Kỹ Thuật Trồng Tiêu Công Nghệ Cao

Thứ hai - 24/08/2015 14:04

Kỹ Thuật Trồng Tiêu Công Nghệ Cao

Tiêu có nguồn gốc từ rừng nhiệt đới Ấn Độ. Ngoài việc sử dụng làm gia vị, tiêu còn có giá trị trong y dược, trong hương liệu làm chất trừ côn trùng. Nhu cầu sử dụng tiêu ngày càng gia tăng nên tiêu trở thành một mặt hàng xuất khẩu quan trọng của 1 số nước trên thế giới.

Ở Việt Nam tiêu được đưa vào trồng trước năm 1943. Diện tích tiêu cả nước trên 27.000 ha, trong những năm gần đây giá cả tăng nhanh, kéo theo diện tích tiêu cả nước tăng lên đáng kể, trước năm 2003 Việt Nam là nước xuất khẩu tiêu đứng thứ 2 trên thế giới sau Ấn Độ, từ năm 2003 đến nay Việt Nam đứng đầu thế giới về xuất khẩu tiêu.

I. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC:

1. Rễ: Có 4 loại rễ chính.

1.1 Rễ cọc: Rễ cọc chỉ có khi trồng bằng hạt. Sau khi gieo, phôi hạt phát triển, rễ đâm sâu vào đất, có thể sâu 2-2,5 m, nhiệm vụ chính là giữ cây và hút nước chống hạn cho cây.

1.2 Rễ cái:Rễ cái phát triển từ hom tiêu (nếu trồng bằng hom). Mỗi hom có từ 3-6 rễ, nhiệm vụ chính là hút nước chống hạn cho cây trong mùa khô, sau trồng 1 năm, rễ cái có thể ăn sâu tới 2 m.

1.3 Rễ phụ: Rễ phụ mọc ra từ rễ cái thành từng chùm mang nhiều lông hút, tập trung nhiều ở độ sâu 15-40 cm. Nhiệm vụ chính là hút nước và dưỡng chất để nuôi cây. Đây là loại rễ quan trọng nhất của cây tiêu trong quá trình sinh trưởng và phát triển.

1.4 Rễ bám (rễ khí sinh, rễ thằn lằn):Rễ này mọc từ đốt thân chính hoặc cành của cây tiêu, bám vào nọc (nọc sống, nọc chết, nọc xây…) nhiệm vụ chính là giữ cây bám chắc vào nọc, hấp thụ (thẩm thấu) chỉ là thứ yếu.

Trong hệ rễ, phần ở dưới đất quan trọng hơn phần ở trên không khí. Hệ thống rễ ở tầng đất từ 0-30 cm rất quan trọng, nên tạo điều kiện tầng đất này thuận lợi cho rễ tiêu phát triển.

2. Thân: Tiêu thuộc loại thân bò, là loại thân tăng trưởng nhanh nhất có thể 5-7 cm/ngày.

Cấu tạo thân tiêu gồm nhiều bó mạch libe mộc có kích thước khá lớn, nên có khả năng vận chuyển nước, muối khoáng từ dưới đất lên thân rất mạnh. Do vậy, khi thiếu nước hoặc bị vấn đề gì khác thì cây tiêu héo rất nhanh.

Thân tiêu có màu đỏ nhạt (non) đến nâu xám, nâu xanh, xanh lá cây đậm (lúc cây sung, lá lớn). Khi cây già hóa mộc thì màu nâu sẫm. Nếu không bấm ngọn thì có thể mọc dài tới 10 m.

3- Cành: Có 3 loại cành:

3.1 Cành vượt (cành tược): Mọc ra từ các mầm nách lá ở những cây tiêu nhỏ hơn 1 tuổi, mọc thẳng hợp với thân chính một góc nhỏ hơn 450. Cành này phát triển rất mạnh, nếu dùng làm hom để giâm cành thì cây tiêu ra hoa chậm hơn cành mang trái nhưng tuổi thọ kéo dài hơn (25-30 năm).

3.2 Cành ác (cành mang trái): Là những cành mang trái mọc ra từ các mầm của nách lá ở gần ngọn của thân chính trên những cây tiêu lớn hơn 1 tuổi, góc độ phân cành lớn hơn 450.

