CÁC DINH DƯỠNG: ĐA LƯỢNG - TRUNG LƯỢNG THIẾT YẾU: TÍNH TƯƠNG HỖ VÀ ĐỐI KHÁNG.
- Thứ năm - 30/10/2014 05:03
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Minh họa
1/N: được xem là chất dẫn các nguyên tố khác vào cây (TƯƠNG HỖ). Nhưng khi bón N thừa sẽ làm gia tăng SINH KHÔI (tăng độ nặng) quá nhanh, và làm tăng nhu cầu các chất khác quá cao khiến cây BÉO PHÌ (tích nước) và cũng làm mẫn cảm với dịch hại.
2/Lân (P): giúp tổng hợp năng lượng, gần giống như nguyên tố C tạo rễ, chịu hạn, làm mập rễ,-cành -lá- nụ hoa- vỏ trái. Khi cung cấp đủ lân, bộ rễ mạnh, lá xanh den dày, cành mập, góp phần vào gia tăng năng suất và chất lượng nhân, hạn chế bệnh, nhưng hay phát sinh tảo đỏ, rong rêu. Khi bón thừa P, đối với loại giống thực sinh (cà phê trồng, rễ khỏe) sẽ làm phát triển rễ vô hạn, gây suy cây. Nếu thừa trong đất, P tạo hợp chất kết tủa (không tan trong nước) với 1 số chất như Zn, Fe, Ca, Mg,..Khi P trong cây thừa sẽ cũng giảm hữu hiệu các chất này gây biểu hiện thiếu Fe, Zn, Mo, Mg. Ngoài ra, giai đoạn trái lớn nhanh, việc thừa lân sẽ làm cây gia tăng phát triển lá- độ dày lá, cành, rễ, vỏ trái, không ưu tiên phát triển nhân làm trái chậm lớn, nhân sẽ bé.
3/K: là nguyên tố gần như đối kháng nhiều nhất với tất cả các dinh dưỡng còn lại và khi hấp thụ sẽ lưu chuyển trong cây khá nhanh mạnh, hơn cả N. Nên khi bón K đặc biệt phải thận trọng! K làm gia tăng lưu chuyển nhựa cây 2 chiều lên xuống, giúp các bộ phận săn chắc, tăng sự chống chịu, hạn chế quá trình phát lá, cành, đọt, rễ non, giúp cây ưu tiên vào việc tổng hợp các hợp chất C (chất xơ chắc tế bào) và ưu tiên cho sinh trưởng sinh thực (ra hoa, nuôi trái).
Việc bón thừa K giai đoạn cây đang nuôi trái non, hoặc phát cành sẽ làm cây còi cọc (già sớm), chậm lớn. {Tạm hiểu như cây hạn chế tạo auxin, GA3 mà thiên về tạo ethylen + cytokinin}. Khi rễ yếu, hoặc rễ già cỗi, việc bón chế độ K cao sẽ làm gia tăng hiện tượng vàng rụng lá già, gây nám trái, lép hạt. Lý do, K gia tăng sự thoát nước của cây để làm cây săn chắc, rễ non sẽ hóa già sớm, dòng nhựa cô đặc giảm vận chuyển các chất lên các bộ phận non, trong đó trái sẽ bị cung cấp thiếu nước, thiếu chất, cây sẽ hiểu khi nạp quá nhiều K thì cây phải giảm cả 2 quá trình SINH DƯỠNG+SINH THỰC, ưu tiên tích lũy năng lượng đối phó với các điều kiện bất lợi.
4/Ca: giá trị tạo khung xương chắc chắc, làm cho các hoạt động khác của cây diễn ra bình thường. Khi bón Ca, hay Si, biểu hiện bên ngoài luôn không rõ ràng, nếu không có nhiều kinh nghiệm quan sát, đánh giá, bà con mình rất dễ thất vọng khi bón 2 chất này. Đặc biệt, Ca ít di chuyển trong cây nên cần dùng 4 yếu tố để gia tăng lưu chuyển trong cây: bón Ca lúc cây quang hợp tốt nhất (trời quang), lúc cây tăng sinh khối mạnh (phát cành, rễ, lớn trái chưa vào nhân, nụ hoa phát mạnh-trổ) điều này cần N làm chất dẫn, tác đồng Mg xúc tác làm loãng nhựa cây trước khi bón Ca, bón B để tăng khả năng hấp thụ N sẽ dẫn Ca nhanh hơn.
Trong nhiều trường hợp bón đầy đủ Ca hàng năm giúp cây trồng ổn định năng suất và kéo dài tuổi thu hoạch.
5/Mg: Mg là yếu tố quan trọng trong tổng hợp diệp lục, gia tăng quang hợp, làm loãng nhựa, làm giảm hình thành các hợp chất Cac bon (các chất xơ, làm nhẹ nhân), làm kéo dài quá trình chín của hạt. Gần như hiểu Mg tác động ngược lại với K. Khi bón thừa Mg, N, B sẽ làm bản lá to rộng, bề mặt lá xanh thẫm, lồi lõm, gân lá sưng to.
Khi canh tác CÀ PHÊ, TIÊU (cây lấy hạt nói chung): Cần lưu ý tỉ lệ bón 5 chất này:
N-K tỉ lệ N cao hơn khi đất nghèo hữu cơ (cả năm), khi trái đã vào chắc xong, còn K cao hơn khi đất giàu hữ cơ (cả năm), khi trái lớn + lá thân cành rễ phát mạnh.
Để tránh các đối kháng K, Mg, P, Ca. Thứ nhất trên cây lấy hạt P cả năm chiếm 50-60% K, Ca chiếm 25-40% K, Mg chiếm 10-15%K (mang tính tương đối, ko chính xác từng cm như các công cụ kiểm tra phân tích mang tính nghiên cứu khoa học).
Tùy theo mong muốn từng chủ vườn đối với cây trồng vườn mình. Hãy vận dụng tính nhanh chậm khi vào cây, ứng dụng công dụng riêng từng chất để thúc đẩy các bộ phận cây theo mong muốn, các tỉ lệ 5 chất tại các giai đoạn khác nhau.
Riêng S tôi ko muốn đề cập đến vì đây là trung lượng cây rất cần. Nhưng các công thức phân bón hiện tại dễ có nhiều S, dễ bị bón thừa so với nhu cầu cây CÀ PHÊ, TIÊU.
Các vi lượng khác sẽ bàn trong bài viết khác!
2/Lân (P): giúp tổng hợp năng lượng, gần giống như nguyên tố C tạo rễ, chịu hạn, làm mập rễ,-cành -lá- nụ hoa- vỏ trái. Khi cung cấp đủ lân, bộ rễ mạnh, lá xanh den dày, cành mập, góp phần vào gia tăng năng suất và chất lượng nhân, hạn chế bệnh, nhưng hay phát sinh tảo đỏ, rong rêu. Khi bón thừa P, đối với loại giống thực sinh (cà phê trồng, rễ khỏe) sẽ làm phát triển rễ vô hạn, gây suy cây. Nếu thừa trong đất, P tạo hợp chất kết tủa (không tan trong nước) với 1 số chất như Zn, Fe, Ca, Mg,..Khi P trong cây thừa sẽ cũng giảm hữu hiệu các chất này gây biểu hiện thiếu Fe, Zn, Mo, Mg. Ngoài ra, giai đoạn trái lớn nhanh, việc thừa lân sẽ làm cây gia tăng phát triển lá- độ dày lá, cành, rễ, vỏ trái, không ưu tiên phát triển nhân làm trái chậm lớn, nhân sẽ bé.
3/K: là nguyên tố gần như đối kháng nhiều nhất với tất cả các dinh dưỡng còn lại và khi hấp thụ sẽ lưu chuyển trong cây khá nhanh mạnh, hơn cả N. Nên khi bón K đặc biệt phải thận trọng! K làm gia tăng lưu chuyển nhựa cây 2 chiều lên xuống, giúp các bộ phận săn chắc, tăng sự chống chịu, hạn chế quá trình phát lá, cành, đọt, rễ non, giúp cây ưu tiên vào việc tổng hợp các hợp chất C (chất xơ chắc tế bào) và ưu tiên cho sinh trưởng sinh thực (ra hoa, nuôi trái).
Việc bón thừa K giai đoạn cây đang nuôi trái non, hoặc phát cành sẽ làm cây còi cọc (già sớm), chậm lớn. {Tạm hiểu như cây hạn chế tạo auxin, GA3 mà thiên về tạo ethylen + cytokinin}. Khi rễ yếu, hoặc rễ già cỗi, việc bón chế độ K cao sẽ làm gia tăng hiện tượng vàng rụng lá già, gây nám trái, lép hạt. Lý do, K gia tăng sự thoát nước của cây để làm cây săn chắc, rễ non sẽ hóa già sớm, dòng nhựa cô đặc giảm vận chuyển các chất lên các bộ phận non, trong đó trái sẽ bị cung cấp thiếu nước, thiếu chất, cây sẽ hiểu khi nạp quá nhiều K thì cây phải giảm cả 2 quá trình SINH DƯỠNG+SINH THỰC, ưu tiên tích lũy năng lượng đối phó với các điều kiện bất lợi.
4/Ca: giá trị tạo khung xương chắc chắc, làm cho các hoạt động khác của cây diễn ra bình thường. Khi bón Ca, hay Si, biểu hiện bên ngoài luôn không rõ ràng, nếu không có nhiều kinh nghiệm quan sát, đánh giá, bà con mình rất dễ thất vọng khi bón 2 chất này. Đặc biệt, Ca ít di chuyển trong cây nên cần dùng 4 yếu tố để gia tăng lưu chuyển trong cây: bón Ca lúc cây quang hợp tốt nhất (trời quang), lúc cây tăng sinh khối mạnh (phát cành, rễ, lớn trái chưa vào nhân, nụ hoa phát mạnh-trổ) điều này cần N làm chất dẫn, tác đồng Mg xúc tác làm loãng nhựa cây trước khi bón Ca, bón B để tăng khả năng hấp thụ N sẽ dẫn Ca nhanh hơn.
Trong nhiều trường hợp bón đầy đủ Ca hàng năm giúp cây trồng ổn định năng suất và kéo dài tuổi thu hoạch.
5/Mg: Mg là yếu tố quan trọng trong tổng hợp diệp lục, gia tăng quang hợp, làm loãng nhựa, làm giảm hình thành các hợp chất Cac bon (các chất xơ, làm nhẹ nhân), làm kéo dài quá trình chín của hạt. Gần như hiểu Mg tác động ngược lại với K. Khi bón thừa Mg, N, B sẽ làm bản lá to rộng, bề mặt lá xanh thẫm, lồi lõm, gân lá sưng to.
Khi canh tác CÀ PHÊ, TIÊU (cây lấy hạt nói chung): Cần lưu ý tỉ lệ bón 5 chất này:
N-K tỉ lệ N cao hơn khi đất nghèo hữu cơ (cả năm), khi trái đã vào chắc xong, còn K cao hơn khi đất giàu hữ cơ (cả năm), khi trái lớn + lá thân cành rễ phát mạnh.
Để tránh các đối kháng K, Mg, P, Ca. Thứ nhất trên cây lấy hạt P cả năm chiếm 50-60% K, Ca chiếm 25-40% K, Mg chiếm 10-15%K (mang tính tương đối, ko chính xác từng cm như các công cụ kiểm tra phân tích mang tính nghiên cứu khoa học).
Tùy theo mong muốn từng chủ vườn đối với cây trồng vườn mình. Hãy vận dụng tính nhanh chậm khi vào cây, ứng dụng công dụng riêng từng chất để thúc đẩy các bộ phận cây theo mong muốn, các tỉ lệ 5 chất tại các giai đoạn khác nhau.
Riêng S tôi ko muốn đề cập đến vì đây là trung lượng cây rất cần. Nhưng các công thức phân bón hiện tại dễ có nhiều S, dễ bị bón thừa so với nhu cầu cây CÀ PHÊ, TIÊU.
Các vi lượng khác sẽ bàn trong bài viết khác!