CÔNG TY CP TM MINH PHÁT GROUP Giấy Phép Hoạt Động Số: 6001 072 720 397 Phan Bội Châu, P. Thành Nhất , Tp Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk. ĐT: 02623.81.22.33 - 02626.55.6666 - 0948.53.56.59 Emial:mr.thanh.1977@gmail.com
KỸ THUẬT PHỤC HỒI SẦU_RIÊNG VÀ PHÒNG TRỪ NẤM BỆNH SAU THU HOẠCH
Chủ nhật - 05/09/2021 12:43
Hiện nay các tỉnh miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên như Đồng_Nai, Tây_Ninh, Bình_Phước, Lâm_Đồng, Gia_Lai, Đăk_Lăk đã bước vào cuối vụ thu hoạch sầu riêng Năm 2021. Cây sầu riêng sau khi thu hoạch đã mất đi nhiều dinh dưỡng trong quá trình nuôi trái thường suy yếu mất sức đề_kháng và nhiễm nhiều nấm bệnh
Đa số nhà vườn đều có thói quen và kỹ thuật canh tác cũ là: chăm sóc, phục hồi cây sau thu hoạch sau khi cắt trái xong, thu dọn vườn rồi mới bắt đầu phục hồi cây. Làm theo phương pháp này tương đối với phù hợp cây sầu riêng đang trong tình trạng tốt khỏe và bộ lá của cây vẫn còn đầy đủ sau thu hoạch. Tuy nhiên một số cây có tình trạng suy yếu và thiếu bộ lá sau khi thu hoạch nếu để tình trạng này kéo dài càng lâu thì càng ảnh hưởng xấu đến cây sầu riêng, khiến cây phục hồi kém và quan trọng là sẽ ra cơi chậm một đợt. Cây sẽ không đủ lá để làm bông dẫn đến trong quá trình làm bông cây sẽ ra thêm nhiều cơi đọt cùng lúc. Lúc này nhà vườn lại phải áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật để hãm đọt ngăn chặn sự cạnh tranh dinh dưỡng làm rụng bông và trái non. Điều này vô hình chung ảnh hưởng bất lợi đến kinh tế của bà con. Do đó bà con nên tiến hành chăm dinh dưỡng để chuẩn bị cho việc phục hồi cây sau thu hoạch khi cây còn mang trái, đang trong thời điểm thu hoạch. quy trình cụ thể như sau:
BÓN PHÂN HỮU CƠ:
Thu hoạch sầu riêng thường nông dân phải chia ra nhiều lần cắt trái. Như vậy lượng dinh dưỡng bị thất thoát đi do chúng ta thu hoạch trái rất là nhiều. Chưa kể mỗi lần cắt sẽ tạo vết thương làm cho cây bị sốc. Vì vậy việc bón phân hữu cơ sẽ bổ sung cho cây lượng dinh dưỡng cần thiết, duy trì độ xanh tốt và sức khỏe cho cây, giúp cây phục hồi nhanh sau thu hoạch.
-Thời điểm bón: Từ 10-15 ngày trước khi thu hoặc đợt cuối ( cắt dao cuối )
- Các loại phân hữu cơ có thể bón: phân chuồng đã ủ hoai như phân bò, phân dê. phân gia súc... (LƯU Ý: tốt nhất là chọn dòng Phân Bón Hữu Cơ, phân dạng viên sỏi hoặc viên nén, "phân nở" ).
- Cách bón:
Hàng năm mỗi cây cần được cung cấp lượng phân_hữu_cơ phù hợp với năng xuất trái mà cây cho thu hoạch.
Thông thường chúng ta phải bổ xung 10% lượng phân loại có hàm lương hữu cơ 65% so với lượng trái thu hoạch được.
-Chia ra làm 4 đợt bón cho 1 năm
-Ví dụ : cây sầu riêng cho 500kg trái thì bà con cần bổ xung 100kg phân bón có hàm lượng hữu cơ 65%, mỗi đợt bón 25kg.)
-Ở giai đoạn phục hồi này bà con có thể bón 25% lượng phân hữu cơ so với lượng trái mà cây cho thu hoạch, bón rải đều xung quanh tán từ 1/3 tán lá trở ra ngoài. -LƯU Ý: Bà con nên rải phân trên bề mặt hạn chế tác động đến rễ vì lúc này cây đang mang trái.
Sau khi thu hoạch xong toàn vườn:
- Bón 1 cây từ 5-7kg Lân nung chảy văn điển. bón từ 1/3 tán lá trở ra ngoài.
Tưới BIO GAP CAN 20 TƯỚI 50-100 CÂY
- Đối với những cây yếu, phát triển kém bà con có thể áp dụng biện pháp xới đất bằng cuốc chỉa 3 răng xới xáo đất, phạm vi : 1/3 tán lá trở ra ngoài. Tán đến đâu thì xới đến đó. độ sâu khoảng 5cm - 10cm lớp đất bề mặt.
-Ap dụng biện pháp này thì đất được tơi xốp hơn, bỏ bộ rễ cũ đã bị hư hỏng tái tạo lại bộ rễ mới giúp cây hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.
Sau khi xới xáo bà con tiến hàng xử lý nấm bệnh trên lá và dưới đất cho cây ngay:
-Trong thời gian cây mang trái thì sức đề kháng cây kém, dễ bị nấm bệnh rong rêu tấn công. những vết cắt khi thu hoạch cũng tạo ra vết thương ở cành. Việc xới đất làm tổn thương rễ nếu để lâu sẽ tạo điều kiện cho nấm bệnh tấn công và lây lan khó xử lý.
-Các loại thuốc dùng xử lý:
+ Thuốc hóa học: Trừ nấm bệnh gốc đồng, Mantaxyl, Mancozeb......
+ Thuốc sinh học: Agri-fos 400 của công ty Dona Techno, ( Ưu tiên sử dụng chế phẩm sinh học. Vì nó mang lại nhiều lợi ích, hiệu quả và chi phí thấp cho bà con)
- Cách xử lý: Phun ướt đều chế phẩm sinh học toàn cây, lá, thân, cành và các ngách thân. Đồng thời tưới chế phẩm sinh học ở dưới gốc. Nếu tình trạng sức khỏe cây tốt thì dùng 1 lần là được. Nếu cây nhiều nấm bệnh và yếu thì 7 ngày sau làm lại lần 2 hoặc lần 3 tùy vào tình trạng cây trồng. Nếu bà con rửa vườn kỹ thì sẽ hạn chế được nấm bệnh tấn công lên bông và trái sau này.
Dọn tỉa cành; Sau khi xử lý nấm bệnh xong chúng tỉa dọn cành khô, cành ốm yếu sâu bệnh, cành thấp sát mặt đất.
- Đối với nhũng cây suy thì tuyệt đối giữ lại và không cắt tỉa cành bơi, mục đích là để cung cấp dinh dưỡng nuôi những cành cho trái.
Tiến hành làm cơi đọt.
- Sau khi xử lý nấm bệnh từ 5-7 ngày, bà con tiến hành cung cấp dinh dưỡng cho cây bằng các dòng phân BIO GAP TƯỚI GỐC PHUN LÁ CÓ CÁC HOẠT CHÂT RONG BIỂN, Amino lân dễ tiêu cao để cung cấp dinh dưỡng ra lá nhanh và phục hồi cây nhanh nhằm tốt và tái tạo lại bộ lá và bộ rễ nhanh. (Lưu ý: Không dùng Lân nung chảy văn điển với mục đích cung cấp lân để phân hóa mầm hoa)
- Lưu ý mỗi lần đi cơi đọt ( lúc bắt đầu xuất hiện mũi kiếm) bà con phải phun thuốc trị sâu rầy + BIO GAP + BO SỮA VÀNG amino và VI LƯỢNG để bảo vệ lá non tránh côn trùng chích hút đến khi lá già thuần thục thì không phun sâu rầy nữa. Khoảng cách phun từ 5-7 ngày 1 lần phun khoảng 3 lần.
Bài viết nhằm mục đích đóng góp và chia sẻ cách chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch đối với những vườn suy hoặc những vườn lạm dụng hóa học quá nhiều. Đối với những vườn có sức khỏe tốt canh tác theo hướng hữu cơ sinh học thì phục hồi sau thu hoạch chỉ là bước chăm nhẹ không quá phải lo ngại.
Kính mong QUÝ VỊ đóng góp ý kiến để chúng ta có cách chăm sóc tốt hơn. xin chân thành cảm ơn!
-----------------------------------
NÔNG NGHIỆP GAP MINH PHÁT
Hót line: 0948535659 www.minhphatdaklak.com
Giống tiêu Srilanka có nguồn gốc từ quốc đảo Srilanka với tên gọi quốc tế là Ceylon Khoo hiện đang được trồng nhiều tại phía bắc Thái Lan và biên giới Campuchia. Giống đã được Trung Tâm Cây Giống Vườn ươm Minh Phát nhập về và nhân giống thành công. Đặc điểm của giống tiêu này này là...