dịch bệnh...Về trồng trọt, chăn nuôi: Gạo vẫn là một ưu thế. Ông Tuấn Anh lưu ý về vấn đề sẽ diễn ra trên toàn cầu cũng như ở Việt Nam là cần đề phòng dịch bệnh cho gia súc, nhất là thú bốn chân; Thủy sản năm tới rất khó khăn vì thiên tai, dịch bệnh; Tiếp tục xuất hiện nhiều bệnh lạ.

Văn hóa là một vấn đề hết sức đáng quan tâm. Chúng ta cần phục hồi văn hóa truyền thống Việt- Đây là điều rất quan trọng giúp ổn định mọi mặt của đời sống xã hội.

Điểm lại một số dự báo năm 2012 của ông Tuấn Anh

 

Đến 2012, mọi người sẽ cảm thấy khủng hoảng rõ nét hơn và ảnh hưởng đến từng căn nhà. Nó sẽ kéo theo các vấn đề như giá vàng, chứng khoán, bất động sản vẫn rất ảm đạm.

Nền kinh tế của Việt Nam vẫn phát triển bình thường nhưng tăng trưởng GDP không cao, không được như ý mình.

Ngành ngân hàng năm nay sẽ gặp khó khăn do mất cân đối giữa cho vay, huy động vốn và nội lực. Dự báo sẽ có những ngân hàng bị xáo trộn, thậm chí một số ngân hàng nhỏ lẻ, tư nhân có thể phải ngừng hoạt động.

Theo Gia Đình và Xã Hội

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

GIỚI THIỆU Đắk Lắk

Năm 2019, Đắk Lắk là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 10 về số dân, xếp thứ 22 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 41 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 37 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1,87 người dân[3], số liệu kinh tế -...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây