Người Việt đang uống cà phê tạo bọt bằng nước rửa bát? "Thật vậy sao" ?

Thứ tư - 29/04/2015 21:52

Kinh khủng

Kinh khủng
Chất tạo bọt cho nhiều loại cà phê chúng ta đang uống vốn dùng để tạo bọt nước rửa bát. Nhiều loại cà phê khác chứa chất độc gây teo tinh hoàn.
Hiện nay, thói quen thưởng thức cà phê hàng ngày rất phổ biến ở các thành phố lớn như TP HCM, Hà Nội…. Nhưng vấn nạn cà phê bẩn tạo bọt bằng nước rửa chén đã và đang đe dọa sức khỏe người tiêu dùng.
Để có hạt cà phê thơm ngon, người ta phải rang cà phê ở 180-240 độ C cho nước bốc hơi và hạt hấp thu được các chất tẩm ướp như rượu, bơ. Một số nơi tẩm lớp đường bên ngoài (10% trọng lượng là đường), khi uống khỏi cần thêm đường, có người gọi là cà phê chè. Một số nơi tẩm thêm nước mắm để tạo vị mặn đậm đà (gu ở các tỉnh miền Trung Việt Nam) hoặc vị chua (như các loại cà phê của châu Âu) hay nước cau (theo gu Đài Loan). Hiện nay, nhiều người nghi ngờ rằng cà phê còn được tẩm chất gây nghiện để thu hút khách hàng. Cà phê rang nếu không tẩm gì thì khi pha uống không có mùi vị thơm ngon, khó mà dùng được.
Chất độn có thể là các loại hạt khác, được rang cùng một kiểu để pha lẫn với cà phê, nhằm tạo ra những hương vị khác nhau, nhưng chủ yếu là để tăng lợi nhuận. Người ta có thể độn đến 7 phần, chỉ có 3 phần là cà phê. Tỷ lệ phổ biến hiện nay là 6-7 phần cà phê và 3-4 phần chất độn. Chất độn phổ biến nhất là bắp (rẻ hơn rất nhiều so với cà phê); tại các điểm bán cà phê hạt cũng luôn có sẵn để bạn mua trộn vào.
Nguoi Viet dang uong ca phe tao bot bang nuoc rua bat
Cư dân đô thị Việt rất ưa thích nhâm nhi cà phê sáng, tối.
Có một thứ phụ gia nữa mà người trong nghề gọi là “mẻ”. Đó là những mảnh vụn vỏ hạt cà phê, hầu như không có caffeine. Để cho ly cà phê thơm béo, ngoài bơ, người ta còn độn thêm đậu nành rang. Để cà phê “gắt cổ”, người ta chọn chất độn là đậu đỏ.
Ngoài ra, người ta còn sử dụng tinh cà phê để tạo mùi. Nếu đến chợ hóa chất Kim Biên TP HCM, bạn sẽ thấy đủ loại tinh cà phê của các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ... Đây là những hóa chất tạo mùi tổng hợp, chỉ cần một chấm bằng đầu tăm sẽ làm 1 kg cà phê thơm lừng dù đứng cách xa vài mét. Nhờ chúng, dù có cho vào nhiều chất độn thì ly cà phê vẫn thơm. Việc tẩm tinh dầu là một nghệ thuật, vì nếu không khéo sẽ làm cho cà phê có vị đắng và mau hư.
Một loại phụ gia khác là hóa chất tạo bọt. Nếu có chất này, chỉ cần khuấy vài lần là bọt cà phê nổi đầy, rất hấp dẫn. Đôi khi bạn cũng được uống những ly cà phê tẩm nước mắm nhĩ đặc biệt, chủ quán chỉ chấm một đầu nhang vào ly trước khi mang ra.
Cà phê trộn hóa chất gây hại gan, suy tủy, ung thư, teo tinh hoàn...
Giáo sư Chu Phạm Ngọc Sơn - Chủ tịch Hội Hóa học TP HCM phân tích, tinh cà phê chế biến sẵn là tinh tổng hợp, chủ yếu làm từ hóa chất. Cho dù có cùng một công thức, nhưng phẩm màu công nghiệp khác xa phẩm màu thực phẩm, bởi nó chứa nhiều tạp chất, kim loại nặng độc hại. Còn kháng sinh chloramphenicol cũng bị cấm dùng cho cả việc nuôi hải sản. Đường Cyclamate thì tuyệt đối không được dùng. “Ngoài những hóa chất, phụ gia, phẩm màu độc hại, thì việc rang cháy đậu nành để cho giống cà phê thật sẽ làm phân hủy các thành phần dinh dưỡng và nó sẽ sản sinh ra các chất rất độc hại cho người sử dụng”.
Nguoi Viet dang uong ca phe tao bot bang nuoc rua bat-Hinh-2
Lấy dung dịch màu đen “lạ” tẩm vào đậu nành rang biến thành màu cà phê. ( Nguồn: internet). 
Bác sĩ Trần Văn Ký - Hội Khoa học kỹ thuật an toàn vệ sinh thực phẩm VN cũng nhìn nhận, tình trạng sử dụng phụ gia, phẩm màu độc hại, trôi nổi hiện nay là rất phổ biến, cơ quan chức năng không quản lý hết được. Các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm thường dùng phụ gia, phẩm màu công nghiệp để cho vào thực phẩm bởi nó rẻ hơn nhiều lần so với cùng loại nhưng dùng trong thực phẩm. “Đáng sợ nhất của phẩm màu, phụ gia công nghiệp vì nó chứa rất nhiều tạp chất, các kim loại nặng như thủy ngân, chì, asen... Nếu dùng lâu dài, các độc chất này tích tụ sẽ giết dần mòn cơ thể và chúng có nguy cơ gây ung thư. Riêng kháng sinh chloramphenicol nếu dùng không đúng thì không đơn giản làm lờn thuốc mà nó còn độc cho gan và làm suy tủy, ảnh hưởng lên thận. Với đường hóa học Sodium Cyclamate, loại đường có độ ngọt gấp 50 lần so với đường mía thông thường, bị cấm sử dụng trong thực phẩm vì nó có nguy cơ gây ung thư cho người sử dụng; có nguy cơ gây hội chứng Down, ảnh hưởng trên thai phụ; thử nghiệm ở chuột, người ta nhận thấy đường Cyclamate còn gây cao huyết áp và làm teo tinh hoàn...”, bác sĩ Ký nói rõ.
Ông T.H, một chuyên gia về hóa thực phẩm có thâm niên tại TP HCM từng chia sẻ với Thanh Niên: “Nếu anh uống cà phê vài ngàn đồng một ly ở thành phố này thì sẽ không uống được cà phê làm từ hạt cà phê”. Ông T.H dẫn chứng, tất cả những cơ sở rang, xay cà phê “đểu” đều dùng đậu nành hoặc bắp thay hạt cà phê, nhưng phần lớn là dùng đậu nành vì giá rẻ.
Theo chuyên gia này, khi sản xuất cà phê “đểu”, nếu không cho hương vào thì đậu nành, bột bắp sẽ hút hết tinh cà phê tổng hợp. Còn chất tạo bọt thường dùng là Sodium lauryl sunlfate, loại làm nước rửa chén, dầu gội đầu... Còn phẩm màu đa phần là loại công nghiệp, giá chỉ 40.000 - 45.000 đồng/kg, rẻ hơn từ 3-4 lần so với phẩm màu dùng cho thực phẩm nhưng cho màu sắc tươi, bền. “Chất tạo bọt Sodium lauryl sunlfate chỉ dùng trong công nghiệp, không được dùng cho thực phẩm bởi nó độc hại và có nguy cơ gây ung thư. Tương tự, chất tạo sánh CMC (Carboxymethyl Cellulose) nếu dạng công nghiệp cũng chứa tạp chất, các kim loại nặng làm vô sinh và có nguy cơ gây ung thư”, ông T.H nhấn mạnh.
Uống quá nhiều cà phê hại nhiều hơn lợi
Trong ly cà phê không chỉ có caffeine mà còn chứa hàng loạt chất không mong muốn khác như chất độn, hóa chất độc hại. Để giảm lượng cà phê pha cho một ly, người ta phải rang chất độn hơi “khét” một chút, hoặc dùng phẩm màu để tạo màu đen sẫm; mà các hợp chất sinh ra do cháy khét hay phẩm màu chính là những tác nhân gây ung thư.
Chất caffeine có tác dụng kích thích thần kinh làm cho bạn tỉnh táo, sáng suốt, sảng khoái và hưng phấn... Chất này cũng được dùng điều trị cho những bệnh nhân suy nhược, chậm nhịp tim, tinh thần không minh mẫn. Nhưng nếu dùng quá nhiều và lâu dài, caffeine sẽ gây nhiều tác dụng phụ như hồi hộp, đổ mồ hôi, co rút, mất ngủ... Nguy cơ ung thư bàng quang trên người nghiện cà phê cũng đã được chứng minh (người dùng 4 tách nhỏ cà phê một ngày sẽ có nguy cơ cao hơn 2,6 lần so với người không dùng).
Cà phê còn làm tăng tích trữ cholesterol, tức tăng nguy cơ xơ vữa động mạch. Người uống cà phê nhiều sẽ có nguy cơ nhồi máu cơ tim cao gấp 2 lần người không uống. Liều gây chết người của caffeine là dùng 10 g nguyên chất/ngày. Chỉ cần dùng 1g/ngày là đã có thể xuất hiện triệu chứng độc (một ly nhỏ robusta có 200-300 mg caffeine, arabica là 100-150 mg).
Ngoài ra, trong cà phê còn có một số chất khác gây hại cho sức khỏe như: chlorogenic, neochlorogenic, trigonellin, mercaptan, pyragallol, pyridin...
Các nhà y học khuyên bệnh nhân tim mạch, gút, gan, phụ nữ có thai... không dùng cà phê. Còn bạn, hãy tự nhận biết rằng mình có chịu nổi những tác dụng có hại của nó hay không? Nếu cần uống để thức khuya làm việc thì nên dùng ít thôi và dùng trong khoảng thời gian ngắn. Và đặc biệt, lựa chọn cà phê rõ nguồn gốc vì cà phê bẩn trộn hóa chất thì không những không có lợi gì mà còn vô cùng độc hại với sức khỏe người tiêu dùng.
Cách nhận biết cà phê thật – giả:
Nguoi Viet dang uong ca phe tao bot bang nuoc rua bat-Hinh-3
 
Với cà phê rang xay (pha phin): Có 2 cách có thể sử dụng riêng hoặc phối hợp để kiểm tra như sau:
Cách 1: quan sát bột cà phê: Cà phê rang xay nguyên chất màu sắc và kích thước bột cà phê thường đồng nhất, bột cà phê tơi xốp. Cà phê pha tẩm độn có màu sắc không đồng nhất do trộn nhiều loại nguyên liệu được rang xay riêng. Bột cà phê pha tẩm không tơi xốp, độ ẩm cao hơn.
Cách 2: một thí nghiệm nhỏ, có thể tự làm ở nhà:
Đổ nước nguội đầy 2/3 ly thủy tinh, sau đó rắc nhẹ khoảng 2 muỗng bột cà phê lên trên mặt nước trong ly và quan sát.
Cà phê nguyên chất sẽ nổi rất lâu trên mặt nước. Sau khoảng 10 phút, bột cà phê bắt đầu chìm từ từ từng ít một. Khi cà phê chìm, màu nâu mới phai ra nước và tạo thành một dung dịch màu cánh gián trong trẻo (do các chất tan chỉ tiết ra khỏi bột cà phê khi gặp nước nước sôi).
Ngược lại, cà phê pha độn chìm rất nhanh, có loại chìm ngay lập tức, lâu nhất cũng chỉ khoảng 5 phút. Pha độn càng nhiều, bột càng nhanh chìm xuống đáy ly và có khi chìm cả mảng lớn. Màu nâu đen phai ra trong nước ngay lập tức và nước vẩn đục không trong.
Với cà phê hòa tan: Phổ biến ở VN hiện nay là cà phê hòa tan 3 trong 1. Cà phê 3 trong 1 gồm có đường mía, bột kem làm từ tinh dầu cọ và cà phê hòa tan nên khi pha ra, chúng ta chỉ cảm nhận được 3 vị đó. Nếu có độn đậu nành, bắp, để ý kỹ, có thể thấy vị béo của bắp, đậu nành trộn lẫn trong vị ngọt đường mía và hậu vị béo của tinh dầu cọ. Cà phê có sử dụng hóa chất tạo mùi thơm sực nức ngay khi vừa mở gói ra nhưng hương thơm ấy nhanh chóng mất đi khi ly cà phê đã nguội. Cà phê thiên nhiên có hương thơm dịu nhẹ nhưng bền lâu. Khi ly cà phê đã nguội hẳn, chúng ta vẫn thấy thơm. Một lưu ý rằng cả hai yếu tố dịu nhẹ và bền lâu của hương phải đi cùng với nhau mới là cà phê thiên nhiên. Nếu thơm sộc nhưng vẫn bền hương thì sản phẩm đó có thể có chứa chất cầm hương. Chất cầm hương dùng cho thực phẩm chất lượng cao thường rất đắt tiền. Loại rẻ tiền thì lại không an toàn cho sức khỏe. Dựa vào thử nếm như trên và quan sát bao bì, ta có thể biết đâu là cà phê thật và đâu là cà phê giả.
Và để tránh rủi ro, nên chọn cà phê thiên nhiên. Nếu thích cà phê hương liệu, phụ gia thì nên chọn nhãn hiệu công bố rõ ràng thành phần trên bao bì. Việc ghi rõ thành phần chất phụ gia cho thấy nhà sản xuất trung thực. Sự trung thực ấy thể hiện cam kết của họ về tính an toàn của các loại phụ gia mà họ đã cho thêm vào cà phê.
 
Theo Một Thế giới
 
 
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Cung cấp giống Tiêu Srilanka Ceylon Khoo

Cung cấp giống Tiêu Srilanka - Chuẩn giống Ceylon Khoo     Tiêu Srilanka - Chuẩn giống Ceylon Khoo chuỗi dài, sức đề kháng mạnh, bộ rễ khỏe, năng suất cao  

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây