“Chắp vá” công nghiệp cơ khí
- Chủ nhật - 22/04/2012 12:55
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Minh họa
Ngành cơ khí đang phát triển với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, trong đó nhiều doanh nghiệp tư nhân đang nổi lên như là các nhân tố tích cực.
Phần lớn thiết bị máy móc, nguyên liệu vẫn phải nhập khẩu, công nghiệp phụ trợ yếu kém...
Theo ông Nguyễn Văn Thụ, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI), trong hơn 6 năm qua ngành cơ khí được đầu tư rất khiêm tốn, chỉ dừng ở mức "khởi sắc", sản phẩm mới chiếm thị phần nhỏ bé trong nước, tham gia xuất khẩu còn nhỏ lẻ, giá trị gia tăng trong tổng giá trị hàng hóa của sản phẩm cơ khí còn thấp.
Nhìn chung, công nghiệp cơ khí nước ta hiện mới đạt trình độ gia công kết cấu thép và chế tạo các loại máy công cụ, chế biến nông nghiệp cỡ nhỏ.
Vẫn chỉ là những mặt hàng gia công
Ngành cơ khí đang phát triển với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, trong đó nhiều doanh nghiệp tư nhân đang nổi lên như là các nhân tố tích cực. Nhiều doanh nghiệp bắt đầu hướng tới đầu tư vốn cho sản xuất và nội địa hóa các sản phẩm phụ trợ như Công ty ôtô Trường Hải cũng đang vươn lên chiếm lĩnh thị trường ô tô tải và có kế hoạch lắp ráp xe du lịch.
Nhiều doanh nghiệp khác đang quan tâm đến khả năng đầu tư các dự án sản xuất các thiết bị cơ khí tiêu dùng. Tổng công ty Cơ khí giao thông vận tải Sài Gòn (Samco), từ năm 2002 chỉ sản xuất xe tải đóng thùng và xe chuyên dùng, đến nay đã là một trong những đơn vị hàng đầu sản xuất xe buýt, xe khách... với tỷ lệ nội địa hóa trên 20%.
Một số đơn vị ứng dụng công nghệ tin học, nâng cấp, hiện đại hóa máy công cụ đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng sản phẩm cơ khí, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế trong công nghiệp sản xuất dây cáp điện, biến thế điện, động cơ điện, phụ tùng, linh kiện, thiết bị đo điện... Điểm nổi bật là tự thiết kế, chế tạo được máy biến thế điện áp 220 KV, thiết bị siêu trường, siêu trọng cho các công trình thủy điện, khí điện, giàn mái không gian chuyên dùng.
Công nghiệp tàu thủy có tốc độ tăng trưởng cao, bình quân 50%/năm, đóng được nhiều loại tàu chở container, du lịch, chuyên dùng, sức chở đến 53 nghìn tấn, đã triển khai đầu tư xây dựng một số cơ sở công nghiệp phụ trợ. Công nghiệp ôtô cũng tăng trưởng mạnh, tập trung sản xuất, lắp ráp ôtô chở hàng hạng nhẹ, hạng trung, ôtô buýt, ôtô chở người từ 40 đến 50 chỗ, đáp ứng cơ bản nhu cầu trong nước, và bước đầu xuất khẩu những lô hàng sang thị trường Nam Mỹ.
Tuy nhiên, cho đến nay ngành cơ khí ở nước ta vẫn chưa được đầu tư đúng mức để hướng đến một sản phẩm mang thương hiệu riêng mà chủ yếu vẫn là gia công những công đoạn thông thường. Cụ thể, hai lĩnh vực đóng tàu và ô tô mới chỉ dừng lại ở khâu đóng khung và các phần nội thất đơn giản. Còn các máy móc và những thiết bị phức tạp đều phải nhập ngoại.
Ông Thụ cho rằng, sản phẩm cơ khí nước ta hiện nay chủ yếu là hàng gia công, giá trị kinh tế thấp, công nghệ, thiết bị lạc hậu, chưa hình thành một số ngành mũi nhọn đủ sức chế tạo dây chuyền thiết bị đồng bộ. Phần lớn thiết bị, máy móc, nguyên liệu phải nhập khẩu, công nghiệp phụ trợ yếu kém...
Còn theo nhận định của các chuyên gia trong ngành, lực lượng nghiên cứu phát triển từ tư vấn, thiết kế công nghệ và thiết kế chế tạo đến các chuyên gia đầu ngành với vai trò công trình sư, tổng công trình sư và lực lượng công nhân lành nghề còn thiếu và yếu về năng lực.
Chất lượng đào tạo kỹ sư cơ khí chưa đáp ứng yêu cầu thực tế. Ngoài ra vẫn còn thiếu nguồn vốn cho phát triển, chưa có chiến lược thị trường, sản phẩm và trình độ quản trị doanh nghiệp thấp. Quản lý thị trường yếu kém để hàng cơ khí chất lượng thấp, giá rẻ tràn vào thị trường trong nước, gây nên tình trạng cạnh tranh không lành mạnh.
Đầu tư mạnh cho cơ khí chế tạo
Theo kế hoạch phát triển ngành cơ khí trọng điểm, từ nay đến năm 2010, nước ta phải đáp ứng tối thiểu 45 - 50% nhu cầu sản phẩm cơ khí trong nước và xuất khẩu 30% giá trị sản lượng, doanh số đạt bình quân từ 3,5 - 4 tỷ USD. Mục tiêu của chương trình cơ khí trọng điểm đến năm 2010 và tầm nhìn tới 2020 là tập trung vào 8 nhóm chuyên ngành cơ khí lớn như máy động lực, máy kéo và máy nông nghiệp, máy công cụ, thiết bị toàn bộ, cơ khí xây dựng, cơ khí tàu thủy, cơ khí ô tô và cơ khí giao thông vận tải, thiết bị điện...
Khi Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế, các hàng rào bảo hộ bị bãi bỏ thì ngành cơ khí sẽ gặp nhiều khó khăn. Nếu nhà nước không tập trung đầu tư đúng mức xây dựng công nghiệp cơ khí chế tạo phát triển, có đủ nội lực hội nhập, chúng ta sẽ mất thị trường trong nước.
Nhằm khắc phục những điểm yếu của ngành cơ khí cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, VAMI đã đưa ra một số kiến nghị:
- Các dự án đầu tư sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm được vay vốn tối đa đến 85% tổng vốn đầu tư từ nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, trong đó 50% được vay với lãi suất bằng một nửa mức lãi suất hiện hành, còn lại 35% được vay với lãi suất hiện hành, thời hạn vay 12 năm, 2 năm đầu không phải trả lãi, cộng 1% phí ngân hàng;
- Các dự án đầu tư sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm được vay vốn từ nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước với lãi suất hiện hành, thời hạn vay kéo dài tới 20 năm;
- Nhà nước cần giành một nguồn tài chính riêng để đầu tư cho các dự án cơ khí trọng điểm đã phê duyệt trong từng kế hoạch 5 năm thực hiện như vay vốn ODA nước ngoài; các dự án đầu tư sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm có khả năng vay vốn nước ngoài thì được Chính phủ xem xét bảo lãnh vốn vay.
Để cơ khí chế tạo Việt Nam tiếp tục đà tăng trưởng nhanh, bền vững và có hiệu quả, theo ông Thụ, Nhà nước phải có những quyết sách lớn để đầu tư sức người, sức của xây dựng nền công nghiệp cơ khí.
Cụ thể từ nay đến năm 2015 cần tập trung đầu tư mạnh cho phần cốt lõi của công nghiệp cơ khí là lĩnh vực cơ khí chế tạo. Có như vậy, chúng ta mới tạo nên được nội lực cho ngành cơ khí trên cơ sở đổi mới từ công nghệ, trang thiết bị hiện đại, đào tạo nhân lực có trình độ để cơ khí Việt Nam đảm nhận thực hiện tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo lộ trình phát triển chung của các ngành công nghiệp khác.
Theo (tne)
Theo ông Nguyễn Văn Thụ, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI), trong hơn 6 năm qua ngành cơ khí được đầu tư rất khiêm tốn, chỉ dừng ở mức "khởi sắc", sản phẩm mới chiếm thị phần nhỏ bé trong nước, tham gia xuất khẩu còn nhỏ lẻ, giá trị gia tăng trong tổng giá trị hàng hóa của sản phẩm cơ khí còn thấp.
Nhìn chung, công nghiệp cơ khí nước ta hiện mới đạt trình độ gia công kết cấu thép và chế tạo các loại máy công cụ, chế biến nông nghiệp cỡ nhỏ.
Vẫn chỉ là những mặt hàng gia công
Ngành cơ khí đang phát triển với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, trong đó nhiều doanh nghiệp tư nhân đang nổi lên như là các nhân tố tích cực. Nhiều doanh nghiệp bắt đầu hướng tới đầu tư vốn cho sản xuất và nội địa hóa các sản phẩm phụ trợ như Công ty ôtô Trường Hải cũng đang vươn lên chiếm lĩnh thị trường ô tô tải và có kế hoạch lắp ráp xe du lịch.
Nhiều doanh nghiệp khác đang quan tâm đến khả năng đầu tư các dự án sản xuất các thiết bị cơ khí tiêu dùng. Tổng công ty Cơ khí giao thông vận tải Sài Gòn (Samco), từ năm 2002 chỉ sản xuất xe tải đóng thùng và xe chuyên dùng, đến nay đã là một trong những đơn vị hàng đầu sản xuất xe buýt, xe khách... với tỷ lệ nội địa hóa trên 20%.
Một số đơn vị ứng dụng công nghệ tin học, nâng cấp, hiện đại hóa máy công cụ đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng sản phẩm cơ khí, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế trong công nghiệp sản xuất dây cáp điện, biến thế điện, động cơ điện, phụ tùng, linh kiện, thiết bị đo điện... Điểm nổi bật là tự thiết kế, chế tạo được máy biến thế điện áp 220 KV, thiết bị siêu trường, siêu trọng cho các công trình thủy điện, khí điện, giàn mái không gian chuyên dùng.
Công nghiệp tàu thủy có tốc độ tăng trưởng cao, bình quân 50%/năm, đóng được nhiều loại tàu chở container, du lịch, chuyên dùng, sức chở đến 53 nghìn tấn, đã triển khai đầu tư xây dựng một số cơ sở công nghiệp phụ trợ. Công nghiệp ôtô cũng tăng trưởng mạnh, tập trung sản xuất, lắp ráp ôtô chở hàng hạng nhẹ, hạng trung, ôtô buýt, ôtô chở người từ 40 đến 50 chỗ, đáp ứng cơ bản nhu cầu trong nước, và bước đầu xuất khẩu những lô hàng sang thị trường Nam Mỹ.
Tuy nhiên, cho đến nay ngành cơ khí ở nước ta vẫn chưa được đầu tư đúng mức để hướng đến một sản phẩm mang thương hiệu riêng mà chủ yếu vẫn là gia công những công đoạn thông thường. Cụ thể, hai lĩnh vực đóng tàu và ô tô mới chỉ dừng lại ở khâu đóng khung và các phần nội thất đơn giản. Còn các máy móc và những thiết bị phức tạp đều phải nhập ngoại.
Ông Thụ cho rằng, sản phẩm cơ khí nước ta hiện nay chủ yếu là hàng gia công, giá trị kinh tế thấp, công nghệ, thiết bị lạc hậu, chưa hình thành một số ngành mũi nhọn đủ sức chế tạo dây chuyền thiết bị đồng bộ. Phần lớn thiết bị, máy móc, nguyên liệu phải nhập khẩu, công nghiệp phụ trợ yếu kém...
Còn theo nhận định của các chuyên gia trong ngành, lực lượng nghiên cứu phát triển từ tư vấn, thiết kế công nghệ và thiết kế chế tạo đến các chuyên gia đầu ngành với vai trò công trình sư, tổng công trình sư và lực lượng công nhân lành nghề còn thiếu và yếu về năng lực.
Chất lượng đào tạo kỹ sư cơ khí chưa đáp ứng yêu cầu thực tế. Ngoài ra vẫn còn thiếu nguồn vốn cho phát triển, chưa có chiến lược thị trường, sản phẩm và trình độ quản trị doanh nghiệp thấp. Quản lý thị trường yếu kém để hàng cơ khí chất lượng thấp, giá rẻ tràn vào thị trường trong nước, gây nên tình trạng cạnh tranh không lành mạnh.
Đầu tư mạnh cho cơ khí chế tạo
Theo kế hoạch phát triển ngành cơ khí trọng điểm, từ nay đến năm 2010, nước ta phải đáp ứng tối thiểu 45 - 50% nhu cầu sản phẩm cơ khí trong nước và xuất khẩu 30% giá trị sản lượng, doanh số đạt bình quân từ 3,5 - 4 tỷ USD. Mục tiêu của chương trình cơ khí trọng điểm đến năm 2010 và tầm nhìn tới 2020 là tập trung vào 8 nhóm chuyên ngành cơ khí lớn như máy động lực, máy kéo và máy nông nghiệp, máy công cụ, thiết bị toàn bộ, cơ khí xây dựng, cơ khí tàu thủy, cơ khí ô tô và cơ khí giao thông vận tải, thiết bị điện...
Khi Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế, các hàng rào bảo hộ bị bãi bỏ thì ngành cơ khí sẽ gặp nhiều khó khăn. Nếu nhà nước không tập trung đầu tư đúng mức xây dựng công nghiệp cơ khí chế tạo phát triển, có đủ nội lực hội nhập, chúng ta sẽ mất thị trường trong nước.
Nhằm khắc phục những điểm yếu của ngành cơ khí cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, VAMI đã đưa ra một số kiến nghị:
- Các dự án đầu tư sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm được vay vốn tối đa đến 85% tổng vốn đầu tư từ nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, trong đó 50% được vay với lãi suất bằng một nửa mức lãi suất hiện hành, còn lại 35% được vay với lãi suất hiện hành, thời hạn vay 12 năm, 2 năm đầu không phải trả lãi, cộng 1% phí ngân hàng;
- Các dự án đầu tư sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm được vay vốn từ nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước với lãi suất hiện hành, thời hạn vay kéo dài tới 20 năm;
- Nhà nước cần giành một nguồn tài chính riêng để đầu tư cho các dự án cơ khí trọng điểm đã phê duyệt trong từng kế hoạch 5 năm thực hiện như vay vốn ODA nước ngoài; các dự án đầu tư sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm có khả năng vay vốn nước ngoài thì được Chính phủ xem xét bảo lãnh vốn vay.
Để cơ khí chế tạo Việt Nam tiếp tục đà tăng trưởng nhanh, bền vững và có hiệu quả, theo ông Thụ, Nhà nước phải có những quyết sách lớn để đầu tư sức người, sức của xây dựng nền công nghiệp cơ khí.
Cụ thể từ nay đến năm 2015 cần tập trung đầu tư mạnh cho phần cốt lõi của công nghiệp cơ khí là lĩnh vực cơ khí chế tạo. Có như vậy, chúng ta mới tạo nên được nội lực cho ngành cơ khí trên cơ sở đổi mới từ công nghệ, trang thiết bị hiện đại, đào tạo nhân lực có trình độ để cơ khí Việt Nam đảm nhận thực hiện tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo lộ trình phát triển chung của các ngành công nghiệp khác.
Theo (tne)