CÔNG TY CP TM MINH PHÁT GROUP Giấy Phép Hoạt Động Số: 6001 072 720 397 Phan Bội Châu, P. Thành Nhất , Tp Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk. ĐT: 02623.81.22.33 - 02626.55.6666 - 0948.53.56.59 Emial:mr.thanh.1977@gmail.com
Trong khi nhiều nông dân trên địa bàn huyện Trảng Bom còn e ngại khi đưa lạc dại (còn gọi là lạc dại, cỏ lạc, cỏ đậu phộng, cỏ đậu, lạc tiên...) vào trồng xen trong vườn tiêu và các loại cây trồng khác vì nghĩ rằng lac dại sẽ hút hết chất dinh dưỡng của các loại cây trồng, thì tại vườn tiêu của gia đình ông Hoàng Văn Lập ở ấp Trường An, xã Thanh Bình (huyện Trảng Bom, Đồng Nai), lac dại đã được ông trồng phủ xanh kín cả khu vườn, giúp cho cây tiêu phát triển tốt hơn, cho năng suất tiêu cao hơn hẳn.
Lạc dại giữ đất trong vườn hồ tiêu luôn tươi xốp giúp năng suất tăng lên. Ảnh: Phan Trí
Việc trồng lạc dại trong vườn tiêu mang lại rất nhiều lợi ích, bởi cây lạc dại không hút chất dinh dưỡng và không gây hại cho cây khác, trái lại cây lạc dại cải tạo đất rất tốt. Trồng lạc dại cũng giống như trồng dây khoai lang, tỷ lệ sống gần như đạt 100%, theo thông tin từ báo Đồng Nai.
Sau khi trồng khoảng 1 năm, lạc dại phát triển xanh tốt, người trồng tiêu có thể cắt và ủ vào gốc tiêu để giữ độ ẩm và cung cấp chất dinh dưỡng cho cây tiêu. Ngoài việc giữ độ ẩm cho đất, tiết kiệm nước tưới vào mùa khô, việc trồng lạc dại còn có một số tác dụng khác, như: tổng hợp chất dinh dưỡng, giúp chuyển đổi đạm khó hấp thu thành đạm dễ hấp thu cung cấp lại cho cây trồng, giúp cải tạo đất, làm đất tơi xốp hơn. Phim tư liệu.
Vườn tiêu của ông Vũ Văn Hiệu, ở thôn Thuận Hưng, xã Thuận Hạnh, huyện Đăk Song thường xuyên đón tiếp nhiều khách đến tham quan, tìm hiểu gần đây khi trong vườn xuất hiện giống tiêu “lạ” cho năng suất rất cao.
Theo đó, cả vườn tiêu 300 trụ đã 3 năm tuổi thì có khoảng 10 trụ “đột biến” cho trái...