7 kỹ thuật khi trồng hồ tiêu
- Thứ sáu - 13/07/2012 17:16
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Minh họa
2. Khâu ban đầu đó là đào hố, hố phải được đào sâu ít nhất là 50 cm, rộng 50 cm, xạc đất xung quanh miệng hố xuống rồi sử dụng phân bò được ủ vôi, thuốc trừ sâu bón lót để diệt trừ mầm bệnh có trong đất, trong phân rồi trộn đều phân và đất được xạc xuống hố cho đều.
3.Cây giống hồ tiêu nên trồng giống hồ tiêu Vĩnh Linh rất phù hợp cho đất đỏ Ba Zan ở Tây Nguyên và phải là giống tiêu lươn (cây hồ tiêu được ươm trong túi ni lông), tiêu lươn được ươm và chăm sóc trước nên khi xuống giống rất ít bị chết vì đã có rất nhiều rễ mọc từ trong bịch. Giống tiêu ác (tiêu được cắt từ thân chính bánh tẻ ra trồng), tiêu ác khi cắt cao lắm là từ 3- 5 đốt mắt (đốt cành) trồng xuống đất là 3 đốt mắt, sau 1-2 năm là phủ trụ.Còn trồng giống tiêu lươn thì sau một thời gian khi cây tiêu phát triển cao lên khoảng 1,5m phải kéo xuống đôn gốc, bấm cành rồi lấp thân cây được đôn xuống đất chỉ để lại ngọn cao khoảng 30- 40 cm
4.Với phân, nhất thiết phải có phân chuồng (phân trâu, bò) ủ hoai với vôi và thuốc trừ sâu, mỗi năm bón cho một gốc hồ tiêu ít nhất 30 kg. Phân hoá học nên sử dụng phân tổng hợp là đủ chất dinh dưỡng và bón với một số lượng thích hợp, nhưng cũng không nên lạm dụng phân hoá học quá nhiều. Sau khoảng 15- 20 ngày khi bón lót phân chuồng xuống hố mới tiến hành xuống giống.
5.Về phần trụ: Tốt nhất là trụ đúc bằng xi măng, trụ xi măng rất chắc chắn, độ bền tốt vĩnh viễn, giá cả lại hợp lý (với giá bây giờ 01 trụ tính tất cả chi phí giá 130.000đ). Còn trụ cây gỗ vừa cao giá hơn rất nhiều, vừa dễ bị mầm bệnh gây hại cho cây hồ tiêu khi gỗ do thời tiết bị mục dần bên ngoài rễ tiêu bám vào trụ gỗ bị mục rã xuống làm hỏng cây hồ tiêu. Hơn nữa trụ gỗ khi chôn xuống đất chỉ sau một thời gian phần dưới bị hoai dần cây tiêu đang kỳ thu hoạch trụ bị gãy gốc coi như xong.
6. Với kỹ thuật chăm sóc.Đúc rút kinh nghiệm rất thực tế, đã từng chứng kiến rất nhiều trong việc thất bại của nhiều hộ trồng cây hồ tiêu, vì “tiếc” khi thấy ngọn tiêu ác vươn cao mà không dám cắt bỏ, bởi ngọn tiêu trên chỉ vươn cao mà không có nhiều cành. Thậm chí có những gốc cây hồ tiêu phía dưới ít cành ta sẵn sàng cắt bỏ gần sát gốc để tạo lại bộ cành ngay từ gốc. Làm như vậy ta có trụ tiêu như ý và năng suất cao.
7. Khâu kỹ thuật chăm sóc mới là khâu then chốt. Theo quan niệm người ta cứ nghĩ, chỉ có cây cà phê hàng năm mới ép xanh là không đúng. Cứ hàng năm, bước vào mùa mưa ta cứ đào hố ép xanh (đào tối thiểu 2 phía gốc tiêu) độ sâu 30 cm càng tốt, rộng khoảng 20- 25 cm, bỏ phân chuồng đã qua xử lý rồi lấp đất xuống. Khi cây tiêu lớn lên, bộ rễ ăn lan rộng ra bám được độ sâu, rộng, mùa mưa Tây Nguyên có khi cả tháng mưa ròng nước úng, cây tiêu ứ nước nhiễm bệnh sẽ chết, nếu đào ép xanh xuống sâu nước dễ rút ngấm sâu vào lòng đất phần nào hạn chế ứ đọng nước, cây tiêu sẽ hạn chế bị chết. (nên đào rãnh thoát nước cho những nơi đất bằng và trũng)
Chúc bà con bội thu
Minh Phát Đak Lak
3.Cây giống hồ tiêu nên trồng giống hồ tiêu Vĩnh Linh rất phù hợp cho đất đỏ Ba Zan ở Tây Nguyên và phải là giống tiêu lươn (cây hồ tiêu được ươm trong túi ni lông), tiêu lươn được ươm và chăm sóc trước nên khi xuống giống rất ít bị chết vì đã có rất nhiều rễ mọc từ trong bịch. Giống tiêu ác (tiêu được cắt từ thân chính bánh tẻ ra trồng), tiêu ác khi cắt cao lắm là từ 3- 5 đốt mắt (đốt cành) trồng xuống đất là 3 đốt mắt, sau 1-2 năm là phủ trụ.Còn trồng giống tiêu lươn thì sau một thời gian khi cây tiêu phát triển cao lên khoảng 1,5m phải kéo xuống đôn gốc, bấm cành rồi lấp thân cây được đôn xuống đất chỉ để lại ngọn cao khoảng 30- 40 cm
4.Với phân, nhất thiết phải có phân chuồng (phân trâu, bò) ủ hoai với vôi và thuốc trừ sâu, mỗi năm bón cho một gốc hồ tiêu ít nhất 30 kg. Phân hoá học nên sử dụng phân tổng hợp là đủ chất dinh dưỡng và bón với một số lượng thích hợp, nhưng cũng không nên lạm dụng phân hoá học quá nhiều. Sau khoảng 15- 20 ngày khi bón lót phân chuồng xuống hố mới tiến hành xuống giống.
5.Về phần trụ: Tốt nhất là trụ đúc bằng xi măng, trụ xi măng rất chắc chắn, độ bền tốt vĩnh viễn, giá cả lại hợp lý (với giá bây giờ 01 trụ tính tất cả chi phí giá 130.000đ). Còn trụ cây gỗ vừa cao giá hơn rất nhiều, vừa dễ bị mầm bệnh gây hại cho cây hồ tiêu khi gỗ do thời tiết bị mục dần bên ngoài rễ tiêu bám vào trụ gỗ bị mục rã xuống làm hỏng cây hồ tiêu. Hơn nữa trụ gỗ khi chôn xuống đất chỉ sau một thời gian phần dưới bị hoai dần cây tiêu đang kỳ thu hoạch trụ bị gãy gốc coi như xong.
6. Với kỹ thuật chăm sóc.Đúc rút kinh nghiệm rất thực tế, đã từng chứng kiến rất nhiều trong việc thất bại của nhiều hộ trồng cây hồ tiêu, vì “tiếc” khi thấy ngọn tiêu ác vươn cao mà không dám cắt bỏ, bởi ngọn tiêu trên chỉ vươn cao mà không có nhiều cành. Thậm chí có những gốc cây hồ tiêu phía dưới ít cành ta sẵn sàng cắt bỏ gần sát gốc để tạo lại bộ cành ngay từ gốc. Làm như vậy ta có trụ tiêu như ý và năng suất cao.
7. Khâu kỹ thuật chăm sóc mới là khâu then chốt. Theo quan niệm người ta cứ nghĩ, chỉ có cây cà phê hàng năm mới ép xanh là không đúng. Cứ hàng năm, bước vào mùa mưa ta cứ đào hố ép xanh (đào tối thiểu 2 phía gốc tiêu) độ sâu 30 cm càng tốt, rộng khoảng 20- 25 cm, bỏ phân chuồng đã qua xử lý rồi lấp đất xuống. Khi cây tiêu lớn lên, bộ rễ ăn lan rộng ra bám được độ sâu, rộng, mùa mưa Tây Nguyên có khi cả tháng mưa ròng nước úng, cây tiêu ứ nước nhiễm bệnh sẽ chết, nếu đào ép xanh xuống sâu nước dễ rút ngấm sâu vào lòng đất phần nào hạn chế ứ đọng nước, cây tiêu sẽ hạn chế bị chết. (nên đào rãnh thoát nước cho những nơi đất bằng và trũng)
Chúc bà con bội thu
Minh Phát Đak Lak