Cành này ngắn hơn cành tược, lóng ngắn, khúc khuỷu và thường mọc cành cấp 2, nếu lấy cành này nhân giống thì mau cho trái (nhưng tuổi thọ thấp).

3.3 Dây lươn: Mọc ở gần mặt đất từ những mầm nách lá, mọc dài ra bò trên mặt đất, thân nhỏ, lóng dài làm tiêu hao dinh dưỡng của thân chính và nhánh ác. Trong sản xuất người ta thường cắt bỏ hoặc dùng làm hom giâm cành.

4. Lá: Lá cây tiêu thuộc lá đơn, hình trái tim, mọc cách. Cuống lá dài 2-3cm, phiến lá dài 10-25cm, rộng 5-10cm tùy giống.

Lá là một bộ phận dùng để nhận biết giống, trên phiến lá có 5 gân hình lông chim.

5. Hoa: Hoa mọc thành từng gié (chùm) treo lủng lẳng trên cành. Một gié dài khoảng 7-12cm, trung bình có từ 30-60 hoa trên gié sắp xếp theo hình xoắn ốc, mỗi hoa có một lá bắc nhỏ nhưng rụng rất sớm khó thấy. Hoa tiêu có thể lưỡng tính hoặc đơn tính và co thể đồng chu, dị chu hoặc tạp hoa.

Hoa tiêu không có bao, không có đài, có 3 cánh hoa, 2-4 nhị đực, bao phấn có 2 ngăn, hạt phấn tròn và rất nhỏ, đời sống rất ngắn khoảng 2-3 ngày. Bộ nhụy cái gồm: Bầu noãn có 1 ngăn và chứa 1 túi noãn (tiêu chỉ có 1 hạt).

Từ khi xuất hiện gié đến khi hoa nở đầy đủ khoảng 29-30 ngày. Sự thụ phấn của hoa không phụ thuộc vào gió, mưa hoăc côn trùng mà phấn của hoa trên thụ cho hoa dưới của một gié.

Sự thụ phấn của hoa phụ thuộc rất lớn bởi độ ẩm không khí, độ ẩm đất. Đây là điều cần lưu ý cho việc tưới nước cho vùng trồng tiêu ở miền Đông Nam Bộ.

(Chú ý: Ngoài việc tưới gốc còn phun lên lá để tăng độ ẩm không khí).

6. Trái: Trái tiêu chỉ mang 1 hạt có dạng hình cầu, đường kính 4-8mm (thay đổi tùy giống, điều kiện chăm sóc, sinh thái).

Từ khi hoa nở đến trái chín kéo dài 7-10 tháng, chia ra các giai đoạn:

- Hoa xuất hiện và thụ phấn: 1-1,5 tháng.

- Thụ phấn đến phát triển tối đa: 3-4,5 tháng, đây là giai đoạn cần nhiều nước nhất.

- Trái phát triển tối đa đến chín: 2-3 tháng.

Ở miền Nam trái chín tập trung vào khoảng tháng 1-2 trong năm, có thể kéo dài đến tháng 4-5.

II. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ SINH THÁI

1. Thời tiết khí hậu

1.1 Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp bình quân cả năm từ 25oC – 30oC, nhiệt độ dưới 15oC và cao hơn 40oC tiêu không phát triển được.

1.2 Ẩm độ: Ẩm độ thích hợp bình quân 75 – 90%, ẩm độ cao làm cho hạt phấn dễ dính vào nuốm nhị cái và thời gian thụ phấn kéo dài do nuốm nhụy trương to khi có ẩm độ, tạo điều kiện cho sự hình thành quả tốt hơn.

1.3 Lượng mưa: Lượng mư yêu cầu cả năm từ 2.000 – 2.500mm, phân bố đều trong 7 – 8 tháng. Lượng mưa tối thiểu là 1.800mm. Cây tiêu cần có mùa khô rõ rệt khoảng 3 -4 tháng để quả chính tập trung. Tiêu không thích hợp với mưa lớn và đọng nước ở vùng rễ.

1.4 Gió: Tiêu không thích gió lớn, gió dễ làm đổ nọc tiêu gây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của tiêu. Gío lạnh về mùa đông ảnh hưởng đến ra hoa, đậu quả.

1.5 Ánh sáng: Tiêu là cây ưa ánh sáng, nhất là trong thời kỳ cho quả. Tuy nhiên tiêu cần cây che bóng khi thơi tiết nắng gắt.

2. Đất đai:

Tiêu có thể trồng ở nhiều loại đất khác nhau: đất đỏ Bazan, đất sét pha cát, phù sa bồi, đất xám…

Đất dễ thoát nước đặc biệt không úng ngập, mực nước ngầm sâu > 1m. Đất giàu mùn, tơi xốp, thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình, giàu dinh dưỡng, độ pH: 5,5-6,5.

III. GIỐNG - KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG

1. Giống tiêu

1.1 Một số giống địa phương

1.1.1 Tiêu trâu: Có 2 loại lá tròn và lá dài, là giống chống chịu điều kiện ngoại cảnh và sâu bệnh tốt, ít phải chăm sóc, hạt lớn nhưng hạt đóng thưa, năng suất thấp.

1.1.2 Tiêu sẻ:

- Sẻ đất đỏ: lá nhỏ dài 10-12 cm, rộng 4,5-5 cm, hơi thuôn màu xanh đậm, chùm quả ngắn, đóng hạt dày năng suất trung bình 2-3 kg tiêu đen/ nọc/năm.

- Sẻ mỡ, sẻ Phú Quốc: lá dạng bầu, chùm quả ngắn hạt lớn, hạt đóng dày chịu hạn tốt, ít nhiễm bệnh.

- Tiêu Vĩnh Linh: Lá dạng trung bình chùm quả dài hạt đóng dày, năng suất cao ổn định, chất lượng hạt tốt, thích nghi cao với điều kiện sinh thái của các tỉnh miền Đông Nam Bộ, dễ nhiễm bệnh chết chậm.

1.2 Một số giống tiêu nhập nội

1.2.1 Tiêu Indonexia (Lada Belangtoeng): được nhập từ Indonexia từ năm 1947, lá lớn, dễ trồng, năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu 1 số bệnh ở rễ đặc biệt là tuyến trùng, kháng bệnh chết nhanh và bệnh chết chậm khá, phải có thời gian hạn ngắn trong mùa khô mới cho năng suất cao. Nhược điểm cơ bản của giống tiêu này là trong điều kiện đất xấu, thâm canh kém cây chậm ra hoa, năng suất năm đầu không cao và kém ổn định.

1.2.2 Tiêu Ấn Độ (Pannijur-1): lá to, tròn hoặc dài, chùm quả dài, hạt đóng dày, phát triển mạnh, năng suất cao, cho qủa sớm, phẩm chất hạt tốt, kháng bệnh chết nhanh và chết chậm trung bình, trong điều kiện không thâm canh cho năng suất thấp.

1.2.3 Tiêu Campuchia (Sréchéa, Kam chay, Kép…): khả năng chống chịu điều kiện ngoại cảnh tốt, hạt đẹp, ra hoa hơi muộn, năng suất ít ổn định, dễ nhiễm bệnh chết héo.

Trong điều kiện tự nhiên, sinh thái của Đồng Nai nhà vườn nên chọn trồng một số giống tiêu có năng suất cao, chất lượng tốt, ít nhiễm bệnh, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu như: Giống Tiêu Pannijur – 1, giống tiêu Lada Belangtoeng, giống tiêu Vĩnh Linh.

2. Kỹ thuật nhân giống

2.1 Chọn cây giống

- Chọn vườn tiêu tốt không có nguồn bệnh, cây tiêu không nhiễm bệnh, cho năng suất ổn định.

- Cây có tán phân bố đều, đốt ngắn, khả năng phân cành tốt có nhiều cành ác.

- Gié hoa dài, hạt to mang nhiều hạt, chín tương đối tập trung.

2.2 Nhân giống

2.2.1 Nhân giống bằng hạt:

- Cây mọc khỏe, hệ số nhân cao

- Cây con không đồng đều, chậm cho trái, cây đơn tính (thường sử dụng trong lai tạo).

Bóc sạch lớp vỏ ngoài hong khô trong mát, lên líp gieo hạt sau 2-2,5 tháng nhổ cây con cho vào bầu, khi cây 6-7 lá thật đem trồng.

2.2.2 Nhân giống bằng phương pháp chiết, ghép, nuôi cấy mô:

Ít được sử dụng.

2.2.3 Nhân giống bằng cách giâm cành:

- Dây lươn: là dây mọc sát gốc, bò dưới đất, lóng dài. Nhân giống từ dây này chậm cho trái, tỷ lệ sống thấp (< 60%) lóng dài khó vận chuyển, phải đôn dây nhưng cho năng suất cao, ổn định, thời gian kinh doanh kéo dài (³ 30 năm) giá rẻ.

Chọn dây to khỏe cho dây leo lên nọc tạm thời khi dây dài 1-1,5 m, được 5 tháng cắt trồng, cắt bỏ phần ngọn non, bỏ lá, 1 hom 2-3 mắt.

- Dây chính: cho cây sinh trưởng mạnh, tỷ lệ sống cao (> 90%) mau cho trái, năng suất cao, ổn định, thời kỳ kinh doanh kéo dài (> 25 năm). Chọn dây có tuổi 1-1,5 năm, cắt bỏ phần ngọn non, cắt cách gốc 25-30 cm, bỏ lá, 1 hom 3-4 mắt. Nếu cây tiêu sau trồng 2 năm trở đi thì lấy cành tược làm hom giâm.

- Dây ác: Là những cành cho trái, tỷ lệ sống cao, mau cho trái, năng suất thấp, tuổi thọ ngắn (5-7 năm).

Chọn những cành to, khỏe, cắt bỏ lá và cành cấp 2, 1 hom 3-4 đốt, đem trồng.

2.3 Ươm hom

Đất phải tơi xốp, nhiều mùn (3 phần phân hữu cơ hoai + 1 phần lân, vôi + 6 phần đất) lên líp hoặc cho vào bịch ươm có kích thước 8 x 15 cm cắt đáy (hoặc dùng giỏ tre). Hom cắt hơi xiên, vết cắt cách mắt 3-4 cm, mỗi hom cắt 3-4 mắt. Sau khi cắt hom xử lý bằng hóa chất cho mau ra rễ, sát trùng hom bằng dung dịch Benlat C 4 ‰ trong 5 phút. Cắm mỗi bịch 2-3 hom, lấp đất 2 mắt chừa 2 mắt. Chuyển vào vườn ươm che kín gió và điều chỉnh đạt 30% ánh sáng. Khi mầm cao 3-4 cm tưới SA pha loãng (5 ‰) tuần 1 lần, trước khi đem trồng 1 tháng cần dỡ bớt giàn che (70-80 % ánh sáng). Thời gian trong vườn ươm từ 4,5-6 tháng (4-6 cặp lá).

2.4 Tạo vườn lấy hom giống

Trồng với khoảng cách 1 x 1m, nọc cao 2,5m. Cắt hom sau khi trồng được 12-18 tháng, cắt vào mùa mưa, sau đó cứ 1,5-2 tháng cắt 1 lần.

IV. K Ỹ THUẬT TRỒNG V À CHĂM SÓC

1. Chuẩn bị đất

Đất phẳng dọn sạch tàn dư thực vật, độ dốc < 8%, cày sâu 25-30 cm, phơi đất trong 1 tháng, xử lý đất bằng Basudin hoặc Furadan 20-30 kg/ha.

Đào mương thoát nước và cắm cọc xác định vị trí.

2. Kỹ thuật trồng

2.1 Thời vụ trồng: Thời vụ trồng thích hợp từ tháng 5DL đến tháng 8 DL.

2.2 Mật độ và khoảng cách:

2 x 2m ® 2.500 cây/ha.

2 x 2,5m ® 2.000 cây/ha.

2,5 x 2,5m ® 1.600 cây/ha.

3 x 3m ® 1.100 cây/ha.

Mật độ, khoảng cách còn phụ thuộc vào đất trồng, đất tốt trồng thưa, đất xấu trồng dầy …

2.3 Cách trồng

2.3.1 Chuẩn bị cây nọc

2.3.1.1 Cây nọc sống: Phải trồng trước 1 năm.

Cây vông, lồng mứt, gạo, cóc rừng, mít, dừa, cau …

Ưu điểm: Rẻ tiền, dễ kiếm, che bóng giai đoạn đầu, giữ ẩm trong mùa khô.

Nhược điểm: Cạnh tranh ánh sáng, nước, dinh dưỡng với tiêu làm hạn chế năng suất. Tốn công tạo tỉa tán cho cây nọc, dễ phát sinh bệnh trong mùa mưa.

- Khó chủ động trong việc trồng và mở rộng qui mô canh tác.

- Đối với 1 số cây nọc to, phân cành ngang làm giảm mật độ tiêu.

2.3.1.2 Cây nọc chết

- Không cạnh tranh ánh sáng, dinh dưỡng, tăng mật độ, ít nhiễm bệnh.

- Vốn đầu tư cao, phải che nắng giai đoạn trồng mới và mùa khô.

* Nọc bằng cây chịu mưa, nắng, không bị mối ăn (cây anh đào, cà chắc, cà đuối…).

* Nọc xây bằng gạch hoặc bằng đá:

Có hình tròn hoặc hình trụ, xây tùy kích thước nhưng phổ biến có chiều cao 3-3,5 m, đường kính đáy 1-1,2m, đường kính ngọn 0,7-0,8m. Ngoài ra còn có nọc: trụ xi măng, nọc hàng rào.

2.3.2 Cách trồng

- Đào hố kính thước 50 x 50 x50cm hoặc xẻ rãnh quanh nọc xây 30-40cm, đào cách chân nọc 20-30cm.

- Bón lót 1 hố 10-20kg phân chuồng ủ hoai + 0,3-0,5kg super lân + 0,5kg vôi bột trộn đều với đất ủ thành mô đất hơi vun lên trong hố trước khi trồng 15-20 ngày.

Đầu mùa mưa khi hom đủ tuổi tiến hành trồng, đào 1 hố giữa mô đất, đặt hom nghiêng 450- 600, hướng ngọn tiêu về phía cây nọc lấp đất, ém chặt gốc tưới nước nhẹ đủ ẩm (chú ý không trồng sâu dưới mặt đất). Nên trồng theo hướng đông, với nọc chết đặt bầu gần hơn nọc sống. Với nọc xây nên đặt cây nọ cách cây kia 30cm. Sau khi trồng phải che nắng cho cây con 1 thời gian.

3. Bón phân và kỹ thuật bón phân

3.1 Phân bón:

3.1.1 Phân hữu cơ: Trong phân có đầy đủ khoáng đa, trung, vi lượng cần thiết cho cây sử dụng, nếu không có phân hữu cơ, cần phải bổ sung phân vi lượng. Có thể thay thế phân hữu cơ bằng phân hữu cơ vi sinh với lượng 2 tấn/ha/năm.

3.1.2 Phân vô cơ

- Đạm: giúp tiêu sinh trưởng phát triển tốt, nhiều chồi, ra nhiều hoa, kích thước trái to. Thiếu đạm lá vàng cây cằn cỗi. Dư đạm lá nhiều, dễ nhiễm bệnh, ít trái.

- Lân: giúp bộ rễ phát triển tốt, hút được nhiều chất dinh dưỡng, chịu hạn tốt. Thiếu lân cây cằn cỗi ít đậu trái. Lân cần trong giai đoạn cây con và đầu thời kỳ ra hoa.

- Kali: Giúp cây cứng chống chịu sâu bệnh và thời tiết bất thường, tăng phẩm chất hạt. Thiếu kali cây khó hấp thu đạm, rụng hoa, cây cần kali trong giai đoạn cây non, hạt vào chắc và chín.

- Magiê (Mg): Cây rất cần Mg do đó phải bổ sung thêm Mg bằng cách tưới Sunfat Mg 1% (1-2 lít/gốc) hoặc phun phân vi lượng qua lá.

- Vôi: Rất cần cho cây tiêu sử dụng, phòng chống bệnh… Hai năm bón thêm 0,5-1kg vôi cho 1 cây. Với trụ xây phải bón nhiều hơn. Định kỳ 2-3 tháng xịt phân bón lá 1 lần.

3.2 Lượng phân bón (kg/ha/năm): Tính mật độ: 2000 cây/1ha.

3.3 Thời kì bón

* Khi tiêu còn nhỏ pha nước tưới 1-2 tháng/1 lần.

* Khi tiêu lớn chia làm 5 lần bón:

- Sau thu hoạch bón toàn bộ phân hữu cơ + toàn bộ phân lân theo rãnh, hoặc hốc rồi lấp phân lại.

- Tháng 4: Hoà tan 100 kg Urê + 70 kg Lân + 40 kg Kali

- Tháng 6: Hoà tan 90 kg Urê + 80 kg Lân + 40 kg Kali

- Tháng 8: Hoà tan 80 kg urê + 100 kg Lân + 50 kg Kali

- Tháng 10-11: Hoà tan 70 kg Urê + 90 kg Lân + 80 kg Kali

- Khi đã tượng trái: Hoà tan 60 kg urê + 60 kg Lân + 40 kg Kali

3.4 Tưới nước kết hợp với bón phân vô cơ qua đường ống:

Mỗi lần bón hoà tan hoàn toàn lượng phân trong bồn, mở hệ thống tưới tiết kiệm nước, phân theo hệ thống đi đến từng gốc cây.

Các ưu điểm của phương pháp tưới nước tiết kiệm và bón phân qua đường ống:

+Tiết kiệm lượng nước tưới

+Tiết kiệm dầu tưới

+Tiết kiệm công tưới

+Tiết kiệm công làm bồn

+Tăng hiệu quả của việc bón phân

+Tăng năng suất và chất lượng trái

- Tuỳ vào điều kiện cụ thể của từng nông hộ có thể lấp đặt hệ thống tưới nước kết hợp bón phân qua đường ống theo một số mô hình

Chú thích:

Căn cứ vào hướng dẫn các đợt bón phân trong quy trình kỹ thuật, mỗi đợt lượng phân bón được hòa tan vào hệ thống tưới 3-4 lần mỗi lần cách nhau 7 ngày, chia nhỏ lượng phân ra các lần bón như thế sẽ góp phần giảm thất thoát phân bón, nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón của cây trồng.

Pha phân: Khi bón phân cho cây, phân bón được ngâm trước 1 ngày, thường xuyên khuấy đều khi ngâm phân để hòa tan hoàn toàn lượng phân cần tưới vào bồn dung dịch phân (không nên sử dụng các lọai phân khó tan).

Nguyên tắc hoạt động:

- Khi vận hành máy bơm, dưới lực hút của máy nước từ giếng và dung dịch phân trong bồn chứa sẽ được hút vào máy bơm và được khuấy đều trong hệ thống và ra các vòi tưới cho cây. Chúng ta có thể thay đổi lượng phân bón trước khi đi vào trong máy bằng khoá điều chỉnh.

- Từ máy bơm, một lượng lớn nước chứa phân được đưa đến bộ lọc (tránh nghẹt bét) rồi đến ống cấp 1. Nếu nước trong bồn bị cạn hệ thống sẽ ngưng hoạt động.

- Từ ống cấp 1 nước chứa phân được đưa đến các ống cấp 2, rồi đến ống cấp 3 tưới vào từng gốc cây.

- Ống câp 2 được đặt dọc theo các hàng cây, trên các ống cấp 2 này chúng ta lắp đặt hệ thống van điều chỉnh lưu lượng và áp lực nước vì nơi gần máy bơm áp lực và lưu lượng nước cao hơn những nơi cách xa máy bơm. Ngoài ra các van này cũng rất quan trọng để điều chỉnh lưu lượng và áp lực nước cho những vùng có địa hình không đồng đều, đồi dốc …

* Chú ý:

Trước khi cho hệ thống ngừng cần phải khóa van điều chỉnh lượng dung dịch phân lại.

Nguyên tắc hoạt động:

- Khi vận hành máy bơm, dưới lực đẩy của máy nước từ giếng và dung dịch phân trong bồn chứa sẽ được hút vào máy bơm và được hòa đều trong hệ thống và ra các vòi tưới cho cây. Chúng ta có thể thay đổi lượng phân bón trước khi đi vào trong máy bằng khoá điều chỉnh.

- Từ máy bơm, một lượng lớn nước chứa phân được đưa đến bộ lọc (tránh nghẹt bét) sau đó đến ống cấp 1.

- Từ ống cấp 1 nước chứa phân được đưa đến các ống cấp 2, rồi đến ống cấp 3 tưới vào từng gốc cây.

- Ống câp 2 được đặt dọc theo các hàng cây, trên các ống cấp 2 này chúng ta lắp đặt hệ thống van điều chỉnh lưu lượng và áp lực nước vì nơi gần máy bơm áp lực và lưu lượng nước cao hơn những nơi cách xa máy bơm. Ngoài ra các van này cũng rất quan trọng để điều chỉnh lưu lượng và áp lực nước cho những vùng có địa hình không đồng đều, đồi dốc …

Nguyên tắc hoạt động:

- Nước và dung dịch phân từ các bồn chứa sẽ được hòa đều trong đường ống, đến bộ lọc (tránh nghẹt bét) sau đó đến ống cấp 1 và ra các vòi tưới cho cây. Chúng ta có thể thay đổi lượng phân bón trước khi đi vào trong hệ thống bằng khoá điều chỉnh

- Từ ống cấp 1 nước chứa phân được đưa đến các ống cấp 2, rồi đến ống cấp 3 tưới vào từng gốc cây.

- Ống câp 2 được đặt dọc theo các hàng cây, trên các ồng cấp 2 này chúng ta lắp đặt hẽ thống van điều chỉnh lưu lượng và áp lực nước vì nơi gần máy bơm áp lực và lưu lượng nước cao hơn những nơi cách xa máy bơm. Ngoài ra các van này cũng rất quan trọng để điều chỉnh lưu lượng và áp lực nước cho những vùng có địa hình không đồng đều, đồi dốc …

* Chú ý:

- Bồn chứa nước phải cao để đủ áp lực nước.

-Bồn chứa dung dịch phân cũng phải cao để nước tưới không bị đẩy ngược lại bòn chứa phân.

4 Buộc dây:

Tạo cho thân to khỏe, rễ bám chắc, chọn dây bền chắc không thấm nước, định kỳ 7-10 ngày buộc 1 lần, khi cây cao 60-80cm chưa phát cành tiến hành bấm ngọn, khi cây cao 80-100cm chưa phân cành ngang lại bấm tiếp. Để 3-4 dây chính trên 1 nọc tùy kích thước nọc, nên phân bố dây đều trên nọc không buộc đè lên nhau.

5. Trồng dặm: sau trồng 20 ngày kiểm tra, cây nào chết tiến hành trồng dặm và tăng cường chăm sóc cây dặm để cây phát triển kịp cây trước, phải che bóng trong giai đoạn cây con.

6. Xén tỉa, tạo hình:

6.1 Đối với dây lươn: Sau khi trồng 1 năm tiến hành đôn dây quanh gốc 2-3 vòng lấp đất đặt ngọn bám vào nọc. Sau 1 năm tiến hành tạo tỉa như thân chính.

6.2 Làm cỏ xới xáo vun gốc: Làm cỏ tạo thành các băng sạch cỏ vào mùa mưa 1-2 tháng/lần, mùa khô 2-3 tháng/lần. Đầu và cuối mùa mưa cày xới quanh gốc tránh làm tổn thương đến rễ.

6.3 Tỉa cành và hoa:

- Vào mùa mưa theo dõi tỉa bỏ các cành lươn, cành tược mọc ngoài bộ khung thân chính, tỉa 2-3 lần, chỉ nuôi cành tược bổ sung khi cần thiết.

- Từ năm thứ 10 sau khi trồng bắt đầu phát sinh cành ác nhỏ và yếu không mang trái cần theo dõi dể tỉa bỏ kịp thời.

Sau khi cây ra hoa và hình thành trái thường có những đợt hoa ra trễ (tháng 7-8) cần tỉa bỏ vì nếu không tỉa bỏ hoa bị rụng hạt lép, làm ảnh hưởng đến vụ sau.

 

Nguồn tin: Sưu Tầm Internet

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://nukeviet.vn là vi phạm bản quyền

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

GIỚI THIỆU Đắk Lắk

Năm 2019, Đắk Lắk là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 10 về số dân, xếp thứ 22 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 41 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 37 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1,87 người dân[3], số liệu kinh tế -...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây