Ngược lại, họ luôn tự đặt ra câu hỏi: Chấp nhận tốn thêm chi phí, đợi càphê chín đều mới thu hoạch thì được thêm cái gì?
Ngay từ đầu niên vụ mới, UBND tỉnh Đắc Lắc đã chỉ thị tuyệt đối không thu hái càphê xanh vì sẽ làm giảm sản lượng, chất lượng càphê sau thu hoạch. Nhưng rồi năm nào cũng vậy, tình trạng thu hái càphê xanh non vẫn lặp lại như cũ, riêng năm nay có chiều hướng gia tăng mạnh do giá càphê đầu vụ tăng cao, khan hiếm nhân công, trộm cướp lộng hành… Điều này xuất phát từ thực tế là hơn 80% diện tích càphê của Đắc Lắc và cả Tây Nguyên phân tán nhỏ lẻ trong các hộ gia đình, rất khó khăn cho việc tổ chức bảo vệ, thu hoạch mỗi khi vào vụ.
Gần hai tháng nữa vườn càphê này mới chín hết, nhưng nông dân vẫn tuốt sạch, vì đợi chín cũng không được nhiều tiền hơn
Trong số này chỉ có 34% số hộ có quy mô diện tích từ 0,5 – 1ha, 35% số hộ có dưới 0,5ha nên việc đầu tư sản xuất, nâng cao chất lượng càphê lại càng khó thực hiện. Chỉ có các DN với lực lượng bảo vệ chuyên trách, nhân công dồi dào mới có thể chờ càphê chín rộ rồi mới thu hoạch. Trên thế giới, các cường quốc càphê tuy không có DN kiểu như ta, song phần lớn diện tích càphê nằm trong các đồn điền, trang trại lớn của tư nhân nên họ cũng dễ dàng áp dụng các tiêu chuẩn về chất lượng.
Tại Đắc Lắc, chủ trương thành lập các câu lạc bộ, tổ hợp tác hoặc hoán đổi diện tích để nông dân có điều kiện liên kết sản xuất đã được tính đến từ rất lâu, nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện được. Với mô hình sản xuất manh mún như hiện tại, các chỉ thị về thu hoạch càphê của chính quyền chỉ mang tính khuyến cáo, định hướng chứ không thể là mệnh lệnh để buộc người dân tuân thủ.
Đầu mỗi vụ thu hoạch, UBND tỉnh Đắc Lắc luôn giao cho các DN tăng cường tuyên truyền để nông dân hiểu được lợi ích của việc thu hái càphê quả chín, kiên quyết không thu mua càphê có tỉ lệ quả chín dưới 80%. Tuy nhiên, ở Đắc Lắc chưa có DN nào làm tốt việc này bởi trong khi cây chè, cacao, bông vải được kiểm soát chất lượng bởi cả hệ thống chân rết thu mua đến tận cấp huyện thì càphê chỉ đến với DN xuất khẩu thông qua thương lái. Thương lái chịu mua, nông dân cứ việc bán. Song, không phải mọi nông dân đều bán càphê xanh vì không thuê được nhân công hay sợ trộm, mà quan trọng hơn là giá mua càphê chín cũng bằng càphê xanh.
Ông Huỳnh Văn Bảy – người sở hữu trang trại càphê 6,5ha (ở xã Ea Ral, Ea H’leo, Đắc Lắc) phân tích: “Thu hái xanh sẽ bị giảm sản lượng khoảng 25% nên tất nhiên là nông dân thiệt, nhưng giá càphê xanh với càphê chín bằng nhau, vậy tội gì thuê người canh giữ suốt hai tháng ròng cho tốn thêm chi phí?”. Sự bất công này là có thật, vì thực tế chỉ có càphê của các DN (thuộc UBND các tỉnh hoặc TCty Càphê Việt Nam) mới được chứng nhận thu hái khi quả chín đồng đều và được thu mua với giá cao hơn.
Ông Nguyễn Văn Sinh – PGĐ Sở NNPTNT Đắc Lắc – cũng thừa nhận: “Có rất nhiều nguyên nhân khiến nông dân thu hái càphê xanh, nhưng cơ bản là kiểu mua xô, cào bằng giá của thương lái hiện nay không khuyến khích họ từ bỏ thói quen này, mặc dù năm nào chính quyền và ngành nông
nghiệp cũng rất nỗ lực tuyên truyền, vận động người dân”.
Thu hái càphê xanh không thể là hiện tượng xã hội, nếu loại trừ các yếu tố xã hội (sợ trộm cắp, tâm lý xanh nhà hơn già đồng…) thì rất có thể “mẹ đẻ” của hiện tượng này chính là phương thức thu mua chụp giật, mua cho có hàng buôn của các DN xuất khẩu càphê. Và hậu quả cho ngành càphê Việt Nam là rất lớn.
MP ĐL
Vườn tiêu của ông Vũ Văn Hiệu, ở thôn Thuận Hưng, xã Thuận Hạnh, huyện Đăk Song thường xuyên đón tiếp nhiều khách đến tham quan, tìm hiểu gần đây khi trong vườn xuất hiện giống tiêu “lạ” cho năng suất rất cao. Theo đó, cả vườn tiêu 300 trụ đã 3 năm tuổi thì có khoảng 10 trụ “đột biến” cho trái...