Minh Phát Đắk Lắk

https://minhphatdaklak.com


CÁCH CHĂM SÓC CÂY CÀ PHÊ CHO HOA NỞ ĐỀU, NHÂN TO VÀ CHẮC HẠT CHẤT LƯỢNG CAO.

Minh Phát

Minh Phát

Mỗi mùa xuân, Tây Nguyên lại khoác lên mình một màu trắng ngà ngọc và tỏa ra mùi hương ngan ngát khiến đất trời trong những ngày xuân đẹp hơn, lộng lẫy hơn và tinh khiết hơn. Vậy chúng ta cần chăm sóc cây cà phê như thế nào để cây phân hóa mầm hoa, hình thành hoa và nở hoa đều, đậu quả quả non phát triển tối đa về mặt thể tích nhân to về sau? Đây chính là giai đoạn quan trọng nhất dẫn đến năng suất và chất lượng của cây cà phê.

NPK GAP giúp hoa nở đêù
Sau đây công ty Minh Phát chúng tôi xin giới thiệu đến bà con nông dân một số biện pháp, kĩ thuật chăm sóc đối với vườn cà phê trong những tháng cuối mùa mưa đầu mùa mưa như sau:
I. Phòng trừ sâu bệnh:
Bệnh rệp sáp: 

Trong những tháng cuối  mùa khô đầu mùa mưa bà con nông dân cần kiểm tra vườn cây để kịp thời có biện pháp phòng trừ rệp sáp xuất hiện. Rệp sáp thường chích hút các bộ phận non như lá non, chồi non hay quả non. Rệp sáp hại quả thường xuất hiện từ khi cà phê ra hoa cho đến khi thu hoạch. Rệp sáp hại quả có hình bầu dục, bên ngoài có lớp sáp trắng bao phủ.
Biện pháp  phòng  trừ: Tạo thông thoáng trong vườn cây nhằm hạn chế sự phát sinh của rệp sáp.Vệ sinh vườn cà phê cắt bỏ những cành bị sâu hại nặng  đem tiêu hủy tưới béc  rửa cành, rửa lá. Khi mật số  rệp sáp cao có thể dùng vòi nước với áp suất cao xịt mạnh làm cho sáp tơ trắng bung ra sau đó mới xịt thuốc.Cần ưu tiên sử dụng các chế phẩm sinh học, chế phẩm sinh học hữu cơ không độc hại như DC- tron plus nấm kí sinh…Có thể sử dụng một trong các loài thuốc sau:Applaud – Bass 100wt, Supacide40EC, Supra thion40EC… Lưu ý chỉ phun thuốc cho những cây có bệnh hoặc vườn cây có rệp theo đúng nồng độ và liều lượng theo khuyến cáo trên nhãn thuốc phun 2 lần cách nhau 5 đến 7 ngày.. Không phun thuốc phòng cho vườn cây không có rệp. Ngoài ra bà con cần diệt trừ các ổ kiến để ngăn chặn sự lây lan của bệnh.Vì kiến sống cộng sinh với rệp, bảo vệ rệp ăn chất thải của rệp tha rệp từ nơi này sang nơi khác.
  Bệnh nấm hồng:

Triệu chứng xuất hiện: đầu tiên trên quả cành xuất hiện những chấm rất nhỏ màu trắng giống như bụi phấn. Những chấm nhỏ này phát triển tạo thành một lớp phấn mỏng sau này có màu hồng đó chính là bào tử nấm bệnh. ((Corticium salmonicolorCorticium salmonicolor))
Để phòng trừ bênh nấm hồng ta cần tạo sự thông thoáng cho vườn cây. Cắt đốt các cành bị bệnh. Dùng Validacin 3L( 2%) Phun 2 lần cách nhau  khoảng 15 ngày.
II. Bón phân:

Quan sát các triệu chứng thiếu hụt chất dinh dưỡng ở cây cà phê như sau:
1. Thiếu đạm (N)
Cây sinh trưởng, phát triển kém, thấp cây, ít cành, ít chồi mới, lá nhỏ, mép lá chuyển vàng tới vàng úa bắt đầu từ lá già trước, lá non sau, những vùng lá được cho bóng bởi cây khác vẫn còn giữ được màu xanh. Thiếu đạm đầu cành bị khô lá gì rụng dần để lại cành trơ trụi, quả dễ rụng năng suất thấp, chất lượng cà phê giảm.
cây cà phê thiếu dinh dưỡng
 
















Triệu chứng ban đầu:
Lá non mất màu xanh (3 cây bên phải)  ​
 cây cà phê thiếu dinh dưỡng
Triệu chứng điển hình:
Cây chuyển màu xanh nhợt với gân lá hơi sáng màu (thiếu đạm lâu dài)​
 2. Thiếu lân (P)
 Triệu chứng thiếu lân thường xuất hiện ở những lá già mang nhiều quả. Lá có màu vàng chanh chuyển sang hồng nếu thiếu nặng  sẽ nổi đỏ xỉn đến nâu tím rồi chết. Sự chuyển màu ở lá bắt đầu từ đầu lá sau lan dần ra toàn bộ lá, lá non có màu xanh tối rễ rụng lá. Khi thiếu lân rễ cây cà phê kém phát triển hóa gỗ yếu, hạn chế hình thành mầm hoa, một số hoa ít, hoa nở không tập trung, tỉ lệ đâu quả kém năng suất và chất lượng thấp.
 

cây cà phê thiếu dinh dưỡng
































 
Triệu chứng ban đầu:
Đốm mất màu ở lá già 
cây cà phê thiếu dinh dưỡng
Triệu chứng điển hình: biến vàng giữa các gân các lá già (trái). Đốm mất màu có thể phát triển trên lá già khi thiếu hụt lân nặng xảy ra (phải).​
3. Thiếu kali (K)
Trên lá xuất hiện các đốm hoặc sọc hoặc vàng hơi đỏ, chuyển thành nâu đen và đan dọc các rìa lá từ chóp  lá trở xuống, mép lá trở vào sau đó lad rụng dần, lá rung hàng loạt để cành trơ trụi nếu gặp gió mùa hơi lạnh. Thiếu ka li quả rung nhiều, quả nhỏ, quả một nhân đều hạt lép, năng suất và chất lượng thấp.
cây cà phê thiếu dinh dưỡng
Triệu chứng ban đầu: 
Lá già xuất hiện những vệt và đốm mất màu dọc mép lá​
cây cà phê thiếu dinh dưỡng
Triệu chứng điển hình: 
Lá già xuất hiện những mô chết với những vầng sáng xung quanh​​
cây cà phê thiếu dinh dưỡng
Lá già mất màu từ ngoài vào, trong khi lá non không bị ảnh hưởng​
4. Thiếu Ma Giê (Mg)
Ban đầu các gân lá từ xanh sẫm chuyển thành các vêt màu xanh ô liu sang màu xanh lá mạ rồi sang vàng song song với gân chính sau đó lan rông ra. Vùng giữa các gân lá chuyển từ dần từ xanh ô liu sang xanh lá mạ rồi sang vàng và cuối cùng thành màu đông thau: lá rụng nhiều năng suất và chất lượng thấp.
cây cà phê thiếu dinh dưỡng
Triệu chứng điển hình:
Mất màu xanh vùng giữa các gân lá ở lá già, nhưng gân lá vẫn xanh
cây cà phê thiếu dinh dưỡng
Triệu chứng ban đầu:
Mất màu xuất hiện dọc mép lá già, phát triển thành băng rộng
cây cà phê thiếu dinh dưỡng
Các đốm mất màu ngày càng nhiều khi sự thiếu hụt Mg tiếp tục diễn ra​
Thiếu magiê thường xảy ra nhiều vào giữa và cuối mùa mưa, đặc biệt là trên các đất chua, đất có tầng canh tác mỏng và có quặng boxit.
5. Thiếu canxi (Ca)
Chóp lá cong không đều vào phía trong, cây yếu dễ đổ gãy cành, rễ kém phát triển nên dễ bị sâu bệnh tấn công.
cây cà phê thiếu canxi
cây cà phê thiếu canxi
Lá non chuyển màu đồng, lá mỏng và dễ rách; Cành dễ gãy. Vỏ trái bị nứt nhiều.
Thiếu canxi thường xảy ra trên các loại đất chua, đất dốc và ít bón vôi, làm giảm năng suất đáng kể.   

6. Thiếu lưu huỳnh (S)
Các chùm lá cà phê non trên cùng chuyển từ xanh sẫm sang vàng nhạt, đặc biệt xuất hiện trên lá non rìa mép lá bị uốn cong, lá giòn dễ gãy, dễ rách và khô từ ngoài mép vào trong lá. Các lá già bị rung nhiều chỉ còn lá non có màu vàng nhạt, năng suất và chất lượng đều giảm.

cà phê thiếu lưu huỳnh

Triệu chứng điển hình: suy giảm sinh trưởng và gây biến màu toàn bộ lá​

cà phê thiếu lưu huỳnh
Triệu chứng ban đầu:
Chùm lá non mất màu xanh​
Thiếu lưu huỳnh thường xảy ra ở cà phê kiến thiết cơ bản; vườn cà phê kinh doanh ít bị thiếu do nhà vườn thường có sử dụng phân SA hay NPK có chứa lưu huỳnh.    
7. Thiếu kẽm (Zn)
Lá nhỏ hẹp bề ngang, hệ thống gân nổi trên nền lá xanh nhạt. Chùm lá trên  ngọn mọc sít nhau. Các chồi non phát triển chậm, không vươn ra được. Khi thiếu trầm trọng lá bị chết và rụng. Thiếu kẽm làm cho cây cà phê không phát triển được năng suất thấp cho dù bà con có bón phân  đa lượng.
cà phê thiếu kẽm
Triệu chứng điển hình: cây có dạng như bụi hồng; lá già bình thường​
cà phê thiếu kẽm
Triệu chứng ban đầu:
Phần giữa gân các lá non mất màu
  8. Thiếu bo (B)
Các chồi non sẽ bị chết lá non ra như cái quạt, lá biến dạng, một bên mép lá ngắn lại làm cho lá cong queo, bản lá hẹp và dài, chóp lá có màu xanh ô liu hoặc xanh vàng. Chồi non bị teo dần và chết, lá đọt rất nhỏ và khô dần từ mép, tỷ lệ đậu trái thấp và tình trạng rụng trái non rất nhiều làm năng suất và chất lượng đều giảm. Thiếu bo cũng làm cành dự trữ kém phát triển, lá rụng nhiều chỉ còn lại cành mang ít trái, trơ trụi.     
cà phê thiếu bo
Tác động lên chồi sinh trưởng: chồi và lá non có dạng bất thường 
cây cà phê thiếu bo
Triệu chứng điển hình:gân lá non có hình dạng bất thường, chồi ngọn sinh trưởng biến dạng​
9. Thiếu sắt (Fe)
Chùm lá ngọn bạc trắng (bạch tạng) trong khi các lá dưới vẫn xanh bình thường. Trên thực tế, thiếu sắt không phổ biến nhưng vẫn xảy ra ở những vườn bón quá nhiều lân và vôi.
 
cây cà phê thiếu sắt
Triệu chứng nghiêm trọng:
Lá non có màu từ xanh vàng đến trắng kem  
cây cà phê thiếu sắt
Triệu chứng điển hình:
Lá non mất màu xanh ở phần giữa các gân lá

10. Triệu chứng cháy nắng ở cà phê

Cháy nắng ở cây lớn

Cháy nắng ở cây lớn

Cháy nắng ở cây con

Cháy nắng ở cây con

Khi cà phê có những biểu hiện của các triệu chứng như mô tả ở trên thì vườn cà phê đã thiếu hụt dinh dưỡng khá nặng và chắc chắn năng suất sẽ thấp. Khi mùa mưa bắt đầu được một tháng tiến hành rong tỉa các cây che bóng mát trong vườn sao cho cành thấp nhất của cây che bóng tán cà phê khoảng 3m làm cho cà phê thông thoáng hạn chế được bệnh tật hoặc tạo điều kiện tốt cho cây được quang hợp.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học bà con nên bón phân ba trong mùa mưa. Tuy nhiên nếu có điều kiện nên chia làm 4 lần bón thì khoảng cách giữa các lần bón phân rút ngắn lại khoảng một tháng thay vì 1,5 tháng. Điều này tuy đơn giản nhưng giúp cây chống rụng trái rất tốt.
Công ty Minh Phát chúng tôi khuyên bà con Ở Tây Nguyên do mưa lớn và tập trung vào một số tháng nên hạn chế sự rửa trôi đồng thời tiết kiệm được công lao động và chi phí lao động bà con nên sử dụng phân bón qua lá giúp cây hấp thụ dễ dàng hơn. Nên sử dụng NPK GAP MINH PHÁT có amino và a xít amin 11 loại, NPK thực vật, vi lượng, trung lượng, Ma giê,Can xi, Lưu huỳnh…..Ngoài ra sử dụng NPK GAP giúp cà phê phân hóa mầm hoa khi phun được 1 hoặc 2 lần sau khi vừa tưới cà phê xong sẽ đảm bảo ra hoa đồng loạt được 90% trở lên.

 
Đợt 1: Đầu Mùa Mưa cây đang cần dinh dưỡng Phun 10 chai NK GAP loai 100ml (Amino) 3 Chai BO SỮA VÀNG (Amino) MINH PHÁT(Trên 1 héc ta). Chống rụng trái non, giúp trái non phát triển mạnh, tạo cành dự trữ nhiều, phát đọt mạnh, mập cành, xanh lá, kháng bệnh……
Kết hợp bón phân hoá học NPK + Vi sinh ( Hoặc phân chuồng nếu có) NPK 300gr/ gốc + 2 – 4kg phân chuồng/ gốc cà kinh doanh ( cà mới trồng giảm một nửa).

NPK GAP (Amino) +BO SỮA VANG (Amino)

 
Đợt 2: Giữa mùa mưa Phun lá 15 Chai NPK GAP loại 100ml (Amino) + 3 chai BO SỮA VÀNG (Amino) loại 500ml Minh Phát (Trên 1 héc ta). Chắc cành, mạnh lá, trái lớn nhanh chống rụng quả sinh lý, đỉnh sinh trưởng mạnh....
Bón NPK 500gr/ gốc Cà Kinh Doanh ( cà mới trồng giảm một nửa)


 
 
Đợt 3: Phun Ka Li Trắng 5kg/ha +20 chai NPK GAP (Amino) + 4chai BO SỮA VÀNG + 3 chai EFIGO/ ha, trái già đều, chín đều, chắc cành, lá dầy, Trị nấm trái và cành, dúp thu hoạch đồng loạt.....
 
Đợt 4:  Phun 10 chai NPK GAP (Amino) loại 100ml để thu hoạch.

 
NPK GAP MINH PHÁT
      Để cây hấp thụ chất dinh dưỡng tốt kĩ thuật bón phân cho cây cà phê cũng vô cùng quan trọng. Bón phân không quá sâu hoặc không quá nông. Vì nếu bón phân quá nông thì phân sẽ bị thất thoát sâu quá thì gặp mưa lớn phân sẽ theo đường trực  đi xuống phần sâu hơn, cây sẽ không hấp thu được.
Dưới đây là hình ảnh các vườn cà phê do công ty chúng tôi đã tư vấn và đạt năng suất cao như: 
 


 Vườn cà phê bác Quyền Xã Eakao trước và sau thu hoạch Dùng NPK GAP MINH PHÁT
Công ty chúng tôi xin chân thành cảm ơn bà con nông dân gần xa đã đồng hành cùng chúng tôi trong suốt thời gian qua. Xin kính chúc bà con sức khỏe và có một mùa bội thu. Hãy ghé thăm Website: http// www.minhphatdaklak.com thường xuyên hơn để cập nhật những kĩ thuật chăm sóc cây cà phê cũng như một số cây trồng khác…

 

Tác giả bài viết: Minh Phát Đak Lak & Phan Mơ

Nguồn tin: ST

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây