I. Khi sinh viên “né” nông nghiệp Từ một vài năm nay, các trường ĐH thuộc khối Nông – Lâm – Ngư nghiệp đều công bố mức điểm chuẩn vào trường bằng điểm sàn ĐH theo khối thi tuy nhiên vẫn không tuyển đủ chỉ tiêu được giao. Tỷ lệ sinh viên trúng tuyển nhưng không đến nhập học cũng khá cao, có trường chỉ có 1/3 số sinh viên trúng tuyển đến nhập học. Tuyển sinh đã khó, giữ được sinh viên với các trường này cũng không đơn giản. Tình trạng sinh viên chỉ học tạm một thời gian, sau đó thi lại và chuyển sang trường khác thường xuyên xảy ra.
Nguyên nhân khiến các ngành học này "ế" trước hết phải kể đến sự nhận thức của mọi người về ngành học này. Theo PGS.TS Huỳnh Thanh Hùng, phó hiệu trưởng ĐH Nông Lâm TPHCM, nhiều bậc phụ huynh và học sinh đều có tâm lý cho rằng học Nông – Lâm ra trường sẽ xuống ruộng, lội bùn, làm các công việc chân lấm tay bùn hoặc chỉ giữ rừng là cùng. Thực tế, sau khi ra trường các em có thể làm quản lý dự án, chương trình phát triển nông thôn, các cơ sở nghiên cứu ngành nông - lâm- ngư nghiệp cấp huyện, cấp xã, hoặc các Sở NN&PTNT của các địa phương. (
Nguồn: vtc.vn/).
Trong khi thế hệ trẻ ở phương Tây cho rằng cuộc sống ở nông thôn là an toàn nhất, thì không ít thanh niên trẻ của Việt Nam, phần lớn xuất thân từ nông thôn lại muốn thoát khỏi cuộc sống nông thôn bằng con đường Đại học. Đây chính là yếu tố quyết định nhận thức
nghề nghiệp của không ít thí sinh khi chọn ngành, chọ n trường học cho mình.
Theo lý giải của một số chuyên gia trong ngành Giáo dục, còn có những nguyên nhân sâu xa hơn dẫn đến thực trạng trên đó là: hệ thống các cơ sở đào tạo còn yếu; chương trình đào tạo, bồi dưỡng không cân đối giữa lý thuyết và thực hành; đánh giá nhu cầu đào tạo, kết quả sau đào tạo yếu; phương pháp giảng dạy, học tập chậm đổi mới...
II. “Đặt hàng” tất cả sinh viên nông nghiệp Nhu cầu tuyển dụng kỹ sư nông nghiệp rất nhiều trong khi số lượng sinh viên ra trường hàng năm lại ít. Lượn một vòng qua các website tuyển dụng có thể thấy hiện có rất nhiều công ty, xí nghiệp (trong đó có các tập đoàn lớn nhập nguyên liệu từ nước ngoài về để sản xuất và tái xuất khẩu…) đang rao tuyển nhân lực trong lĩnh vực này. Sinh viên các ngành như: Trồng trọt, Bảo vệ thực vật, Khoa học nghề vườn, Chế biến lâm sản... ra trường đều có việc làm với mức lương từ 4,5-6 triệu đồng/tháng. Bên cạnh đó, có không ít công ty đã đến tận trường các trường để tuyển dụng, thậm chí “đặt hàng SV” làm việc cho công ty sau khi ra trường.
Mỗi khóa tốt nghiệp, các công ty, doanh nghiệp trong cả nước như: Viện Nghiên cứu thuốc lá, Công ty thuốc lá phía Nam, Công ty giống cây trồng miền Nam, Công ty cao su Kon Tum, Công ty Nông Hữu (TP.HCM), Công ty Bông Lúa Vàng, Viện Nông nghiệp Việt Nam... đều về trực tiếp tại các trường để tuyển dụng. Thế nhưng, hầu như các trường đào tạo nguồn nhân lực này hằng năm vẫn không thể nào đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của họ. Ngoài ra thị trường nước ngoài cũng có nhu cầu lớn về kỹ sư nông nghiệp có chuyên môn cao và sẵn sàng tiếp nhận lao động Việt Nam với mức thu nhập 40-45 triệu đồng/tháng tại Nhật, 18-23 triệu đồng/tháng tại Lào, Campuchia, 30-34 triệu đồng/tháng tại các nước Trung Đông như UAE, Quatar, Kuwait,…
III. Học ngành này trong nước ở đâu? Hiện cả nước ta mới có 13 trường đại học, cao đẳng có ngành đào tạo về nông, lâm nghiệp; 60% trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, trung cấp nghề, trung tâm nghề có dạy nghề nông, lâm nghiệp.
…
IV. Du học và cơ hội việc làm sau khi học xong:1. Úc:Úc là 1 trong những nền giáo dục bậc nhất thế giới và có thế mạnh về đào tạo ngành Nông nghiệp. Kể từ năm 1993 tới nay, thông qua Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Úc, Úc đã giúp cho Việt Nam thực hiện trên 100 dự án với ngân sách tài trợ lên tới khoảng 30 triệu đô với 3 hình thức viện trợ chính: ACIAR, AusAID và các quỹ học bổng. Úc đã giúp Việt Nam rất nhiều trong việc đào tạo nguồn nhân lực. Cán bộ, sinh viên Việt Nam được gởi sang
Úc để học hỏi hoặc tham gia những khóa tu nghiệp ngắn hạn, dài hạn, tham dự các hội nghị quốc tế… Một số trường mạnh về ngành Nông nghiệp tại Úc: ĐH Melbourne, ĐH Queensland, ĐH LaTrobe, ĐH Western Sydney…
Trong khi các nhà khoa học dự báo rằng bình minh của cuộc cách mạng nông nghiệp mới đang gần kề thì khoảng 50% chuyên gia nông nghiệp của Úc sắp tới tuổi nghỉ hưu. Giáo sư Jim Pratley, Thư ký Hội Các Trưởng khoa Nông nghiệp Úc, cho biết mỗi năm có chưa đầy 800 sinh viên tốt nghiệp đại học để lấp đầy số lượng 2.000 việc làm trong ngành nông nghiệp dành cho họ. Phương án tuyển dụng lao động nước ngoài để lấp chỗ trống là một lựa chọn.
Bà Ruth Trench-Thiedeman, phụ trách nhân sự và hoạt động của công ty Landmark, một trong những công ty kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp lớn nhất nước Úc, cho biết viễn cảnh về sự thiếu hụt trầm trọng đội ngũ chuyên gia nông nghiệp là mối quan ngại lớn trong ngành này. Các doanh nghiệp phải cung cấp những điều kiện ưu đãi như tăng lương hoặc các hình thức động viên khen thưởng cho những nhân viên hoàn thành tốt công việc hoặc làm việc lâu dài với công ty. Mức thu nhập trung bình cho toàn ngành này là 52.000AUD/năm (1,1 tỷ đồng/năm)
Thu nhập của một số vị trí công việc (AUD/tuần)
2. Mỹ: Mức lương trung bình hàng năm của các kỹ sư nông nghiệp là 71.090$/tháng (số liệu của Cục thống kê lao động
Mỹ - BLS năm 2010). Top 10 phần trăm những người có thu nhập cao nhất là 115,150$/tháng.Việc làm của các kỹ sư nông nghiệp dự kiến sẽ tăng 9% từ năm 2010 đến năm 2020.
Thu nhập trung bình hàng năm Một số trường Đại học uy tín và có cấp học bổng ngành này tại Mỹ: Oregon State University, Florida A&M University, Iowa State University, Kansas State University College of Agriculture, Oklahoma State University, Texas A&M University, …
Ngoài ra Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) hàng năm có nhiều chương trình học bổng b
ậc học Tiến sĩ dành cho các nước đang phát triển như: học bổng Foreign Agricultural Service, học bổng Borlaug I Theo đó, các ứng viên đủ tiêu chuẩn sẽ được đài thọ chi phí học tập, ăn ở, vé máy bay và các phụ cấp khác theo quy định…
V. Nhà bác học nông nghiệp Lương Định Của: Vợ chồng Bác học Lương Định Của Vào những năm 1960, một giống lúa cây thấp, bông to được đưa vào đồng ruộng đã làm thay đổi hẳn cuộc sống của người dân, góp phần tăng sản lượng hàng triệu tấn lương thực. Lương Định Của chính là “ông tổ” của giống lúa Nông nghiệp 1 đó, giống lúa lai tạo thành công đầu tiên tại nước ta. Năm 1937, Lương Định Của đỗ tú tài toàn phần tại Sài Gòn, sau đó sang Hồng Kông học đại học y khoa và tiếng Anh. Năm 1943, ông sang Nhật, thi vào khoa sinh vật thực nghiệm Trường Đại học Kyushyu. Năm 1946, ông tiếp tục lên Kyoto, một thành phố lớn của Nhật theo học ngành nông nghiệp, khoa di truyền học tế bào, tại đây ông đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ nông học khoa di truyền chọn giống.
Là một giáo sư có tài, lương cao, có cuộc sống sung túc tại nước ngoài nhưng ông vẫn kiên quyết từ bỏ giàu sang, sung sướng cùng gia đình trở về tổ quốc sau mười năm học tập, tu nghiệp và làm việc xa quê. Ông được bố trí công tác tại Viện Khảo cứu nông lâm, sau đó là Trường Đại học nông nghiệp, Viện Cây lương thực và thực phẩm. Ông là người người đi đầu trong lĩnh vực cải tạo giống cây trồng của Việt Nam và cũng đã góp phần đào tạo nhiều thế hệ học trò xuất sắc.
Thông tin quan trọng: 1. Nhu cầu tuyển dụng, thu nhập ngành nông nghiệp tại Mỹ tại Úc: tại đây 3. Đăng kí các khóa học và các chỉ dẫn về du học, visa du học, thông tin liên quan tại đây. |
Những chỉ dẫn thêm về ngành công tác xã hội cũng như việc xin học, visa du học, cơ hội làm việc và định cư tại các nước phát triển, vui lòng xem thêm tại:
www.ducanhduhoc.com hoặc điện thoại: 04 3971 6229 - 08 3929 3995 - 031 3686 689, email:
duhoc@ducanh.edu.vn Đón xem Kỳ 3: Kỹ sư trồng trọt – Muôn đời thiếu Ban nghiên cứu thông tin thị trường việc làm - tuyển dụng ĐỨC ANH A&T