BẢO HỘ TOÀN CẦU THƯƠNG HIỆU CÀ PHÊ BUÔN MA THUỘT: CON ĐƯỜNG GIỮ GÌN TÀI SẢN QUỐC GIA TRONG HỘI NHẬP
- Thứ bảy - 28/01/2012 13:18
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Minh họa
Ông Y Dhăm Enuôl - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Dak Lak:
Ông Y Dhăm Ênuôl |
Xây dựng chiến lược quản lý, phát triển thương hiệu nông sản
Bảo hộ toàn cầu thương hiệu Cà phê Buôn Ma Thuột cũng như nông sản xuất khẩu chủ lực là xu thế tất yếu khi chúng ta đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Vấn đề của cà phê cũng là vấn đề của hàng hóa nông sản xuất khẩu, việc đăng ký bảo hộ phải được tiến hành một cách bài bản.
Cà phê Buôn Ma Thuột nổi tiếng lâu nay không những trong nước mà cả ở nước ngoài, đã xuất khẩu đến 60 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới; chỉ dẫn địa lý (CDĐL) Cà phê Buôn Ma Thuột được bảo hộ xuất xứ nội địa từ năm 2005, UBND tỉnh đã ban hành Quy chế quản lý, sử dụng sản phẩm này. Vấn đề cấp thiết hiện nay là thực hiện đăng ký bảo hộ CDĐL sản phẩm ra thị trường quốc tế, nhất là những thị trường xuất khẩu trọng điểm, tạo cơ sở pháp lý để bảo vệ thương hiệu, tránh xảy ra tranh chấp hoặc bị xâm phạm.
Được cấp bảo hộ vẫn chưa đủ, thương hiệu nông sản có bền vững hay không còn phụ thuộc vào việc quản lý, sử dụng, nên điều quan trọng về lâu dài là phải làm sao quản lý, sử dụng CDĐL đạt hiệu quả. Để làm được điều này không thể nóng vội mà cần có lộ trình, có thời gian, tỉnh sẽ tiếp tục quan tâm và sẵn sàng đồng hành cùng Hiệp hội trong các bước thực hiện.
Sắp tới Nhà nước sẽ tổ chức sắp xếp lại các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê, góp phần khắc phục tình trạng kinh doanh mạnh ai nấy làm, thiếu sự liên kết như hiện nay, đưa hoạt động sản xuất kinh doanh cà phê vào một thể thống nhất, xứng tầm với quốc gia xuất khẩu cà phê Robusta đứng đầu thế giới.
Cà phê Buôn Ma Thuột nổi tiếng lâu nay không những trong nước mà cả ở nước ngoài, đã xuất khẩu đến 60 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới; chỉ dẫn địa lý (CDĐL) Cà phê Buôn Ma Thuột được bảo hộ xuất xứ nội địa từ năm 2005, UBND tỉnh đã ban hành Quy chế quản lý, sử dụng sản phẩm này. Vấn đề cấp thiết hiện nay là thực hiện đăng ký bảo hộ CDĐL sản phẩm ra thị trường quốc tế, nhất là những thị trường xuất khẩu trọng điểm, tạo cơ sở pháp lý để bảo vệ thương hiệu, tránh xảy ra tranh chấp hoặc bị xâm phạm.
Được cấp bảo hộ vẫn chưa đủ, thương hiệu nông sản có bền vững hay không còn phụ thuộc vào việc quản lý, sử dụng, nên điều quan trọng về lâu dài là phải làm sao quản lý, sử dụng CDĐL đạt hiệu quả. Để làm được điều này không thể nóng vội mà cần có lộ trình, có thời gian, tỉnh sẽ tiếp tục quan tâm và sẵn sàng đồng hành cùng Hiệp hội trong các bước thực hiện.
Sắp tới Nhà nước sẽ tổ chức sắp xếp lại các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê, góp phần khắc phục tình trạng kinh doanh mạnh ai nấy làm, thiếu sự liên kết như hiện nay, đưa hoạt động sản xuất kinh doanh cà phê vào một thể thống nhất, xứng tầm với quốc gia xuất khẩu cà phê Robusta đứng đầu thế giới.
TS Trần Hữu Nam - Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ KH-CN:
Ông Trần Hữu Nam |
Đăng ký bảo hộ toàn cầu giúp khẳng định vững chắc thương hiệu sản phẩm, bảo vệ tài sản quốc gia trong hội nhập
Câu chuyện thương hiệu nông sản đang đặt ra những vấn đề lớn, mang tầm quốc gia chứ không chỉ dừng lại ở chuyện của từng doanh nghiệp hay với riêng một sản phẩm nông sản nào. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam cần xác định được ưu thế của những mặt hàng nông sản mũi nhọn ở từng khu vực, theo từng nhóm hàng hóa để xây dựng thương hiệu nhằm phát huy thế mạnh và tạo sự độc quyền trên thị trường quốc tế.
Ưu thế sản phẩm Cà phê Buôn Ma Thuột đã được xác định rõ không chỉ ở chất lượng hàng đầu với hương vị đặc trưng so với cà phê được trồng ở nhiều vùng khác, mà còn ở việc đã được công nhận tên gọi xuất xứ và bảo hộ trên toàn quốc. Bảo vệ tài sản sở hữu trí tuệ nên được coi là bước đầu tiên trong quá trình kinh doanh, xuất khẩu, thâm nhập thị trường nước ngoài.
CDĐL Cà phê Buôn Ma Thuột là tài sản quốc gia nên phải được bảo vệ bằng mọi giá, từ cơ quan quản lý Nhà nước đến doanh nghiệp cũng như người dân đều có trách nhiệm. Việc đăng ký bảo hộ toàn cầu sẽ giúp khẳng định vững chắc thương hiệu sản phẩm, bảo vệ tài sản quốc gia trong hội nhập. Việt Nam hiện là thành viên WIPO và có quyền thực thi Hệ thống bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa Madrid, nếu ta chủ động đăng ký thì chi phí không nhiều và được bảo đảm đầy đủ các quyền lợi khi giao thương quốc tế. Cục Sở hữu trí tuệ sẵn sàng hỗ trợ chuyên môn cũng như phối hợp chặt chẽ với tỉnh Dak Lak để triển khai công việc một cách hiệu quả nhất.
Ưu thế sản phẩm Cà phê Buôn Ma Thuột đã được xác định rõ không chỉ ở chất lượng hàng đầu với hương vị đặc trưng so với cà phê được trồng ở nhiều vùng khác, mà còn ở việc đã được công nhận tên gọi xuất xứ và bảo hộ trên toàn quốc. Bảo vệ tài sản sở hữu trí tuệ nên được coi là bước đầu tiên trong quá trình kinh doanh, xuất khẩu, thâm nhập thị trường nước ngoài.
CDĐL Cà phê Buôn Ma Thuột là tài sản quốc gia nên phải được bảo vệ bằng mọi giá, từ cơ quan quản lý Nhà nước đến doanh nghiệp cũng như người dân đều có trách nhiệm. Việc đăng ký bảo hộ toàn cầu sẽ giúp khẳng định vững chắc thương hiệu sản phẩm, bảo vệ tài sản quốc gia trong hội nhập. Việt Nam hiện là thành viên WIPO và có quyền thực thi Hệ thống bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa Madrid, nếu ta chủ động đăng ký thì chi phí không nhiều và được bảo đảm đầy đủ các quyền lợi khi giao thương quốc tế. Cục Sở hữu trí tuệ sẵn sàng hỗ trợ chuyên môn cũng như phối hợp chặt chẽ với tỉnh Dak Lak để triển khai công việc một cách hiệu quả nhất.
Ông Trương Hồng - Phó Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông - Lâm nghiệp Tây Nguyên :
Chú trọng việc tổ chức, kiến thiết lại ngành hàng cà phê
Ông Trương Hồng |
Qua vụ việc thương hiệu Cà phê Buôn Ma Thuột bị một doanh nghiệp Trung Quốc đăng ký độc quyền tại quốc gia này, có thể thấy lỗ hổng khá lớn trong xây dựng, bảo vệ và phát triển thương hiệu của ta. Để quản lý, bảo vệ và phát triển được thương hiệu hiện còn rất nhiều việc phải làm, nhưng điều tiên quyết là cần phải xây dựng một tổ chức đủ tầm đứng ra quản lý, xây dựng các chiến lược phát triển.
Hình thành thị trường mua bán cà phê dưới thương hiệu Cà phê Buôn Ma Thuột, để những nhà kinh doanh, xuất khẩu cà phê trong và ngoài nước biết đến sự tồn tại thực sự của Cà phê Buôn Ma Thuột chứ không chỉ nằm trên giấy như hiện nay.
