Làm sao cứu hồ tiêu khỏi bệnh chết nhanh, chết chậm, tiêu điên, tuyến trùng?

Chủ nhật - 16/12/2012 22:05

Ảnh Minh Phát

Ảnh Minh Phát
Trong thời gian gần đây, dịch hại trên cây hồ tiêu phát sinh và gây hại đáng kể cho nhiều vùng sản xuất hồ tiêu. Nhiều nơi, chỉ trong 1 năm diện tích hồ tiêu bị giảm một nửa do bệnh chết nhanh gây ra...

 Đại Diện Công Ty Minh Phát nhận Bàng Khen


 
Việt Nam là nước đứng đầu thế giới về diện tích, sản lượng cũng như xuất khẩu hồ tiêu trên thế giới với hơn 100 nghìn tấn mỗi năm. Các vùng trồng hồ tiêu tập trung chủ yếu từ Quảng Trị đến các vùng đất đỏ cao nguyên Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và đảo Phú Quốc.
Theo ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam, khả năng giữ được vị trí này trong những năm tới là không dễ dàng vì gần 80% diện tích trồng hồ tiêu đang bị bệnh chết nhanh và tuyến trùng.

 
Thăm  cây hồ tiêu (Ảnh:Minh Phát )
 
Bệnh chết nhanh làm hồ tiêu “nhanh chết”

Kiểm tra vườn tiêu liên tục

 
Nếu không có biện pháp phòng trừ, hồ tiêu Việt Nam sẽ giống như Indonesia và Ấn Độ trước đó, khi năng suất và sản lượng giảm mạnh đến nay không thể phục hồi. Lúc đó Việt Nam sẽ mất vị thế số 1 về xuất khẩu hồ tiêu.TS Phạm Ngọc Dung, bộ môn Bệnh cây, Viện Bảo vệ thực vật (Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam) cho biết, các kết quả nghiên cứu cho thấy cây hồ tiêu có trên 40 loại sâu, bệnh gây hại. Trong đó có 4 nhóm dịch hại cần được quan tâm và giải quyết bao gồm bệnh chết nhanh, bệnh chết chậm, bệnh vi rút tiêu điên và dịch hại do nấm và tuyến trùng. Nên trong mùa mưa nên phòng và khắc phục các bệnh chết nhanh cần được ưu tiên giải quyết trước.

Vạch mặt những “sát thủ” gây bệnh và tiêu diệt.
 

(Ảnh Minh Phát)

 

Theo kinh nghiệm và các nhà khoa học, bệnh chết nhanh còn được gọi là bệnh chết yểu, chết đột tử do nấm Phytophthora gây ra từ mùa mưa làm thối gốc tiêu chính sát đất. Loại nấm này gây hại trên tất cả các vùng trồng hồ tiêu ở nước ta. Triệu chứng bệnh thường quan sát rõ nét và điển hình nhất vào cuối mùa mưa và đầu mùa khô. Mắc bệnh này, rễ cây hồ tiêu bị thối và đen cách mặt đất 10cm khiến cây bị héo nhanh, trước khi rụng. Sau khi lá rụng quả bắt đầu nhăn nheo và khô.
Trong điều kiện mùa khô, nấm tồn tại dưới dạng bào tử vách dầy hầu như ít hoạt động hơn nên người dân chủ quan là vườn mình không bị và khi mùa mưa đến chúng hoạt động trở lại và lây lan từ nhà này sang nhà khác trên đồng ruộng theo các rãnh nước mưa. Ở các vườn có độ tuổi cây càng cao thì khả năng nhiễm bệnh càng lớn do sự tích lũy nguồn bệnh ở trong đất đã rất lâu rồi, thường cây sinh trưởng kém, sức kháng bệnh giảm. Nhiều vườn tỷ lệ nhiễm bệnh lên tới 90%. Vì vậy Công ty Minh Phát đã kết hợp ba nhà sản xuất và ngiên cứu với bà dòng sản phẩm đặc trưng bằng công nghệ sinh học để phòng và trị trong mùa khô khi nấm và tuyến trùng đang tập trung ở gốc tiêu dưới dạng bào tử.

 

phòng trừ sâu bệnh ở cây hồ tiêu (Ảnh: Minh Phát)
 
Bệnh chết nhanh phụ thuộc rất nhiều vào địa hình vườn hồ tiêu, nhất là ở gần đường vùng trũng, đất bằng phẳng tụ nước và khu chân đồi do mưa chảy dồn về, khó tiêu thoát, độ ẩm cao tạo điều kiện thuận lợi cho nấm và tuyến trùng lây lan, phát sinh và gây bệnh cho cây hồ tiêu.
Khái niệm: Tiến hành các biện pháp phòng trừ bằng chế phẩm sinh học trong mùa khô khi tưới đồng bộ.
NKH cho rằng nấm Phytophthora là đối tượng rất khó phòng trừ do chúng tồn tại trong đất. Vì vậy, áp dụng các biện pháp hóa học sẽ cho hiệu quả không cao. Do đó, phải áp dụng đồng bộ sinh học nhiều biện pháp mới có hiệu quả cao, ổn định và lâu dài.

Công Ty Minh Phát, trung tâm nghiên cứu Và Viện Di Truyền đã xây dựng mô hình phòng trừ bệnh cho cây hồ tiêu tại tỉnh Đắc Nông đạt hiệu quả.
Khuyến cáo: Khi cắt cành để Trồng phải khử trùng dao, để đảm bảo cây giống tiêu phải khỏe và không mang các mầm bệnh, vi rút; tăng cường dùng chế phẩm sinh học và bón phân hữu cơ vi sinh, nên sử dụng thảm thực vật che phủ đất và sử dụng thuốc hóa học một cách hợp lý. Đặc biệt, phải xây dựng hệ thống thoát nước triệt để trong mùa mưa, không để nước tụ đọng ven hàng tiêu và xung quanh gốc tiêu.
Kết quả cho thấy Phun và tưới chế phẩm sinh học Do Công Ty Minh Phát đưa ra quy trình tỷ lệ cây bị chết nhanh giảm xuống chỉ còn từ 5% 10%, năng suất hồ tiêu đạt 4-5 tấn/ha so với 2,3 tấn/ha của mẫu đối chứng.
Để Phòng Mùa khô chỉ còn hai tháng sau đó để cây phân hóa mầm hoa. Ba sản phẩm kết hợp. Bộ 1 trị tuyến trùng, bộ 2 trị Nấm Phytophthora Bộ 3 bổ sung dinh dưỡng cho vườn cây.
Công Ty THNH MINH PHÁT CHÚC BÀ CON NÔNG DÂN NĂM 2013 CÓ VƯỜN TIÊU NĂNG SUẤT VÀ SẠCH BỆNH.

 
Trân Trọng

Giám Đốc Đậu Chí Thanh 
                                      

Nhà Cung Cấp SP VIỆN DI TRUYỀN HÀ NỘI
TRUNG TÂM ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC
CôngTy TNHH. TKS
Sau đây tên và số điện thoại đại diện Nông Dân sử dụng SP phòng và trị Chết nhanh và tuyến trùng trên cây tiêu trên các huyện

Huyện Buôn Đôn: xã eba, Chú Trọng:

Huyện Cư jut: Xã eapo, Bác Nhu,

Huyện Đak Song: Xã N D jang :Anh kỵ


CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI MINH PHÁT
Trụ sở chính:28/18 Tỉnh lộ I (Phan Bội Châu nối dài), P.Tân Tiến, TP.Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk
VPGD: 397 Phan Bội Châu P. Thành Nhất, TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk
1174 Hùng Vương, khu 7 thị trấn Di Linh, Lâm Đồng.
Website: http://www.mpd.vn -www.taynguyen24h.vn - www.gianongsan.net
Tel: 05003.891138/ 05003.812233 - Fax: 05003 812234 - DĐ: 0935113545- Email: minhphatdrt@gmail.com

 

Tổng số điểm của bài viết là: 67 trong 14 đánh giá

Xếp hạng: 4.8 - 14 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Xuất hiện giống tiêu “lạ” cho năng suất vượt trội

Vườn tiêu của ông Vũ Văn Hiệu, ở thôn Thuận Hưng, xã Thuận Hạnh, huyện Đăk Song thường xuyên đón tiếp nhiều khách đến tham quan, tìm hiểu gần đây khi trong vườn xuất hiện giống tiêu “lạ” cho năng suất rất cao. Theo đó, cả vườn tiêu 300 trụ đã 3 năm tuổi thì có khoảng 10 trụ “đột biến” cho trái...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây