CHẾT CHẬM TRÊN CÂY HỒ TIÊU
- Thứ tư - 12/08/2015 08:21
- In ra
- Đóng cửa sổ này
MINH PHAT
Tuyến trùng là giống giun tròn có kích thước hiển vi nên mắt thường chúng ta không nhìn thấy được. Chúng có mặt và gây hại trên hầu hết các vườn tiêu, thời điểm gây hại chính là vào đầu và cuối mùa mưa. Biểu hiện thường gặp là khi bới rễ tiêu ta thấy rễ có những u cục, rễ có màu nâu đen, rễ bị thối đen. Cây bị vàng từ gốc lên, lá non ra không được thẳng, teo tóp cong vênh. Cây còi cọc thiếu sức sống.
Chết chậm do rệp sáp:
Rệp sáp là loài chích hút, có thể sinh sản theo kiểu đơn tính và lưỡng tính (không cần con đực). Rệp sáp đẻ trứng thành ổ, một con cái có thể đẻ khoảng 300-400 trứng, tỷ lệ nở trứng khá cao khoảng 80%. Rệp sáp đẻ trứng sớm, trứng nở sau 3-5 ngày, trưởng thành sau 25-30 ngày là bắt đầu đẻ trứng, từ khi đẻ đến lúc ngừng đẻ và chết khoảng 20-30 ngày. Vậy vòng đời của rệp sáp cũng phụ thuộc vào thời tiết, biến động trong khoảng 45-60 ngày tuổi. Rệp sáp phát triển mạnh vào đầu mùa khô, và gây hại vào giữa và cuối mùa khô. Khi tiêu bị nhiễm rệp sáp sẽ chết khá nhanh, trong thời gian khoảng 1-2 tháng. biểu hiện ban đầu là cây bị vàng từ ngọn xuống, bới gốc và rễ sẽ thấy rệp bu tại vùng rễ và gốc chính của tiêu, thấy rệp nằm trong đống đất do kiến đắp lên để bảo vệ chúng. Rệp sáp di chuyển rất chậm chạp, vì thế kiến đen, kiến đỏ chính là tác nhân phát tán chúng.
Chết chậm do nấm Fusarium, pythium…..
Cây tiêu có biểu hiện phát triển chậm, lá úa vàng. Lá, hoa, các đốt cũng rụng dần từ gốc lên ngọn, chứ không rụng và héo từ trên đọt xuống như bệnh chết nhanh. Gốc cây bệnh có các vết nâu đen, dần dần vết bệnh lan rộng làm thối lớp vỏ gốc, bó mạch của thân cây hóa nâu. Khi bệnh nặng, toàn bộ gốc và rễ cây tiêu, bị thâm đen, hư thối, sau đó cây chết khô. Cũng có trường hợp làm cây chết chậm nhưng không phải do nấm Fusarium mà nguyên nhân là sự kết hợp với các nấm khác như Lasiodiplodia, pythium, Rhizoctonia, cũng làm thối gốc gây hiện tượng chết chậm trên cây tiêu.
Phòng trị:
Tùy tác nhân gây chết chậm mà ta có cách trị khác nhau. Tuy nhiên, phương pháp chung vẫn là chăm bón theo hướng hữu cơ, bón nhiều phân chuồng hoai mục, bón cân đối NPK, bổ sung vi sinh vật đối kháng hữu hiệu như, Trichoderma, chế phẩm EM….., duy trì PH hợp lý 5 – 7. Tránh bị ngập úng trong mùa mưa, hạn chế mầm bệnh lâu lan qua chân người, gia súc gia cầm, dụng cụ lao động và nguồn nước chảy.
-Tuyến trùng:
Đầu và cuối mùa mưa dùng thuốc sinh học để phòng trừ như. Tervigo, Nema săn tuyến trùng, chitosan, các sản phẩm từ neem…..
-Rệp sáp:
Ta biết tác nhân phát tán chúng là do kiến đỏ, kiến đen, vì thế việc khống chế mật độ kiến là rất quan trọng, có thể dùng thuốc bã trộn với cá xay, hay trộn với sữa, đường. Bôi lên trụ, bôi lên những chỗ mà kiến hay qua lại. Lưu ý, không nên bôi vào thân tiêu, vì sẽ gây thối dây tiêu ngay tại chỗ tiếp xúc. Dùng vi nấm 3 màu…..
Dùng hóa học là lựa chọn cuối cùng. Chỉ áp dụng khi cây có biểu hiện vàng vọt, ảnh hưởng đến năng xuất, sức khỏe của cây. Các loại thuốc sau có tác dụng diệt cả rệp sáp và tuyến trùng như: Carbonsulfan, Abamectin, Benfuracarb, Clinobcilolite, Diazinon, Ethoprophos, Fipronil, Carbofuran….
-Fusarium, Pythium…… :
Nguồn nấm bệnh luôn có sẵn trong tự nhiên, chỉ chờ có cơ hội là bùng phát gây hại cho tiêu. Phòng trừ bằng cái loại nấm đối kháng, hạn chế mật độ nấm bệnh là phương pháp khả thi. Hiện nay nhiều tài liệu đã chứng minh, Trichoderma, Peusodomonate, Sacc-haromyces cerevisiae, EM ……….Có tác dụng, hạn chế, khống chế các loại nấm bệnh trên. Mỗi năm nên dùng trong mùa mưa ít nhất 2 lần, cách 20 ngày trước và sau khi dùng hóa học.
Dùng hóa học là lựa chọn cuối cùng. Chỉ áp dụng khi cây có biểu hiện vàng vọt, ảnh hưởng đến năng xuất, sức khỏe của cây. Dùng các loại thuốc sau: Metalaxy, Agrifos 400, Aliette, Ridomil, Eddy, Phytocide, Norshield……….
-Đất chai:
Đất chai do canh tác thiếu khoa học một thời gian dài như. Bón toàn phân hóa học, tưới dí áp lực nước cao, làm sạch cỏ dại trong mùa mưa, nước mưa rơi trực tiếp xuống đất, phá vỡ kết cấu đất. Đất trở nên mịn, chai, thoát nước kém, dẫn đến rễ thiếu oxi, rồi tự hoại.
Với đất chai, chúng ta có thể làm theo cách của anh Tam Lang.Rải vôi quanh tán lá, dùng đầu nhọn cuốc chim( cúp), bập quanh tán lá,sâu 20cm và nạy nhẹ lên. Thời điểm làm là sau khi thu hoạch. Cách làm trên hạn chế chai gốc tiêu, ngoài ra đây cũng là phương pháp làm bông, anh Lang gọi bằng tác động cơ học, còn giới khoa học gọi là C%N gì gì đấy. Để duy trì độ tơi xốp của đất thì cần kết hợp các yếu tố sau: Tưới bằng béc phun tự động có cấp hạt nhỏ, bón nhiều phân chuồng hoai mục bổ sung mùn
đất và nuôi bác thợ cày ( giun đất), để cỏ dại trong mùa mưa…..
-Đất úng:
Oxi là nguyên tố thứ2 sau nước và trên N,P,K rất cần thiết cho rễ cây. Khi độ ẩm cao thì đồng nghĩa với việc oxi thấp. Với đất có tầng canh tác mỏng, nước chân cao, thì tốt nhất bà con không nên trồng. Nhưng đã lỡ trồng rồi thì phải làm sao, chỉ một phương pháp cuối cùng là đào hào sâu, rút nước ra khỏi vườn tiêu mình, nâng cao chế độ phòng bệnh.
**** Bà con nên thường xuyên thăm vườn, thấy cây nào có dấu hiệu khác thường thì cần phải dập ngay bằng hóa học. Thường khi cây bị vàng là nó đã bị nhiễm cả sâu hại và bệnh hại, nên bà con cần dùng kết hợp thuốc nấm và thuốc sâu. Sau đó kích rễ để phục hồi cây và dùng các loại nấm đối kháng để duy trì.
Một lời quen thuộc thay cho lời kết. Là một nông dân chân lấm tay bùn, ngày ngày lên nương rẫy bới đất nhặt có để mưu cầu cuộc sống. Cái biết thì nhỏ bé, mà cái chưa biết thì vô cùng. Vì thế tôi luôn mở lòng đón nhận, và trân trọng những góp ý chân thành từ phía cộng đồng, rất mong cộng đồng cùng chung tay, vì một ngành Hồ Tiêu Việt Nam bền vững.