Hôm thứ Sáu ngày 20/2, các nhà xuất khẩu và các công ty kinh doanh nội địa đã tích cực gia tăng sức mua nên đã có 100 tấn tiêu đã được giao dịch. Trong số này, 60 tấn đến từ Kerala và 40 tấn đến từ Karnataka.
Các thương nhân cho biết hạt tiêu đã trở nên sẵn có và rẻ hơn từ bang Karnataka do những nhà khai thác thu mua tự vận chuyển bằng đường sắt và không cần hóa đơn đã không thấy xuất hiện. Và do đó, số lượng hàng được chuyển đến thị trường kỳ hạn đã tăng lên.
Hạt tiêu của Karnataka được bán với giá 580 Rupi/kg trong khi hạt tiêu ở Dãy núi cao trong bang Kerala được giao dịch ở 600 Rupi/kg và hạt tiêu từ các khu vực khác được giao dịch ở 590 – 595 Rupi/kg.
Giá giao ngay vẫn không đổi ở mức 58.500 Rupi/tạ (tương đương 9.396 USD/tấn) cho loại tiêu xô và 61.500 Rupi/tạ (tương đương 9.878 USD/tấn) cho loại đã sơ chế.
Trên Sàn Hiệp hội Gia vị IPSTA, tất cả các hợp đồng hoạt động giảm đồng loạt 1.000 Rupi. Cụ thể, hợp đồng tháng Ba, tháng Tư và tháng Năm lần lượt ở 58.500 Rupi/tạ, 54.382 Rupi/tạ và 54.179 Rupi/tạ (tương đương 9.396 USD/tấn, 8.734 USD/tấn và 8.702 USD/tấn).
Giá xuất khẩu đang ở mức 10.000 USD/tấn (c&f) cho lô hàng giao ngay và 9.300 USD/tấn giao tháng Ba tại châu Âu.
Giá hạt tiêu đen Việt Nam đã tăng lên mức 8.700 USD/tấn.
* Theo báo cáo của Tổng Cục Hải Quan Việt Nam, xuất khẩu trong tháng 1/2015 đạt 10.492 tấn tiêu các loại, với giá trị kim ngạch 99,37 triệu USD, tăng 2,7 % về lượng và tăng 44,8 % về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Giá tiêu xuất khẩu bình quân trong kỳ đạt 9.471 USD/tấn, giảm 4,42 % so với giá xuất khẩu bình quân của tháng 12/2014.
*(Tỷ giá 1 USD = 62,2612 Rupi).
Nguồn tin: Giatieu.com
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Vườn tiêu của ông Vũ Văn Hiệu, ở thôn Thuận Hưng, xã Thuận Hạnh, huyện Đăk Song thường xuyên đón tiếp nhiều khách đến tham quan, tìm hiểu gần đây khi trong vườn xuất hiện giống tiêu “lạ” cho năng suất rất cao. Theo đó, cả vườn tiêu 300 trụ đã 3 năm tuổi thì có khoảng 10 trụ “đột biến” cho trái...