Tại Dak Lak, trước mắt cơ quan quản lý thương hiệu cùng với các địa phương nằm trong vùng địa danh phải có giải pháp cụ thể để sản phẩm cuối cùng đến được với thị trường dưới tên thương hiệu Cà phê Buôn Ma Thuột.
Cần tổ chức lại từ khâu sản xuất cho đến khâu tiêu thụ sản phẩm, việc kinh doanh mua bán cà phê phải theo tiêu chí chất lượng cụ thể. Giải pháp căn cơ nhất để nâng cao chất lượng cà phê là khuyến khích người trồng cà phê quan tâm đầu tư quản lý kỹ thuật từ khâu trồng, chăm sóc, thu hoạch đến chế biến; cần có một cơ chế minh bạch, rõ ràng về quyền lợi, trách nhiệm giữa người sản xuất và nhà xuất khẩu.
Làm được điều này sẽ tác động tích cực trong việc cải thiện chất lượng cà phê nhân và thương hiệu Cà phê Buôn Ma Thuột sẽ được nhiều nước trên thế giới biết đến, điều này góp phần đắc lực cho việc phát triển, củng cố và bảo vệ thương hiệu. Từ đây sản phẩm cà phê Dak Lak nói riêng và Việt Nam nói chung sẽ có tính cạnh tranh cao, uy tín thương hiệu ngày càng mở rộng.
Hình thành thị trường mua bán cà phê dưới thương hiệu Cà phê Buôn Ma Thuột, để những nhà kinh doanh, xuất khẩu cà phê trong và ngoài nước biết đến sự tồn tại thực sự của Cà phê Buôn Ma Thuột chứ không chỉ nằm trên giấy như hiện nay.
Tại Dak Lak, trước mắt cơ quan quản lý thương hiệu cùng với các địa phương nằm trong vùng địa danh phải có giải pháp cụ thể để sản phẩm cuối cùng đến được với thị trường dưới tên thương hiệu Cà phê Buôn Ma Thuột.
Cần tổ chức lại từ khâu sản xuất cho đến khâu tiêu thụ sản phẩm, việc kinh doanh mua bán cà phê phải theo tiêu chí chất lượng cụ thể. Giải pháp căn cơ nhất để nâng cao chất lượng cà phê là khuyến khích người trồng cà phê quan tâm đầu tư quản lý kỹ thuật từ khâu trồng, chăm sóc, thu hoạch đến chế biến; cần có một cơ chế minh bạch, rõ ràng về quyền lợi, trách nhiệm giữa người sản xuất và nhà xuất khẩu.
Làm được điều này sẽ tác động tích cực trong việc cải thiện chất lượng cà phê nhân và thương hiệu Cà phê Buôn Ma Thuột sẽ được nhiều nước trên thế giới biết đến, điều này góp phần đắc lực cho việc phát triển, củng cố và bảo vệ thương hiệu. Từ đây sản phẩm cà phê Dak Lak nói riêng và Việt Nam nói chung sẽ có tính cạnh tranh cao, uy tín thương hiệu ngày càng mở rộng.
Ông Dương Thanh Tương - Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột:
Ông Dương Thanh Tương |
Phát huy vai trò hiệp hội trong việc quản lý, phát triển CDĐL Cà phê Buôn Ma Thuột
Với sự tham gia của gần 100 thành viên, trong đó có nhiều doanh nghiệp cà phê hàng đầu của Dak Lak, Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột đang tổ chức phối hợp có hiệu quả các hoạt động quản lý, sản xuất, kinh doanh cà phê nhân Robusta, góp phần phát triển CDĐL Cà phê Buôn Ma Thuột trên thị trường trong và ngoài nước.
Đến nay, đã có 8 doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng CDĐL Buôn Ma Thuột cho sản phẩm cà phê nhân Robusta (hiệu lực 3 năm), với tổng diện tích trên 8.852 ha và tổng sản lượng cà phê đạt 26.047 tấn/năm.
Con số này còn ít ỏi so với tổng diện tích cà phê nằm trong vùng địa danh, nhưng đã thể hiện sự nỗ lực của Hiệp hội, ghi nhận công sức của người sản xuất. Các doanh nghiệp này đang cố gắng đưa dần sản phẩm mang CDĐL vào thị trường xuất khẩu ngay niên vụ cà phê 2011-2012.
Trong việc phát triển CDĐL, một nhiệm vụ quan trọng là bảo hộ thương hiệu ở nước ngoài. Đây là việc làm cần thiết nhằm phát triển uy tín, thương hiệu, đồng thời tránh phát sinh tranh chấp thương mại trên thị trường quốc tế; nhưng phải thận trọng xem xét nên bảo hộ tại thị trường nào, dưới hình thức nào.
Dựa vào thống kê sản lượng xuất khẩu đến từng quốc gia cũng như tiềm năng tiêu thụ cà phê có CDĐL, hiện đã có 16 quốc gia được đề xuất đưa vào danh mục. Hiệp hội sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước thực hiện tốt nhiệm vụ giám sát việc cấp quyền sử dụng CDĐL Cà phê Buôn Ma Thuột cho các tổ chức sản xuất kinh doanh có đủ điều kiện và đẩy mạnh việc tập huấn phổ biến về CDĐL Cà phê Buôn Ma Thuột đến các hộ nông dân trồng cà phê trong tỉnh.
Tin rằng, trên cơ sở chất lượng và uy tín của sản phẩm, CDĐL sẽ được thừa nhận như một thương hiệu mạnh và có chỗ đứng vững chắc trên thị trường quốc tế.
Đến nay, đã có 8 doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng CDĐL Buôn Ma Thuột cho sản phẩm cà phê nhân Robusta (hiệu lực 3 năm), với tổng diện tích trên 8.852 ha và tổng sản lượng cà phê đạt 26.047 tấn/năm.
Con số này còn ít ỏi so với tổng diện tích cà phê nằm trong vùng địa danh, nhưng đã thể hiện sự nỗ lực của Hiệp hội, ghi nhận công sức của người sản xuất. Các doanh nghiệp này đang cố gắng đưa dần sản phẩm mang CDĐL vào thị trường xuất khẩu ngay niên vụ cà phê 2011-2012.
Trong việc phát triển CDĐL, một nhiệm vụ quan trọng là bảo hộ thương hiệu ở nước ngoài. Đây là việc làm cần thiết nhằm phát triển uy tín, thương hiệu, đồng thời tránh phát sinh tranh chấp thương mại trên thị trường quốc tế; nhưng phải thận trọng xem xét nên bảo hộ tại thị trường nào, dưới hình thức nào.
Dựa vào thống kê sản lượng xuất khẩu đến từng quốc gia cũng như tiềm năng tiêu thụ cà phê có CDĐL, hiện đã có 16 quốc gia được đề xuất đưa vào danh mục. Hiệp hội sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước thực hiện tốt nhiệm vụ giám sát việc cấp quyền sử dụng CDĐL Cà phê Buôn Ma Thuột cho các tổ chức sản xuất kinh doanh có đủ điều kiện và đẩy mạnh việc tập huấn phổ biến về CDĐL Cà phê Buôn Ma Thuột đến các hộ nông dân trồng cà phê trong tỉnh.
Tin rằng, trên cơ sở chất lượng và uy tín của sản phẩm, CDĐL sẽ được thừa nhận như một thương hiệu mạnh và có chỗ đứng vững chắc trên thị trường quốc tế.
Luật sư Phạm Vũ Khánh Toàn - Trưởng Văn phòng Luật sư Phạm và Liên danh:
Ông Phạm Vũ Khánh Toàn |
Bảo vệ tài sản trí tuệ phải bắt đầu từ “gốc”
Được sự ủy quyền của tỉnh Dak Lak, Văn phòng Luật sư Phạm và Liên danh đang khẩn trương xúc tiến việc đòi lại thương hiệu Cà phê Buôn Ma Thuột bị doanh nghiệp Trung Quốc chiếm đoạt; đồng thời tiến hành các thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu ra nước ngoài.
Qua vụ việc này, có thể thấy, địa phương cần có chiến lược bảo hộ CDĐL cho sản phẩm cũng như doanh nghiệp phải có chiến lược bảo hộ nhãn hiệu ngay từ đầu, tránh để xảy ra tình trạng bị tranh chấp, chiếm đoạt, luôn theo dõi thị trường tiềm năng xem thương hiệu của mình có bị doanh nghiệp nào khác đăng ký mất hay không.
Thương hiệu là tài sản trí tuệ, có giá trị vô hình nên phải được bảo vệ bằng luật pháp. Chúng ta có đủ cơ sở pháp lý để khẳng định quyền sở hữu và giá trị tài sản của mình, nhưng đây mới chỉ là bước khởi đầu, là phần “ngọn”, vì việc chiếm đoạt tài sản này vẫn có thể diễn ra dưới hình thức tinh vi hơn, kín đáo hơn, không dễ phát hiện.
Do đó, bảo vệ tài sản hiệu quả phải bắt đầu từ “gốc”, cụ thể: có chiến lược theo dõi sử dụng giả mạo CDĐL của ta để tìm biện pháp xử lý kịp thời; tiếp tục xem xét đăng ký bảo hộ sớm ở các thị trường truyền thống cũng như thị trường tiềm năng; có chiến lược quản trị xây dựng và phát triển CDĐL một cách bài bản. Thậm chí phải biết kết hợp “một công đôi việc” vừa đòi lại tài sản, vừa quảng bá thương hiệu để thế giới biết đến nhiều hơn, vì rõ ràng chỉ có tài sản có giá trị mới bị “đánh cắp”.
Qua vụ việc này, có thể thấy, địa phương cần có chiến lược bảo hộ CDĐL cho sản phẩm cũng như doanh nghiệp phải có chiến lược bảo hộ nhãn hiệu ngay từ đầu, tránh để xảy ra tình trạng bị tranh chấp, chiếm đoạt, luôn theo dõi thị trường tiềm năng xem thương hiệu của mình có bị doanh nghiệp nào khác đăng ký mất hay không.
Thương hiệu là tài sản trí tuệ, có giá trị vô hình nên phải được bảo vệ bằng luật pháp. Chúng ta có đủ cơ sở pháp lý để khẳng định quyền sở hữu và giá trị tài sản của mình, nhưng đây mới chỉ là bước khởi đầu, là phần “ngọn”, vì việc chiếm đoạt tài sản này vẫn có thể diễn ra dưới hình thức tinh vi hơn, kín đáo hơn, không dễ phát hiện.
Do đó, bảo vệ tài sản hiệu quả phải bắt đầu từ “gốc”, cụ thể: có chiến lược theo dõi sử dụng giả mạo CDĐL của ta để tìm biện pháp xử lý kịp thời; tiếp tục xem xét đăng ký bảo hộ sớm ở các thị trường truyền thống cũng như thị trường tiềm năng; có chiến lược quản trị xây dựng và phát triển CDĐL một cách bài bản. Thậm chí phải biết kết hợp “một công đôi việc” vừa đòi lại tài sản, vừa quảng bá thương hiệu để thế giới biết đến nhiều hơn, vì rõ ràng chỉ có tài sản có giá trị mới bị “đánh cắp”.
Ông Jacques Bouflet - Tham tán công sứ Phái đoàn EU tại Việt Nam:
Ông Jacques Bouflet |
Bảo hộ thương hiệu chính là xây dựng cơ chế tự bảo vệ cho sản phẩm
EU là một trong những thị trường nhập khẩu nông sản trọng điểm của Việt Nam, trong đó có cà phê. Doanh nghiệp muốn thâm nhập thị trường này phải đáp ứng nhiều tiêu chí khắt khe về chất lượng sản phẩm, đồng thời phải xây dựng được cơ chế tự bảo vệ sản phẩm của mình trên thị trường quốc tế, biết quảng bá thương hiệu ngoài biên giới, thực hiện tốt luật thương mại và tôn trọng các cam kết thương mại quốc tế. Trong hoạt động đầu tư thương mại, hầu hết các DN nước ngoài đều chú ý đến công việc trước tiên là bảo vệ quyền SHTT; việc đó đã trở thành một kỹ năng của họ.
Chính phủ Việt Nam và các DN cần tiến hành các bước để hàng hóa của mình được thừa nhận trên trường quốc tế cả về bản quyền thương hiệu và chỉ dẫn địa lý. Với mặt hàng cà phê , cần đăng ký chỉ dẫn địa lý của sản phẩm ở thị trường có hàng hóa xuất khẩu để được bảo vệ ở phạm vi quốc tế, vì đây là cánh cửa để thâm nhập thị trường EU.
Chi phí đối với thủ tục đăng ký CDĐL tại EU hầu như không đáng kể, nhưng thủ tục rất chặt chẽ. Khi các doanh nghiệp có cùng nhóm lợi ích liên kết với nhau thâm nhập thị trường nước ngoài thì hiệu quả mang lại sẽ cao hơn.
Chính phủ Việt Nam và các DN cần tiến hành các bước để hàng hóa của mình được thừa nhận trên trường quốc tế cả về bản quyền thương hiệu và chỉ dẫn địa lý. Với mặt hàng cà phê , cần đăng ký chỉ dẫn địa lý của sản phẩm ở thị trường có hàng hóa xuất khẩu để được bảo vệ ở phạm vi quốc tế, vì đây là cánh cửa để thâm nhập thị trường EU.
Chi phí đối với thủ tục đăng ký CDĐL tại EU hầu như không đáng kể, nhưng thủ tục rất chặt chẽ. Khi các doanh nghiệp có cùng nhóm lợi ích liên kết với nhau thâm nhập thị trường nước ngoài thì hiệu quả mang lại sẽ cao hơn.
Ông Lê Đức Thống - Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV XNK 2-9:
Ông Lê Đức Thống |
Giá trị nội địa và giá trị quốc tế không còn khoảng cách khi Việt Nam gia nhập WTO. Việt Nam có nhiều nông sản có giá trị xuất khẩu, nên cả doanh nghiệp và Nhà nước đều có ý thức gìn giữ những giá trị này trong cuộc chạy đua cạnh tranh thương mại toàn cầu. Để khai thác hiệu quả thương hiệu được bảo hộ, thì chất lượng sản phẩm là yếu tố hết sức quan trọng. Chất lượng nông sản liên quan trực tiếp đến vườn cây, nên phải đầu tư ngay từ vườn cây. Hiện nay, các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê hàng đầu của tỉnh đều chú trọng thực hiện chương trình sản xuất cà phê có chứng nhận.
Là thành viên của Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột và cũng là một trong những đơn vị được UBND tỉnh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng CDĐL Buôn Ma Thuột cho sản phẩm cà phê nhân Robusta, công ty chúng tôi ý thức được trách nhiệm của mình vì sự phát triển cà phê bền vững.
Những nỗ lực của Công ty trong việc sản xuất cà phê có chứng nhận theo tiêu chuẩn quốc tế như UTZ, 4C chính là việc làm thiết thực để không ngừng nâng cao phẩm chất Cà phê Buôn Ma Thuột. Công ty đã xây dựng vùng nguyên liệu cà phê có chứng nhận gần 10.000 ha tại các huyện Krông Ana, Krông Năng, Cư M’gar và TP. Buôn Ma Thuột, thu hút 1.783 hộ tham gia với 2.854 ha, sản lượng khoảng 10.000 tấn. Điều đáng mừng là sản phẩm đều bán trực tiếp cho các nhà rang xay hàng đầu thế giới với giá có lợi.
Là thành viên của Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột và cũng là một trong những đơn vị được UBND tỉnh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng CDĐL Buôn Ma Thuột cho sản phẩm cà phê nhân Robusta, công ty chúng tôi ý thức được trách nhiệm của mình vì sự phát triển cà phê bền vững.
Những nỗ lực của Công ty trong việc sản xuất cà phê có chứng nhận theo tiêu chuẩn quốc tế như UTZ, 4C chính là việc làm thiết thực để không ngừng nâng cao phẩm chất Cà phê Buôn Ma Thuột. Công ty đã xây dựng vùng nguyên liệu cà phê có chứng nhận gần 10.000 ha tại các huyện Krông Ana, Krông Năng, Cư M’gar và TP. Buôn Ma Thuột, thu hút 1.783 hộ tham gia với 2.854 ha, sản lượng khoảng 10.000 tấn. Điều đáng mừng là sản phẩm đều bán trực tiếp cho các nhà rang xay hàng đầu thế giới với giá có lợi.
Ông Hồ Đăng Phú - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Bông Tây Nguyên:
Ông Hồ Đăng Phú |
Tôn trọng tiêu chuẩn chất lượng tại mỗi công đoạn làm nên món hàng đó
Bất kỳ ngành hàng nào (cà phê, cao su, bông vải, hồ tiêu, mía đường…), việc chiếm lĩnh được thị trường là vấn đề quan trọng nhất. Để làm được điều đó, đòi hỏi sự nỗ lực từ nhiều phía.
Về phía người nông dân, nhất là nông dân làm cà phê hiện nay, có thị trường cho hàng hóa của mình là cần thiết, nhưng quan trọng hơn là việc giữ lấy thị trường. Nông dân phải dần loại bỏ tập quán sản xuất dễ dãi để tiếp nhận và làm quen với tập quán tự giác nhằm giữ tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa theo yêu cầu của khách hàng về mẫu mã, chất lượng nguyên liệu, vệ sinh môi trường.
Không có sự châm chước ở đây, vì sự cạnh tranh đang diễn ra khốc liệt. Hàng của ta không đạt thì họ mua nơi khác, một lần mất uy tín với khách hàng là một lần mất thị trường.
Về phía người nông dân, nhất là nông dân làm cà phê hiện nay, có thị trường cho hàng hóa của mình là cần thiết, nhưng quan trọng hơn là việc giữ lấy thị trường. Nông dân phải dần loại bỏ tập quán sản xuất dễ dãi để tiếp nhận và làm quen với tập quán tự giác nhằm giữ tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa theo yêu cầu của khách hàng về mẫu mã, chất lượng nguyên liệu, vệ sinh môi trường.
Không có sự châm chước ở đây, vì sự cạnh tranh đang diễn ra khốc liệt. Hàng của ta không đạt thì họ mua nơi khác, một lần mất uy tín với khách hàng là một lần mất thị trường.
Uy tín của một mặt hàng là tổng hợp của sự tôn trọng tiêu chuẩn chất lượng tại mỗi công đoạn làm nên món hàng đó. Về mặt quản lý Nhà nước trong việc kiểm phẩm phải hết sức nghiêm minh và vô tư, phấn đấu để có hàng hóa chất lượng cao, nhưng phải làm sao để chi phí sản xuất hạ thấp nhất – đó chính là vấn đề chọn nguyên liệu, chọn kỹ thuật, qui trình công nghệ hợp lý nhất. Và sau cùng là phải biết tổ chức sản xuất sao cho hàng hóa được thu hoạch và được giao cho đối tác đúng thời hạn, đúng chất lượng. Chỉ cần một khâu, một ngành không thực hiện đồng bộ là đủ để phá kế hoạch tiêu thụ hàng hóa, triệt tiêu nội lực ngành khác.
Ông Nguyễn Đức Vĩnh -Tổ dân phố 7 phường Thiện An, thị xã Buôn Hồ:
Ông Nguyễn Đức Vĩnh |
Chất lượng vườn cà phê sẽ góp phần đắc lực cho sự phát triển của thương hiệu Cà phê Buôn Ma Thuột
Để góp phần tạo dựng thương hiệu Cà phê Buôn Ma Thuột thì ý thức cộng đồng trách nhiệm rất quan trọng, thiết thực nhất chính là áp dụng phương thức sản xuất cà phê chuyên nghiệp để nâng cao chất lượng sản phẩm. Buôn Hồ là một trong những địa phương nằm trong vùng địa danh Cà phê Buôn Ma Thuột nên trong nhiều năm qua đã được Nhà nước quan tâm với các chương trình chuyển giao khoa học công nghệ, sản xuất cà phê sạch, cà phê bền vững, cà phê có chứng nhận … giúp người trồng cà phê tiếp cận với nhiều kiến thức kỹ thuật bổ ích, từng bước thay đổi phương thức canh tác, nâng cao chất lượng cà phê. Hiện tại, ngay trong vườn cây của gia đình tôi, khoảng 6 sào cà phê có phẩm chất tốt, cho năng suất sản lượng cao, hạt to và đều nên được các nhà ươm cây giống đến mua.
Đây chính là kết quả của quá trình áp dụng khoa học kỹ thuật trong cải tạo vườn cây theo hướng dẫn của cán bộ khuyến nông cũng như nhân viên của dự án cà phê bền vững. Tuy nhiên, nông dân vẫn mong mỏi doanh nghiệp, Nhà nước quan tâm hơn đến việc ấn định giá cả tương xứng chất lượng sản phẩm, bảo đảm an ninh vùng sản xuất để người dân thực sự yên tâm thực hiện theo đúng quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm cà phê.
Đây chính là kết quả của quá trình áp dụng khoa học kỹ thuật trong cải tạo vườn cây theo hướng dẫn của cán bộ khuyến nông cũng như nhân viên của dự án cà phê bền vững. Tuy nhiên, nông dân vẫn mong mỏi doanh nghiệp, Nhà nước quan tâm hơn đến việc ấn định giá cả tương xứng chất lượng sản phẩm, bảo đảm an ninh vùng sản xuất để người dân thực sự yên tâm thực hiện theo đúng quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm cà phê.
Ông Nguyễn Văn Sinh - Phó Giám đốc Sở NN-PTNT
Khi doanh nghiệp và nông dân thật sự liên kết mới nâng cao chất lượng, giá trị của ngành hàng cà phê
Thực tế của ngành cà phê Dak Lak hiện nay cho thấy chưa có sự gắn kết giữa doanh nghiệp và người nông dân. Người sản xuất một khi bán được sản phẩm của mình đến tay nhà xuất khẩu là xong, không còn quan hệ gì nữa.
Doanh nghiệp cũng vậy, khi mua được hàng rồi chỉ lo đường xuất khẩu để tìm kiếm lợi nhuận. Đó là một trong những nguyên nhân cơ bản làm giảm giá trị của cà phê Dak Lak hiện nay. Thử nhìn lại việc tổ chức sản xuất, tiêu thụ của ngành hàng này, ta thấy còn nhiều bất cập cần quan tâm tháo gỡ.
Doanh nghiệp cũng vậy, khi mua được hàng rồi chỉ lo đường xuất khẩu để tìm kiếm lợi nhuận. Đó là một trong những nguyên nhân cơ bản làm giảm giá trị của cà phê Dak Lak hiện nay. Thử nhìn lại việc tổ chức sản xuất, tiêu thụ của ngành hàng này, ta thấy còn nhiều bất cập cần quan tâm tháo gỡ.
Về phía người nông dân, là người trực tiếp làm ra hạt cà phê và là nhân tố đầu tiên quyết định chất lượng của sản phẩm này, nhưng nguồn tín dụng mà họ tiếp cận được với các ngân hàng thương mại để đầu tư cho sản xuất không phải lúc nào cũng dễ dàng, thuận lợi. Theo thống kê của ngành nông nghiệp, trong số hơn 190.000 ha cà phê trên địa bàn tỉnh hiện nay thuộc sở hữu của hơn 180.500 nông hộ.
Diện tích cà phê của mỗi hộ từ 3 sào đến 5 sào chiếm hơn 60%, từ 6 sào đến 1 ha chiếm hơn 30%, còn từ 2 ha trở lên chỉ khoảng 7%. Rõ ràng, với điều kiện sản xuất nhỏ bé, manh mún như thế thì người nông dân không dễ tìm ra nguồn lực để phát triển sản xuất.
Hầu hết họ phải “ăn đong” từng vụ, không có tích lũy để đầu tư sân phơi, nhà kho, hệ thống tưới, ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất. Có thể nói, những khó khăn đó là nguyên nhân khiến chất lượng cà phê không bảo đảm, dẫn đến giá trị kinh tế của ngành hàng này thiếu ổn định.
Diện tích cà phê của mỗi hộ từ 3 sào đến 5 sào chiếm hơn 60%, từ 6 sào đến 1 ha chiếm hơn 30%, còn từ 2 ha trở lên chỉ khoảng 7%. Rõ ràng, với điều kiện sản xuất nhỏ bé, manh mún như thế thì người nông dân không dễ tìm ra nguồn lực để phát triển sản xuất.
Hầu hết họ phải “ăn đong” từng vụ, không có tích lũy để đầu tư sân phơi, nhà kho, hệ thống tưới, ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất. Có thể nói, những khó khăn đó là nguyên nhân khiến chất lượng cà phê không bảo đảm, dẫn đến giá trị kinh tế của ngành hàng này thiếu ổn định.
Bất cập trên không phải các doanh nghiệp (trực tiếp là các nhà xuất khẩu) không nhận ra, nhưng tại sao họ không chia sẻ? Nguyên nhân là do suy nghĩ: không cần đầu tư, xây dựng vùng nguyên liệu, họ vẫn có hàng hóa để kinh doanh, xuất khẩu.
Đây là hạn chế rất lớn của nhóm ngành hàng này, nếu không sớm khắc phục thì cà phê Dak Lak nói riêng và cả nước nói chung sẽ mất chỗ đứng trên thị trường. Vậy nên, việc chia sẻ những khó khăn với người nông dân trực tiếp trồng cà phê ở Dak Lak hiện nay là trách nhiệm đối với các nhà doanh nghiệp, nhằm tạo sự gắn kết, để quá trình sản xuất và kinh doanh cà phê hiệu quả và bền vững hơn.
Đây là hạn chế rất lớn của nhóm ngành hàng này, nếu không sớm khắc phục thì cà phê Dak Lak nói riêng và cả nước nói chung sẽ mất chỗ đứng trên thị trường. Vậy nên, việc chia sẻ những khó khăn với người nông dân trực tiếp trồng cà phê ở Dak Lak hiện nay là trách nhiệm đối với các nhà doanh nghiệp, nhằm tạo sự gắn kết, để quá trình sản xuất và kinh doanh cà phê hiệu quả và bền vững hơn.
Theo Báo Dak Lak điện tử