Triệu chứng:
-Trên thân. Vết bệnh ban đầu màu nâu đen, vết bệnh lan rộng và ăn sâu vào trong thân. Lúc này vết bệnh chuyển màu đen và sũng nước. Nếu không chữa trị kịp thời vết bệnh tấn công làm thối vỏ quanh cây thì đoạn trên sẽ chết.
-Cổ rễ. Trên thân thì không đáng ngại vì dễ phát hiện. nhưng bị ở gốc thì khó phát hiện và trị cũng khó hơn. Vết bệnh phát triển tại phần cổ rễ của SR, cách mặt đất sâu khoảng 5-7cm. Cũng như khi gây hại trên thân, vết bệnh ban đầu là những chấm nhỏ màu nâu, phát triển lớn dần và ăn sâu vào da cây, nhiều vết liên kết với nhau trở thành một mảng lớn. Khi vết bệnh ăn vỏ vòng quanh gốc thì cây sẽ chết. Biểu hiện kiểm tra vào sang sớm sẽ thấy đất phần gốc ướt dù đã vào mùa nắng , những cây bị bệnh đất ở gốc sẽ ướt còn cây không bị thì đất sẽ khô.
Nấm gây hại làm thối rễ tơ thối dần vô rễ lớn cũng làm chết cây.
Biểu hiện ban đầu lá toàn cây vàng dần, đọt rụt lại không phát triển. Khi thấy cây nào vàng khác thường so với những cây trong vườn thì nhất thiết phải bới gốc ra để kiểm tra.
Nguyên nhân:
-Bón phân hữu cơ thô ủ chưa được hoai.
- Úng gốc, những tháng mưa dầm để nước đọng vùng gốc cây hoặc để tàn dư thực vật sát gốc tạo độ ẩm cao là cơ hội cho nấm bệnh gây hại.
- Trồng quá sâu làm nghẹn cổ rễ.
- Dùng thuốc kích thích Paclobutrazon rồi để trái quá nhiều khiến cây suy kiệt dẫn đến sức đề kháng kém.
- Bón toàn phân hóa học mà không bón phân hữu cơ, phân vi sinh khiến đất chai và chua.
- Còn một nguyên nhân nữa theo nhận định của tôi, nguyên nhân cây chết còn do bón đột ngột quá nhiều phân hóa học vào thời điểm sau thu hoạch mà cũng là những tháng mưa dầm trên tây nguyên. Như chúng ta đều biết, để sinh tồn, rễ cây cần C,H,O,N,P,K.. Carbon, Nước, Oxy, Đạm, Lân, Kali… Như thế Nguyên tố Oxy là nguyên tố đa lượng đứng thứ 3 trên cả NPK. Mà những tháng mưa dầm độ ẩm cao thì rễ thiếu oxy sẽ dẫn đến yếu ớt, bà con bón số lượng lớn phân hóa học sẽ làm cháy rễ thối rễ tạo vết thương hở cho nấm bệnh tấn công.
Phòng bệnh:
- Bón nhiều phân chuồng ủ hoai mục và bổ sung Trichoderma, Pseusodomotate.
- Bón vôi hàng năm để duy trì HP hợp lý.
- Tuyệt đối không được để úng nước trong mùa mưa, đặc biệt không để đọng nước trong gốc SR.
- Không được để tàn dư thực vật sát gốc SR vì như thế sẽ làm tăng độ ẩm và tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển.
- Hạn chế dùng Paclobutrazon để kích thích và không nên để trái quá nhiều khiến cây kiệt sức.
- Những tháng mưa dầm không nên bỏ phân một lần với số lượng lớn mà nên chia ra làm 2-3 lần cách nhau 5-7 ngày.
- Phun hàng năm ít là 2 lần Agrifos 400, để tăng đề kháng. Phun vào tháng 7 và 8.
Trị bệnh:
- Với vết bệnh trên thân dùng dao bén gọt cạo bỏ phần vỏ bị nấm hại thâm đen, pha đậm đặc các loại thuốc sau quét lên vết bệnh. Aliette, Ridomil gold, Vimonyl, EDDY, Metalaxy. Quét 3-4 lần cách nhau 5 ngày.
- Với vết bệnh ở gốc, đào đất ở gốc để lộ vết bệnh ra và thao tác như phần trên.
- Song song với việc cạo bỏ lớp vỏ bị thâm đen, quét thuốc như trên cần phun Aliette trên lá kết hợp với tưới rễ bằng Ridomil gold hoặc Vimonyl, Metalaxy.
- Tiêm Agrifos 400 là phương pháp bắt buộc. Dùng mũi khoan 5 li khoan vào thân cây, sâu 5cm và cao cách mặt đất 80-1m. Hòa Agrifos 400 với nước sạch tỉ lệ 1 nước + 1 thuốc. Tiêm vào cây với liều lượng 2ml thuốc đã pha cho 1 cm đường kính thân, tùy cây lớn hay bé có thể tiêm 2-4 mũi, tiêm vào sáng sớm tầm 4-7 h . mất khoảng 40 phút sẽ hết 1 ống thuốc 50 ml. Sau đó rút ống tiêm ra, dùng vôi trộn với nước cho dẻo dẻo nhét vô cho kín cho cứng lỗ tiêm đó. Tiêm nhắc lại như trên sau 25-30 ngày.
Để việc trị bệnh hiệu quả cần phát hiện sớm, càng sớm thì tỉ lệ thành công và phục hồi cây càng cao, vì thế việc thăm vườn thường xuyên mà đặc biệt vào đầu mùa nắng là cực kỳ quan trọng. Kiểm tra toàn cây, nhìn thân cành lá gốc, thấy biểu hiện khác thường cần đặt câu hỏi và theo dõi đặc biệt hơn.
Một câu quen thuộc thay cho lời kết. Là nông dân một nắng hai sương, cái biết thì nhỏ bé mà cái chưa biết thì vô cùng, vì thế tôi luôn mở lò ng đón nhận và trân trọng những góp ý bổ sung chân thành của bà con. Chúc bà con sức khỏe, hạnh phúc và thành công.
Phim trị chết nhanh sầu riêng
Tác giả bài viết: Đỗ Trường Sơn
Nguồn tin: fecebook
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Giống tiêu Srilanka có nguồn gốc từ quốc đảo Srilanka với tên gọi quốc tế là Ceylon Khoo hiện đang được trồng nhiều tại phía bắc Thái Lan và biên giới Campuchia. Giống đã được Trung Tâm Cây Giống Vườn ươm Minh Phát nhập về và nhân giống thành công. Đặc điểm của giống tiêu này này là...