Vi lượng thiết yếu: Zn, Fe, Cu, Mn, B
Siêu vi lượng thiết yếu: Mo, Co, Cl
Các chất có ích: C, H, O, Si. Ngoài ra, cây cần ít (có ích mà ko phải chất thiết yếu): Selen (Se), Niken (Ni), Natri (Na), Nhôm (Al), Bạc (Ag).
Các vi lượng thiết yếu:
1/Kẽm (Zn):
-Tác dụng: Zn giúp gia tăng sử dụng N, P của cây, làm tăng quá trình tổng hợp protêin, giúp tổng hợp tryptophan và hình thành AUXIN. Zn tham gia xúc tác nhiều phản ứng trao đổi chất- chuyển hóa dinh dưỡng trong cây. Trong thực tế, Zn giúp tăng khả năng tiết "bột sáp" bề mặt lá, kháng khuẩn, kéo dài tuổi thọ của lá, gia tăng độ xơ cứng của lá chống chịu điều kiện khắc nghiệt.
-Triện chứng thiếu Zn: chồi non sẽ giảm lượng AUXIN, chồi còi cọc, đốt cành ngắn, lá non nhỏ bản, phiến lá trắng, gân lá xanh và sưng lên, các lá nhỏ và mọc sít sát nhau, làm trái nhỏ, sần sùi theo. Chồi TR4 (138) mới ghép thường biểu hiện thiếu Zn.
-Các yếu tố làm thiếu Zn: Đất chứa nhiều gốc CO3 như H2CO3 hay bón nhiều vôi (CaCO3); đất úng nước hay pH> 6 sẽ làm giảm lượng Zn dễ tiêu. Mặt khác khi bón thừa P, bổ sung nhiều Cu hay đất có nhiều Fe sẽ làm giảm Zn dễ tiêu, cây dễ biểu hiện thiếu.
-Các loại cây trồng chính chịu đựng hàm lượng Zn cao (có thể cây có nhu cầu Zn cao): Cây có múi, mía, đậu nành, ca cao, cà phê, khoai tây, lúa, bắp.
2/Sắt (Fe):
-Fe giúp tăng khả năng hút K của cây, là chất nền trong các phản ứng của enzyme liên quan đến quá trình hô hấp của cây. Fe ko cấu tạo trong thành phần của diệp lục, nhưng giúp duy trì diệp lục (quang hợp) của cây. Mặt khác, Fe giúp làm giảm nồng độ các gốc SO4, NO2 trong cây và làm tăng đồng hóa N.
-Triệu chứng thiếu Fe: Lá non bạc trắng, bản lá to rông bình thường, cây quang hợp kém, làm rễ cũng hấp thụ kém các dinh dưỡng khác, xuât hiện khi bón nhiều lân dễ tiêu hoặc bón vôi nâng pH>6, làm cố định Fe dễ tiêu trong đất, cây thiếu Fe. Mặt khác, bón nhiều Ca, Mg hoặc K cũng làm hạn chế quá trình vận chuyển Fe trong cây. Fe đối kháng với các kim loại nặng như Cu, Co, Crôm (Cr), Ni, vd: khi hàm lượng Cu trong cây có múi cao, cây sẽ biểu hiện thiếu Fe.
-Các cây chịu được lượng Fe khá: Lúa, khoai tây, củ cải đường, cà phê, Pó xôi, Cúc đồng tiền, hoa hồng, khoai mì, khoai lang.
-Việc bón hợp chất của Fe có giá trị cho cây trồng trong 5-10 năm.
3/Đồng (Cu):
-Tác dụng: 70% Cu nằm ở diệp lục, khi bón thừa Cu trên cây có múi, hoa hồng cũng thay thế Mg trong 1 thời gian khi cây thiếu Mg. Cu xúc tiến tạo vitamin A, prôtêin và là thành phần của enzyme cytochrome oxydase liên quan quá trình hô hấp, giải phóng CO2 và ezyme Asorbis, Oxilase, phenolase, lactase,..
-Triệu chứng thiếu Cu: triệu chứng nhẹ rất khó nhận biết: lá non xanh tái, mềm lá, nặng thì viền lá non trắng vàng, mép lá uốn cong ngược lên.
-pH 5-6 giúp Cu dễ tiêu trong đất tăng lên. Cu kết hợp với chất hữu cơ mạnh nhất so với Zn, Fe, Mn. Do đó, đất giàu hữu cơ thường phải bón tăng Cu. Nếu tỉ lệ Cu/Mo <2 sẽ làm giảm Cu hữu hiệu trong cây.
-Hợp chất của Cu có hiệu lực kéo dài 2-8 năm khi bón.
-Các cây trồng chính chịu đựng hàm lượng Cu khá: Cây có múi, cà rốt, xà lách, khoai tây, hoa hồng, nho, thuốc lá, ớt, lúa, cà phê. Còn đậu, măng tây rất mẫn cảm với Cu (dễ ngộ độc).
4/Mangan (Mn):
-Công dụng: Mn tham gia vào quá trình đồng hóa CO2 (hô hấp), tổng hợp acid Ascorbic, chuyển hóa và cố định N, tổng hợp chất diệp lục.
-Thiếu Mn: thường biểu hiện trên các lá non thiếu ánh sáng (cành dưới tán, hay trong mát), lá vẫn rộng bản, trắng hơi ngà vàng gần giống triệu chứng thiếu sắt nhưng các gân phụ của lá vẫn xanh.
-Các yếu tố ảnh hưởng thừa thiếu Mn: đất giàu bôxit, đất nhiều khoáng sét, đất than bùn, đất thường bón hữu cơ và vôi, đất bị rửa trôi bề mặt thường làm thiếu Mn. Đất chua + ẩm ướt thường dẫn đến ngộ độc Mn.
-Các cây trồng chính chịu được lượng Mn khá: lúa, mía, cam, cà phê, cà chua, khoai mì, khoai tây.
5/ Bo (B):
-Bo làm gia tăng hoạt động các enzyme trao đổi chuyển hóa chất bên trong cây. Làm gia tăng thẩm thấu các chất qua màng tế bào, tăng vận chuyển hydrocarbon (H-C) trong cây. Giúp gia tăng hoạt động phân chia tế bào và thụ phấn của hoa. Bo giúp tăng hấp thụ Ca của cây và điều chỉnh cân bằng tỉ lệ K/Ca cho cây. Bo cần hầu như các giai đoạn phát triển sinh dưỡng- sinh thức của cây, nhu cầu B giảm theo tuổi của cây và tập trung nhiều nhất ở các bộ phận non.
-Triệu chứng thiếu Bo: bề mặt vỏ trái sần sùi như chanh dây, xoài và rõ nét nhất trên trái đu đủ. Trên lá thiếu bo: bề mặt lá xanh sần sùi, lồi lõm, dỉnh sinh trưởng chết (dễ thấy trên rau cải cúc-tần ô), cây ra nhiều chồi tăm ốm yếu, ko có khả năng cho trái. Trên 1 số loại rau: thiếu Bo làm bắp cải, lơ bị thối đen phần lõi (tim thân).
-Khi cây thiếu Ca sẽ làm giảm nhu cầu B của cây. Tỉ lệ Ca/B từ 50-300 thích hợp tùy thuốc vào cây lấy hạt- lấy củ- lấy trái hay thu lá (cây lấy củ -hạt cần tỉ lệ này thấp). Bón thừa K cũng dẫn đến thiếu B.
-Các cây lấy củ, hạt cần Bo cao hơn như lúa, cà phê, khoai mì, cà rốt, củ cải, ngô.
Nguồn: sách "PHÂN BÓN VI LƯỢNG VÀ SIÊU VI LƯỢNG" của TS NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG, có bổ sung 1 số quan điểm riêng khi trãi nghiệm thực tế.
Về siêu vi lượng sẽ bàn tới trong bài viết khác.
Tác giả bài viết: NGUYỄN THÚC KHANG.
Giống tiêu Srilanka có nguồn gốc từ quốc đảo Srilanka với tên gọi quốc tế là Ceylon Khoo hiện đang được trồng nhiều tại phía bắc Thái Lan và biên giới Campuchia. Giống đã được Trung Tâm Cây Giống Vườn ươm Minh Phát nhập về và nhân giống thành công. Đặc điểm của giống tiêu này này là...