Quy trình bón phân minh phát như sau mời Bà con tham khảo

Thứ hai - 16/12/2013 20:26

Minh Phát

Minh Phát
Nhằm đảm bảo hiệu quả cho nhà Nông tiết kiệm chi phí và nâng cao chất lượng Nông Sản không độc hại sức khỏe của bà con Nông Dân. Công ty Minh Phát đưa ra quy trình như sau: Mời Bà con thao khảo Cách dùng NPK GAP trong mùa khô và mùa mưa.
Khi vừa thu hái xong, cần cắt tỉa cành khô bà con phun ngay 10 chai 100ml = 1lít NPK GAP/1600 lít nước sạch kết hợp với thuốc trị nấm bệnh và trị rệp sáp để khi nở hoa sẽ không còn bệnh và chống mọt cành. Phun ướt đẫm trên dưới mặt lá, thân, cành để cho cây cà phê phục hồi những thương tổn, kích dục, phân hóa mầm hoa.
Tưới đợt 1:
Trước khi tưới từ 3-5 ngày phun 1 -2 lít NPK GAP/3000 lít nước để cây trổ bông đồng loạt, cây mạnh khỏe, lá xanh,  đậu quả tốt, kháng nấm.
Tưới đợt1, 2, 3 VÀ đợt 4:  Có 2 cách bón phân cho bà con lựa chọn:
  • Cách 1(cách tốt nhất): Tưới gốc dùng 20lít NPK GAP tưới gốc theo tỉ lệ 20ml/gốc tưới dí bà con tưới cỡ 2/3 nước trong bồn cây rồi cho 20ml NPK GAP vào đầu vòi tưới cho phân tan đều trong bồn để cây dễ hấp thụ..
Để tránh lãng phí nhằm tiết kiệm cho  bà con khi bón phân theo quy trình trên là đã đủ.
Mùa mưa:
  • Khi mưa đều quả bằng hạt đậu xanh phun 1- 2 lít NPK GAP để quả lớn nhanh phát cành mạnh.
  • Giữa mùa mưa phun 1- 2 lít NPK GAP để cung cấp tiếp dinh dưỡng cho cây chống rụng trái non.
  • Cuối mùa mưa phun 1- 2 lít NPK GAP để trái lớn hết cỡ, nhân to, nặng và chín đồng loạt tránh tình trạng cây bị suy kiệt.
- Lưu ý:
Vào đầu mùa mưa Bà con phải bón thêm phân hữu cơ như: Hữu cơ hoặc phân vi sinh tùy loại từ 3-5 tấn/ha thì cây cà phê, tiêu sẽ cho năng suất ổn định không có tình trạng năm được năm mất như trước và dinh dưỡng trong đất sẽ ổn định. Đồng thời bón song song phân NPK phức hợp 3 -5 đợt giữa và cuối mùa mưa, bón mỗi đợt tùy theo đất, .

Công Ty MINH PHÁT (ĐỒNG HÀNH CÙNG NHÀ NÔNG)

Bà con dùng theo quy trình trên công ty Minh Phát cam kết:
1. Cà phê sẽ ra nhiều bông to và trổ đồng loạt tỉ lệ đậu quả cao
2. Lá xanh, dầy và chịu hạn tốt trong mùa khô.
3. Rễ ra nhiều để hút dinh dưỡng và nước trong mùa khô.
4. Cành thứ cấp sẽ ra mập, chắc, dài, đốt mắt nhặt  mạnh khỏe ...
5. Trái bóng và xanh ngay trong mùa khô chùm to, không bị khô trái do bức xạ hay hạn hán.
6. Kháng muội đen, nấm hồng,  rỉ sắt và thán thư trên quả.
7. Giảm rụng quả sinh lý (trái lớn nhanh đều và đẹp)
8. Thu hoạch đồng loạt đúng chu kỳ sinh trưởng và đúng thời vụ.
9. Giảm phải dùng thuốc BVTV (NPK GAP CÓ TỂ DÙNG CHUNG VỚI THUỐC BVTV, TRỪ THUỐC CÓ TÍNH KIỀM).
Liên Hệ Tư vấn: HOTLINE 0948.53.56.59 – 05006. 55 6666

Cà phê là cây lưu niên, nếu đủ nước quanh năm cây cũng sinh trưởng gần như quanh năm và nhu cầu dinh dưỡng hầu như không có thời kỳ gián đoạn. Tuy nhiên tùy từng thời kỳ khác nhau mà nhu cầu dinh dưỡng của cây cũng khác nhau.

Mặt khác, trên thực tế cà phê của ta trồng chủ yếu dựa vào nước trời nên việc chăm sóc chủ yếu tập trung vào mùa mưa, nhất là việc bón phân. Bón phân vào mùa mưa sẽ tạo điều kiện cho cây có đủ nước để khai thác phân bón và đồng hóa chúng. Khi cây thiếu nước thì hầu như các quá trình sống chỉ duy trì ở mức thấp nên không có khả năng khai thác dinh dưỡng. Nên nếu cây có được bón phân lúc này thì nó cũng không sử dụng được, chưa nói đến việc bón phân lúc thiếu nước có thể gây nguy hiểm cho cây vì lúc đó phân cũng “hút nước” và càng làm cho cây bị hạn thêm.

Thông thường trong một năm có thể bón phân cho cây cà phê làm 3 lần vào các thời kỳ:

- Đầu mùa mưa, vào các tháng 3-4 khi có những trận mưa đầu mùa đủ lớn.

- Giữa mùa mưa, vào các tháng 6-7.

- Gần cuối mùa mưa, vào các tháng 9 - 10 .

Lần bón đầu mùa mưa và cuối mùa mưa nên dành cho một tỷ lệ thấp vì ở đầu mùa mưa lượng nước còn ít và lúc này cây mới bắt đầu sinh trưởng, chưa có khả năng khai thác được nhiều dinh dưỡng nên bón nhiều cây không khai thác kịp và có thể gây sốc. Ở cuối mùa mưa cũng không nên bón nhiều vì lúc này cây đang chuẩn bị bước vào giai đoạn nghỉ, chuẩn bị cho một mùa khô không có nước nên cũng không khai thác được nhiều phân. Lần bón giữa mùa mưa là lần bón tập trung nhất, vì lúc này cây đã sinh trưởng mạnh, có bộ lá và hệ thống rễ phát triển, có khả năng đồng hóa nhiều chất dinh dưỡng để tích lũy và chuẩn bị cho chu kỳ sinh trưởng sau.

Theo các kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm của của nhiều giáo sư trong ngành cà phê chia các lần bón như sau:

- Phân đạm chia ra bón cho lần 1 khoảng 35%, lần 2 bón 40% lần 3 bón 25%.

- Phân lân chia ra bón cho lần 1 khoảng 0%, lần 2 bón 40% lần 3 bón 60%.

- Phân kali chia ra bón cho lần 1 khoảng 30%, lần 2 bón 40% lần 3 bón 30%.

Sở dĩ lần 3 bón ít đạm, nhiều lân là do lúc này không muốn cho cây sinh trưởng mạnh mà chuẩn bị để cây bước vào giai đoạn chịu hạn và hình thành mầm hoa tốt hơn. Lượng lân lớn lúc này ngoài việc giúp cho quá trình phân hóa mầm hoa tốt hơn còn giúp bộ rễ cây khỏe mạnh, sẵn sàng cho việc chống chịu với một mùa khô đang đến.

                                                                                                

Tác giả bài viết: Minh Phát Đak Lak (Đồng Hành Cùng Nhà Nông)

Tổng số điểm của bài viết là: 30 trong 6 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 6 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Xuất hiện giống tiêu “lạ” cho năng suất vượt trội

Vườn tiêu của ông Vũ Văn Hiệu, ở thôn Thuận Hưng, xã Thuận Hạnh, huyện Đăk Song thường xuyên đón tiếp nhiều khách đến tham quan, tìm hiểu gần đây khi trong vườn xuất hiện giống tiêu “lạ” cho năng suất rất cao. Theo đó, cả vườn tiêu 300 trụ đã 3 năm tuổi thì có khoảng 10 trụ “đột biến” cho trái...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây