Tuyến trùng hại cà phê

Thứ năm - 10/01/2013 21:54

Rễ bị tuyến trùng

Rễ bị tuyến trùng
Các loài tuyến trùng thuộc nhóm nội sinh ký sinh di động trong rễ cây không tạo u sưng có mặt và phổ biến ở nhiều nước trồng cà phê trên thế giới. Ngoài cà phê tuyến trùng còn ký sinh gây hại ở nhiều cây trồng khác như: Đậu tương, dứa, lạc, cam, chanh, thuốc lá, cà chua, lúa, mía, ngô, chuôi, khoai tây, bông, dâu tây...

Rễ cây bị tuyến trùng

 
Bệnh xuất hiện trên vườn Cà phê kinh doanh lẫn kiến thiết cơ bản nhưng chủ yếu là Cà phê kinh doanh. Hệ thống rễ tơ bị thối và chết dần từ phần chóp rễ làm cây không hút được nước và dinh dưỡng héo dần rồi chết. Trên Cà phê kinh doanh do có hệ thống rễ nhiều nên cây có biểu hiện vàng lá và chết chậm hơn sơ với cây còn nhỏ thời kỳ kiến thiết cơ bản. Đối với các vườn cây chưa bị bệnh cần phải bón phân hoá học đầy đủ, cân đối, tăng cường bón phân hữu cơ và sử dụng các chế phẩm sinh học cải tạo đất, nhất là đối với các vườn có năng xuất cao trong nhiều năm. Bệnh thường lây lan qua việc cuốc xới và nguồn nước.
 
1. TRIỆU CHỨNG BỆNH
Rễ cà phê bị bệnh biến vàng, sau chuyển sang màu nâu, một bên bị thối, một vài vết trên lá biến màu sau biến vàng rõ, cây lùn còi cọc, một số nhánh non bị mất, các đoạn thân bị ức chế sinh trưởng mạnh, có thể dẫn tới chết cây. Năng suất ảnh hưởng phụ thuộc vào tỉ lệ hại trong cây và bộ rễ bị tổn thương. Chúng di chuyển lên phía trên thân hoặc phần mô khoẻ, chích hút các rễ sinh trưởng làm rễ bị hủy diệt nhanh chóng, cây ngừng phát triển, lá vàng có nhiều vết đốm làm giảm năng suất thu hoạch.
 
2. ĐẶC ĐIỂM PHÁT SINH, PHÁT TRIỂN
Tuyến trùng có hình dạng giun, trong suốt quá trình phát triển vòng đời của chúng (kể cả cá cá thể đực và cá thể cái). Loài Pratylenchus coffeae là loài tuyến trùng đa phổ ký chủ, có khả năng ký sinh gây hại trên rất nhiều loại cây trồng khác nhau. Tuyến trùng có thể di chuyển từ chỗ này sang chỗ khác trong quá trình ăn và một phần cơ thể chúng nằm trong tế bào. Chúng phá hoại vùng rễ cây ở tất cả các pha phát triển của tuyến trùng con và các giai đoạn phát triển của chúng.

 
Tuyến trùng di chuyển giữa các tế bào và tạo ra vết thương là điều kiện thuận lợi cho các loài vi sinh vật gây bệnh ở trong đất xâm nhiễm. Một chu kỳ phát triển từ 45 - 55 ngày, có một vài thế hệ trong quá trình sinh trưởng phát triển của cây.
Tuyến trùng P. coffeae là tác nhân gây hại chính của bệnh thối vàng lá trên cà phê, P. coffeae phá hoại vùng rễ cây ở tất cả các pha phát triển của tuyến trùng con và các giai đoạn phát triển của chúng. Khi kết hợp với nấm Fusarium oxysporum Fusarium solani gây hại nghiêm trọng hơn. Mật độ 20 con/50g đất và 70 con/5g rễ, cây cà phê vối có khả năng bị bệnh thối rễ vàng lá. Mật độ tăng cao vào các tháng cuối mùa khô, đầu mùa mưa.
 

Theo KN
 

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giống tiêu Srilanka năng suất cao

Giống tiêu Srilanka có nguồn gốc từ quốc đảo Srilanka với tên gọi quốc tế là Ceylon Khoo hiện đang được trồng nhiều tại phía bắc Thái Lan và biên giới Campuchia. Giống đã được Trung Tâm Cây Giống Vườn ươm Minh Phát nhập về và nhân giống thành công. Đặc điểm của giống tiêu này này là...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây