Tây Nguyên giữa mùa khô. Nắng như đổ lửa xuống khắp các hang cùng ngõ hẻm, từ thành thị đến các buôn làng xa xôi. Hàng chục ngàn ha cây trồng trên toàn vùng nơi héo rũ, nhiều nơi khô cháy. Sông hồ cạn kiệt. Trong lòng mỗi người nông dân ở đây như đang có lửa đốt khi nhìn đồng ruộng của mình khô cháy mà vô phương cứu chữa.
Vụ đông xuân 2012 - 2013, tỉnh Gia Lai đã gieo trồng được 51.000 ha cây trồng các loại, đạt 94,2% KH. Báo cáo mới nhất của liên Sở NN-PTNT - Tài chính tỉnh Gia Lai cho biết: Diện tích cây trồng vụ đông xuân bị hạn là 620 ha (lúa 247,3 ha, mất trắng 196 ha; rau màu các loại 335 ha)… Các huyện phía đông của tỉnh này như Đăk Pơ, Kbang, Kông Chro, thị xã An Khê là bị thiệt hại nhất.
Theo thống kê ban đầu từ Phòng NN-PTNT huyện Kông Chro - huyện bị hạn nặng nhất tỉnh Gia Lai, toàn huyện gieo trồng vụ đông xuân được gần 2.500 ha, nắng hạn đã cướp đi khoảng 100 ha cây trồng các loại. Ở các xã Đăk Pơ Pho, Yang Trung, An Tung, Chơ Loong…, mọi năm đến thời điểm này, cây trồng ở đây rất xanh tốt, vậy mà năm nay, đất trắng cứ trơ gan cùng nắng gió của mùa khô Tây Nguyên, cây trồng héo rũ, chết cháy.
Nhiều cánh đồng ở Tây Nguyên bị chết cháy
Trưởng phòng NN-PTNT huyện Kông Chro, ông Võ Văn Hưng, cho biết: Vụ mùa vừa qua, nông dân bị thiệt hại nặng, do vậy đến đầu vụ đông xuân này, Phòng đã khuyến cáo bà con không gieo trồng trên những vùng đất có thể thiếu nước; chuyển đổi cơ cấu cây trồng để tránh hạn. Tuy nhiên suốt nhiều tháng nay không có lấy giọt mưa nên diện tích đã gieo trồng cũng bị chết héo do hạn. Toàn huyện Kông Chro có 14 công trình thủy lợi lớn nhỏ thì công trình hồ chứa ở thị trấn đã cạn nước, các công trình khác chỉ còn 50 - 60% lượng nước. Ông Hồ Sỹ An (xã Yang Trung), cho biết: “Đầu vụ, gia đình tôi xuống giống gần 1 ha ngô lai, bây giờ đã bị chết sạch. Giờ nếu có giống cũng không dám trồng lại vì không biết khi nào mới có nước".
Tại xã Hà Mòn (huyện Đăk Hà, Kon Tum), nông dân ở đây phải thức trắng đêm để chờ… hồ sinh thủy như chờ một phép màu. Anh Hồ Ngọc Ân cho biết: Những ai không về quê ăn Tết thì còn tranh thủ được ít nước trong dịp Tết tưới đợt 2 cho cà phê. Anh và những người trong thôn Thống Nhất này dựng một chiếc lán vài mét vuông nhưng là để tránh nắng, chờ đêm đến nước lên tranh thủ bơm tưới cà phê. “Đây là lần đầu tiên từ 25 năm nay, hồ Thống Nhất này cạn đến đáy” - anh Ân nói. Ông Nguyễn Kế Trường - Chủ tịch UBND xã Hà Mòn, cho biết: Hồ Thống Nhất có năng lực tưới cho khoảng 150 ha cà phê.
Đến thời điểm này, hồ Thống Nhất cùng 4 hồ đập khác trong xã chỉ còn lại… bùn. Hiện nông dân đang tranh thủ “vắt” từng giọt nước tưới cà phê. Nhưng nếu nước pha bùn thì sẽ hỏng hoa, hại quả, ảnh hưởng xấu đến năng suất… Trước tình hình trên, người dân ở đây chỉ còn biết trông vào con đập Đăk Uy - đập lớn nhất tỉnh Kon Tum (có năng lực tưới cho khoảng 2.000 ha cây trồng). Tuy nhiên từ lâu, con đập này đã bị sập nắp cống (do lâu ngày không được bảo trì). Thêm vào đó là ở cửa chính bị bồi lấp lâu ngày nên chút nước còn lại không thể vượt qua được để đưa về đồng ruộng.
Tại tỉnh Đăk Lăk, đến 25/2/2013, toàn tỉnh gieo trồng vụ đông xuân được 42.451 ha cây trồng các loại, đạt 109% KH (trong đó lúa nước chiếm 31.444 ha). Toàn tỉnh hiện có 665 công trình thủy lợi lớn nhỏ, thiết kế tưới cho 26.000 ha lúa đông xuân, 48.000 ha lúa vụ mùa, 132.838 ha cà phê và 14.700 ha hoa màu các loại. Thời điểm này, những công trình trên chỉ đủ tưới nhỏ giọt cho cây trồng trên địa bàn.
Chắt từng giọt nước để tưới cà phê
Ra quân nạo vét kênh mương, kêu gọi tiết kiệm nước tưới, chuyển đổi phù hợp giống cây trồng, hỗ trợ giống, xuất ngân sách cứu đói… Đó là tất cả những gì mà các tỉnh Tây Nguyên - như mọi năm - đang ra sức làm, nhằm cứu vãn những vườn cây, ruộng lúa đang dần héo rũ. Tuy nhiên với nông dân Tây Nguyên thì mất mùa, đói giáp hạt trong thời gian tới là khó tránh khỏi. |
Theo báo cáo của Sở NN-PTNT tỉnh này, đến nay, toàn tỉnh đã có 4.680 ha cây trồng bị hạn, mất trắng 486 ha (trong đó lúa nước có 3.717 ha, mất trắng 406 ha). Trước tình hình khô hạn xảy ra trên diện rộng, UBND các huyện đã chỉ đạo các địa phương tập trung chống hạn tích cực, phù hợp với điều kiện nguồn nước và tình hình sản xuất của từng vùng. Nhiều huyện đã trích ngân sách dự phòng để hỗ trợ chống hạn như nạo vét kênh mương, tu sửa công trình và mua nhiên liệu để bơm tưới (UBND huyện Krông Ana đã chi 530 triệu đồng chống hạn). Hiện nguồn nước phục vụ tưới cho cây trồng trên địa bàn tỉnh đang ở mức… cạn kiệt: Công trình nhỏ thì trơ đáy, công trình vừa và lớn thì mực nước đã giảm đáng kể. Những con suối nhỏ chỉ còn đá sỏi, mực nước ngầm suy giảm mạnh do nhiều năm gần đây tình trạng khoan giếng lấy nước tưới trên địa bàn tỉnh diễn ra khá phổ biến, làm ảnh hưởng không nhỏ đến mực nước ngầm.
Tương tự, cây trồng ở tỉnh Đăk Nông cũng đang lay lắt giữa mùa khô khốc liệt. Tại các huyện Krông Nô, Đăk Rlấp, Cư Jut, Đăk Glong…, ao hồ cạn kiệt đến trơ đáy. Tại huyện Krông Nô, hạn kéo dài hơn 2 tháng nay đã làm hàng trăm ha cây trồng ở đây có nguy cơ mất trắng. Đến nay, có khoảng 3.000 ha cây trồng ở các xã Quảng Phú, Đức Xuyên, Nâm N’ddirr cần nước tưới từ sông Krông Nô. Theo Cty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Đăk Nông thì gần đây, sông Krông Nô luôn trong tình trạng khô hạn do Nhà máy Thủy điện Buôn Tua Srah không xả nước theo đúng cam kết. Trước tình hình này, nhiều nông dân xã Quảng Phú đã chặn ngang sông Krông Nô cho nước dâng lên trạm bơm D12 Buôn Suwk, lấy nước tưới cho gần 90 ha lúa và 30 ha cà phê.
Vườn tiêu của ông Vũ Văn Hiệu, ở thôn Thuận Hưng, xã Thuận Hạnh, huyện Đăk Song thường xuyên đón tiếp nhiều khách đến tham quan, tìm hiểu gần đây khi trong vườn xuất hiện giống tiêu “lạ” cho năng suất rất cao. Theo đó, cả vườn tiêu 300 trụ đã 3 năm tuổi thì có khoảng 10 trụ “đột biến” cho trái...