Sử dụng phân sinh học: Có lợi, nhưng nông dân còn ít sử dụng

Chủ nhật - 16/12/2012 22:30

M H

M H
Thời gian qua, thực tiễn đã khẳng định phân sinh học thân thiện với môi trường và sức khỏe người sử dụng, thế nhưng hiện nay, sản phẩm này vẫn chưa được nhiều người chú ý.




 


Qua một thời gian sử dụng phân sinh học, vườn tiêu nhà ông Nguyễn Văn Hùng đã lên đều, xanh tốt hơn trước đây
 




Lợi nhiều mặt
 
Ông Nguyễn Văn Hùng ở thôn 7, xã Chư K’nia (Chư Jút) chỉ trồng 1.000 trụ tiêu, nhưng ông khẳng định là vụ thu hoạch tới sẽ đạt ít nhất 7 tấn tiêu nhân. Ðể chứng minh lời nói của mình, ông không quên giới thiệu vườn hồ tiêu ngay trước sân nhà, trụ nào trụ nấy xanh mướt. Lấy tay vạch từng trụ tiêu, ông chỉ những chùm trái xen từ trong ra ngoài trụ, khiến những người đến tham quan phải trầm trồ thán phục. Hỏi về kinh nghiệm sản xuất của mình, ông Hùng bộc bạch: “Khi mua lại vườn tiêu, tôi thấy đất đai bị chai, sâu bệnh nhiều. Hỏi thì được biết do chủ (cũ) dùng quá nhiều phân hóa học, chăm sóc chưa đúng cách, nên năng suất đạt thấp... Từ kinh nghiệm sản xuất gia đình tích lũy được và qua học tập những hộ dân đã dùng phân sinh học, nên tôi cũng mạnh dạn thử nghiệm trên cây hồ tiêu. Quả thực, qua một năm chăm sóc thì đất trong vườn xốp hơn, giữ ẩm tốt, nên cây hồ tiêu cũng vì thế mà xanh đều, dù gia đình hạn chế sử dụng phân hóa học”. Cũng theo ông Hùng, khi chăm sóc vườn hồ tiêu ông đã dùng chế phẩm hữu cơ sinh học có bán ở các đại lý thuốc bảo vệ thực vật. Tuy giá thành sản phẩm khá cao, nhưng nếu đem so với hiệu quả trong chi phí phòng trừ dịch bệnh, công chăm sóc thì dùng phân sinh học vẫn lợi thế hơn nhiều.
 
Qua tìm hiểu, trường hợp sử dụng phân bón sinh học trong sản xuất nông nghiệp như gia đình ông Nguyễn Văn Hùng chỉ là số ít, so với việc nông dân dùng phân bón hóa học. Thực tế, tại các đại lý cung cấp vật tư nông nghiệp trong tỉnh hiện có ít sản phẩm phân bón sinh học. Theo các đơn vị này, do nông dân “quen” sử dụng phân bón hóa học trong sản xuất rồi, nên nếu có nói đến lợi ích của phân sinh học thì bà con vẫn cho là chuyện… xa vời. Còn theo bà Ðặng Thị Hoa, Trưởng đại diện khu vực Tây Nguyên, Công ty cổ phần Thanh Hà, chuyên cung cấp sản phẩm phân sinh học phân tích: “Việc sử dụng những chế phẩm phân sinh học trong chăm sóc cây trồng đã được chứng minh ở nước ta và vùng Tây Nguyên từ nhiều năm qua. Ngoài tính thân thiện với môi trường, bền vững trong sản xuất thì người tiêu dùng sản phẩm nông nghiệp có sử dụng chế phẩm phân sinh học cũng an toàn hơn... Thế nhưng, qua nghiên cứu thị trường, tỷ lệ nông dân các tỉnh Tây Nguyên nói chung, Ðắk Nông nói riêng sử dụng chế phẩm phân sinh học trong sản xuất nông nghiệp vẫn còn thấp”.  
       
Nhưng nông dân sử dụng chưa nhiều
 
Ông Nguyễn Quang Tuấn, Chi Cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh cho biết: “Trên thị trường hiện nay có khoảng 400 nhãn hiệu phân bón các loại, trong đó các sản phẩm phân bón sinh học chiếm tỷ lệ rất ít. Trước hết, các sản phẩm phân sinh học khó sản xuất, khó bảo quản và có giá thành tương đối cao... Mặt khác, theo thói quen, phần lớn nông dân trong tỉnh vẫn thích sử dụng phân bón hóa học vì nó phát huy tác dụng nhanh chóng. Còn đối với các sản phẩm phân sinh học sẽ làm thay đổi sự sinh trưởng của cây trồng chậm hơn. Ðể giữ ổn định năng suất cây trồng thì nông dân nên sử dụng thêm các chế phẩm sinh học, kết hợp với bón phân hóa học hợp lý trong sản xuất là tốt nhất”.
 
Thực tế, những thế mạnh khi sử dụng phân sinh học trong sản xuất nông nghiệp đã được chứng minh không chỉ ở nước ta mà còn ở nhiều quốc gia có trình độ sản xuất tiên tiến. Dù vậy, vì nhiều lý do mà hiện nhiều nông dân trong tỉnh vẫn lạm dụng phân bón hóa học mà “quên” đi các quy trình sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững.
Theo Báo Dak Nông

Tổng số điểm của bài viết là: 19 trong 4 đánh giá

Xếp hạng: 4.8 - 4 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Xuất hiện giống tiêu “lạ” cho năng suất vượt trội

Vườn tiêu của ông Vũ Văn Hiệu, ở thôn Thuận Hưng, xã Thuận Hạnh, huyện Đăk Song thường xuyên đón tiếp nhiều khách đến tham quan, tìm hiểu gần đây khi trong vườn xuất hiện giống tiêu “lạ” cho năng suất rất cao. Theo đó, cả vườn tiêu 300 trụ đã 3 năm tuổi thì có khoảng 10 trụ “đột biến” cho trái...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây