Minh Phát Đắk Lắk

https://minhphatdaklak.com


BẪY NẤM CHẾT NHANH BẰNG LÁ HỒ TIÊU

BẪY NẤM CHẾT NHANH BẰNG LÁ HỒ TIÊU
Bệnh chết nhanh hồ tiêu thường rất khó phát hiện sớm, chỉ khi cây biểu hiện các triệu chứng điển hình thì nông dân mới phát hiện. Khi đó việc áp dụng các biện pháp phòng trừ hầu như không còn tác dụng. Kỹ thuật này có thể ứng dụng để theo dõi nguồn bệnh Phytophthora capsici trong đất để dự tính dự báo khả năng và mức độ bệnh sẽ xảy ra nhắm có kế hoạch phòng trừ bệnh.
Tiến hành:

- Đất sử dụng đễ bẫy nấm Phytophthora được thu thập ở vùng quanh gốc cây hồ tiêu ở sâu khoảng từ 1-15cm từ mặt đất.

 

buoc1 buoc2

 

- Bóp vỡ vụn khoảng 50g đất được rồi cho vào một cốc nhựa (khoảng ½ cốc) sau đó thêm vào 100ml nước cất hoặc nước giếng (khoảng 2/3 gốc) . Nếu nước máy phải để ngoài trời khoảng 1 giờ đồng hồ sau đó mới sử dụng. 
 

 

buoc3buoc4

 

Cho vào bề mặt nước một lá tiêu bánh tẻ (lá trưởng thành, không quá già) không có vết bệnh, cốc để trong nhà nhiệt độ khoảng 25-30°C và dưới điều kiện ánh sáng tán xạ. Chú ý lá tiêu phải được giữ nổi trên mặt nước trong suốt thời gian bẫy. 
Quan sát vết bệnh phát triển trên lá tiêu sau 2-5 ngày:

 

vetbenh_3 vetbenh_5 vetbenh_4

(Vết bệnh do lá nhiễm nấm chết nhanh)

 

Vết bệnh gây ra do Phytophthora có hình tròn, có tia nấm ở ngoài rìa và vành mô bệnh dạng giọt dầu

 

vetbenh_1vetbenh_2

(Lá bị thối không phải do nấm chết nhanh)

 

Để đánh giá chính xác nguồn bệnh trong vườn nặng hay nhẹ thì mỗi vườn có thể tiến hành bẫy 100-200 cốc (100-200 gốc). Cứ 15 ngày bẫy một lần.
Nếu vườn nhiễm bệnh cần chủ động phòng trừ và xử lý.

Tác giả bài viết: Nguyễn Vĩnh Trường

Nguồn tin: hotieuvietnam.vn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây