ĐÀN HƯƠNG LÀ CÂY GÌ?
- Thứ ba - 25/10/2016 20:12
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Cây đắt giá như vàng
2. Đặc điểm: Cây dạng thân gỗ, lá nguyên, dầy, có hình trứng hoặc hình mũi mác. Hoa dạng chùm, ra hoa tháng 5-6, màu vàng rơm, sau chuyển sang màu đỏ thẫm. Đậu quả tháng 7-9, quả hình cầu, khi chín có màu đen. Thân cây có nhiều nhựa. Gỗ có màu vàng nhạt, mùi thơm ngát, vị cay.
3. Đặc tính: Cây sống bán ký sinh trên các cây ký chủ khác, rễ con bám chặt vào rễ cái cây chủ bằng các giác mút, hút dinh dưỡng từ cây ký chủ để sinh trưởng và phát triển.
4. Điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu:
- Các vùng đất thích hợp cho việc trồng cây đàn hương, thuận lợi cho sự phát triển tâm gỗ nhanh chóng: Đất phẳng, hoặc có độ dốc nhẹ. Đất lẫn đá, sỏi bên dưới hoặc tầng dưới có nhiều đá. Những nơi nhận được nhiều ánh sang mặt trời, thoát nước tốt.
- Đàn hương trồng thích hợp ở những vùng đồi có cây gỗ bụi, nên trồng xen cây đàn hương vừa không tốt đất, vừa tiện chăm sóc và đàn hương vẫn phát triển tốt. Nói chung, ở những vùng trồng được cao su, cà phê, cây ăn quả, cây keo, bời lời,… đều có thể trồng xen được đàn hương.
- Đàn hương là cây nhiệt đới, á nhiệt đới, nhiệt độ thích hợp từ 15 – 38 độ C. Nhiệt độ thấp hơn 10 độ C cây tạm ngừng sinh trưởng. Ở những nơi không có sương giá mùa đông, đàn hương có thể tạm thời chịu được nhiệt độ 0 độ C, nhưng khi nhiệt độ xuống dưới 0 độ C lá bị rét hạn, thời gian lạnh giá càng kéo dài rét bị hại cây càng lớn.
5. Mục đích sử dụng: Đàn hương được mệnh danh là “vàng xanh” bởi vì nó có nhiều tác dụng, đem lại nhiều lợi ích cho người trồng cũng như người sử dụng.
- Lõi gỗ : chiết xuất tinh dầu quý, sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ, hàng nội thất cao cấp, sản xuất mỹ phẩm dưỡng da,…
- Rễ cây: được nghiền ra lấy bột sử dụng nhiều trong công nghệ làm đẹp, sản xuất các mỹ phẩm cao cấp, dưỡng da tự nhiên,…
- Rác gỗ, cành nhỏ: nghiền lấy bột sử dụng làm mỹ phẩm, chăm sóc da,…
- Lá cây: đươc chế biến thành trà, nước uống cao cấp,…
- Quả, hạt: được dùng để ăn, chiết xuất tinh dầu hoặc nhân giống cây,…
6. Thời gian thu hoạch: Đàn hương trồng dao động từ 3 năm là cho thu hoạch hoa, quả, lá. 8-12 năm cho thu hoạch thân, gỗ, rễ. Nếu trồng càng lâu thì giá trị kinh tế lại càng cao.
7. Giá thành (Năm 2015 tại Ấn Độ)
+ Lõi gỗ: Khoảng 500 USD/1kg
+ Rễ cây: Khoảng 250 USD/1kg
+ Rác gỗ và cành nhỏ: Khoảng 50 USD/1kg
+ Lá: Khoảng 4 USD/1kg
+ Hạt (loại đủ tiêu chuẩn để nhân giống): Khoảng 150 USD/1kg.
II. LỢI ÍCH
1. Lợi ích kinh tế: chỉ cần trồng từ 8-12 năm, cây đàn hương đã cho sản phẩm đắt tiền với hiệu quả kinh tế vô cùng cao. Mật độ trồng cây đàn hương là 600-1000 cây/ha. Sau khoảng 10 năm thu được lõi 30kg/cây, giá bán khoảng 500 USD/kg. Như vậy, sau 10 năm doanh thu khoảng 15.000 USD/cây, bình quân doanh thu gần 1,5 triệu USD/ha/năm, tương đương 27 tỷ đồng/ha/năm, cao gấp hàng trăm lần các cây rừng khác. Do thị trường tiêu thụ gỗ đàn hương ngày càng lớn, cung không đủ cầu, giá bán trên thế giới từ chỗ chỉ vài chục USD/kg, nay đã nâng lên trên 1.000 USD/kg.
2. Lợi ích sức khoẻ: Cây đàn hương có tác dụng chữa các chứng đau bụng vùng dạ dày, bụng dưới, đái buốt do viêm đường tiết liệu, thổ huyết, nấc, ho có đờm lâu khỏi và chữa phong thấp đau nhức xương, kinh giảm, thuốc điều khí chữa đau tim. Trong Tây y: gỗ đàn hương có tác dụng sinh lý chủ yếu là sát trùng đường niệu – sinh dục. Trong y học cổ truyền Ấn Độ: dùng lõi gỗ Đàn hương chống viêm, sát trùng, hạ nhiệt, làm săn da, chữa viêm bang quang, ỉa chảy, lậu mãn tính, xuất huyết, nấc, khí hư, loét và rối loạn đường tiết niệu.
III. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC
1. Kỹ thuật trồng
a) Đào hố: Đào hố theo kích thước rộng 50cm, dài 50cm, sâu 50cm. Nếu có điều kiện thì có thể đào hố bằng máy, sâu và rộng, phơi ải, xịt thuốc nấm, rồi lấp lại thì càng tốt.
b) Trộn đất trồng cây: Gồm phân bò đã ủ hoai thuốc diệt mối, lân (khoảng 200g), mùn rác và đất trộn đều rồi cho lại vào hố.
c) Trồng cây: Trồng cây vào những ngày trời râm mát, hoặc vào các buổi chiều trong ngày (Vì đàn hương là cây tinh dầu nên rất dễ bị héo ngọn nếu như trồng vào lúc trời nắng gắt). Cho cây xuống hố, lấp đất lại, ấn nhẹ tay cho trặt bầu cây, tránh làm vỡ bầu và tổn thương đến bộ phận rễ cây.
d) Tưới nước: Sau khi trồng cần tưới nước ngay, lượng nước vừa đủ để bầu cây và đất gắn kết với nhau.
2. Kỹ thuật chọn và trồng xen cây ký chủ
a) Loại cây ký chủ:
- Cây ký chủ ngắn hạn: Có thể trồng đậu triều bằng cách gieo hạt trực tiếp.
- Cây ký chủ dài hạn: Cao su, cà phê, keo, gỗ tếch, bời lời, cây xưa và các loại cây ăn quả tốt nhất là cây họ đậu,…
b) Khoảng cách: Khoảng cách giữa cây gỗ đàn hương và cây chủ là rất quan trọng. Đảm bảo sự tăng trưởng và phát triển tốt cho cây nên chọn khoảng cách tối thiểu của cây đàn hương là 3x6m hoặc 5x5m.
3. Kỹ thuật chăm sóc
a) Tỉa cành: Cắt tỉa cành khi cây đang còn non là phương pháp cắt tỉa hiệu quả nhất vì nó chỉ loại bỏ một số lượng rất nhỏ của sản xuất nguyên liệu lá quang hợp. Điều này đạt được bằng cách bứt đọt tất cả các cành phát triển để chúng không cạnh tranh với cành chính. Thường xuyên cắt tỉa các nhánh hình thành và đôi khi cần tỉa nặng hơn thì dùng kéo cắt cành. Thông thường không nên để cây không tỉa cành quá 3 tháng. Và chỉ tỉa cành trong 3-4 năm đầu, những năm về sau không cần cắt, tỉa vì cắt tỉa có thể làm thối tâm gỗ hoặc cây bị bênh.
b) Cắt tỉa khắc phục hậu quả: Tỉa lại để một cành chính duy nhất thường là cần thiết khi ngọn trung tâm bị hư hỏng, có thể bằng gió, một con chim hay một vật khác rơi. Điều này có thể được thực hiện ngay lập tức sau khi cành đã phục hồi ra nhánh.
IV. KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ BỆNH
Đàn hương là cây dễ tính, phổ thích nghi rộng, yêu cầu điều kiện sinh thái không quá khắt khe, lá cây ít sâu bệnh. Tuy nhiên, để cho cây có thể phát triển tốt người trồng nên theo dõi và kiểm soát một số bệnh tiêu biểu sau: bệnh nấm rễ (Phellinus noxius), bệnh chấm đen lá (Blackspot), sâu đục thân, rệp và bọ cánh cứng. Khi cây bị một trong số các bệnh trên, cần liên hệ theo số điện thoại ở trên để được hướng dẫn kỹ thuật tận tình.
4. Điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu:
- Các vùng đất thích hợp cho việc trồng cây đàn hương, thuận lợi cho sự phát triển tâm gỗ nhanh chóng: Đất phẳng, hoặc có độ dốc nhẹ. Đất lẫn đá, sỏi bên dưới hoặc tầng dưới có nhiều đá. Những nơi nhận được nhiều ánh sang mặt trời, thoát nước tốt.
- Đàn hương trồng thích hợp ở những vùng đồi có cây gỗ bụi, nên trồng xen cây đàn hương vừa không tốt đất, vừa tiện chăm sóc và đàn hương vẫn phát triển tốt. Nói chung, ở những vùng trồng được cao su, cà phê, cây ăn quả, cây keo, bời lời,… đều có thể trồng xen được đàn hương.
- Đàn hương là cây nhiệt đới, á nhiệt đới, nhiệt độ thích hợp từ 15 – 38 độ C. Nhiệt độ thấp hơn 10 độ C cây tạm ngừng sinh trưởng. Ở những nơi không có sương giá mùa đông, đàn hương có thể tạm thời chịu được nhiệt độ 0 độ C, nhưng khi nhiệt độ xuống dưới 0 độ C lá bị rét hạn, thời gian lạnh giá càng kéo dài rét bị hại cây càng lớn.
5. Mục đích sử dụng: Đàn hương được mệnh danh là “vàng xanh” bởi vì nó có nhiều tác dụng, đem lại nhiều lợi ích cho người trồng cũng như người sử dụng.
- Lõi gỗ : chiết xuất tinh dầu quý, sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ, hàng nội thất cao cấp, sản xuất mỹ phẩm dưỡng da,…
- Rễ cây: được nghiền ra lấy bột sử dụng nhiều trong công nghệ làm đẹp, sản xuất các mỹ phẩm cao cấp, dưỡng da tự nhiên,…
- Rác gỗ, cành nhỏ: nghiền lấy bột sử dụng làm mỹ phẩm, chăm sóc da,…
- Lá cây: đươc chế biến thành trà, nước uống cao cấp,…
- Quả, hạt: được dùng để ăn, chiết xuất tinh dầu hoặc nhân giống cây,…
6. Thời gian thu hoạch: Đàn hương trồng dao động từ 3 năm là cho thu hoạch hoa, quả, lá. 8-12 năm cho thu hoạch thân, gỗ, rễ. Nếu trồng càng lâu thì giá trị kinh tế lại càng cao.
7. Giá thành (Năm 2015 tại Ấn Độ)
+ Lõi gỗ: Khoảng 500 USD/1kg
+ Rễ cây: Khoảng 250 USD/1kg
+ Rác gỗ và cành nhỏ: Khoảng 50 USD/1kg
+ Lá: Khoảng 4 USD/1kg
+ Hạt (loại đủ tiêu chuẩn để nhân giống): Khoảng 150 USD/1kg.
II. LỢI ÍCH
1. Lợi ích kinh tế: chỉ cần trồng từ 8-12 năm, cây đàn hương đã cho sản phẩm đắt tiền với hiệu quả kinh tế vô cùng cao. Mật độ trồng cây đàn hương là 600-1000 cây/ha. Sau khoảng 10 năm thu được lõi 30kg/cây, giá bán khoảng 500 USD/kg. Như vậy, sau 10 năm doanh thu khoảng 15.000 USD/cây, bình quân doanh thu gần 1,5 triệu USD/ha/năm, tương đương 27 tỷ đồng/ha/năm, cao gấp hàng trăm lần các cây rừng khác. Do thị trường tiêu thụ gỗ đàn hương ngày càng lớn, cung không đủ cầu, giá bán trên thế giới từ chỗ chỉ vài chục USD/kg, nay đã nâng lên trên 1.000 USD/kg.
2. Lợi ích sức khoẻ: Cây đàn hương có tác dụng chữa các chứng đau bụng vùng dạ dày, bụng dưới, đái buốt do viêm đường tiết liệu, thổ huyết, nấc, ho có đờm lâu khỏi và chữa phong thấp đau nhức xương, kinh giảm, thuốc điều khí chữa đau tim. Trong Tây y: gỗ đàn hương có tác dụng sinh lý chủ yếu là sát trùng đường niệu – sinh dục. Trong y học cổ truyền Ấn Độ: dùng lõi gỗ Đàn hương chống viêm, sát trùng, hạ nhiệt, làm săn da, chữa viêm bang quang, ỉa chảy, lậu mãn tính, xuất huyết, nấc, khí hư, loét và rối loạn đường tiết niệu.
III. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC
1. Kỹ thuật trồng
a) Đào hố: Đào hố theo kích thước rộng 50cm, dài 50cm, sâu 50cm. Nếu có điều kiện thì có thể đào hố bằng máy, sâu và rộng, phơi ải, xịt thuốc nấm, rồi lấp lại thì càng tốt.
b) Trộn đất trồng cây: Gồm phân bò đã ủ hoai thuốc diệt mối, lân (khoảng 200g), mùn rác và đất trộn đều rồi cho lại vào hố.
c) Trồng cây: Trồng cây vào những ngày trời râm mát, hoặc vào các buổi chiều trong ngày (Vì đàn hương là cây tinh dầu nên rất dễ bị héo ngọn nếu như trồng vào lúc trời nắng gắt). Cho cây xuống hố, lấp đất lại, ấn nhẹ tay cho trặt bầu cây, tránh làm vỡ bầu và tổn thương đến bộ phận rễ cây.
d) Tưới nước: Sau khi trồng cần tưới nước ngay, lượng nước vừa đủ để bầu cây và đất gắn kết với nhau.
2. Kỹ thuật chọn và trồng xen cây ký chủ
a) Loại cây ký chủ:
- Cây ký chủ ngắn hạn: Có thể trồng đậu triều bằng cách gieo hạt trực tiếp.
- Cây ký chủ dài hạn: Cao su, cà phê, keo, gỗ tếch, bời lời, cây xưa và các loại cây ăn quả tốt nhất là cây họ đậu,…
b) Khoảng cách: Khoảng cách giữa cây gỗ đàn hương và cây chủ là rất quan trọng. Đảm bảo sự tăng trưởng và phát triển tốt cho cây nên chọn khoảng cách tối thiểu của cây đàn hương là 3x6m hoặc 5x5m.
3. Kỹ thuật chăm sóc
a) Tỉa cành: Cắt tỉa cành khi cây đang còn non là phương pháp cắt tỉa hiệu quả nhất vì nó chỉ loại bỏ một số lượng rất nhỏ của sản xuất nguyên liệu lá quang hợp. Điều này đạt được bằng cách bứt đọt tất cả các cành phát triển để chúng không cạnh tranh với cành chính. Thường xuyên cắt tỉa các nhánh hình thành và đôi khi cần tỉa nặng hơn thì dùng kéo cắt cành. Thông thường không nên để cây không tỉa cành quá 3 tháng. Và chỉ tỉa cành trong 3-4 năm đầu, những năm về sau không cần cắt, tỉa vì cắt tỉa có thể làm thối tâm gỗ hoặc cây bị bênh.
b) Cắt tỉa khắc phục hậu quả: Tỉa lại để một cành chính duy nhất thường là cần thiết khi ngọn trung tâm bị hư hỏng, có thể bằng gió, một con chim hay một vật khác rơi. Điều này có thể được thực hiện ngay lập tức sau khi cành đã phục hồi ra nhánh.
IV. KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ BỆNH
Đàn hương là cây dễ tính, phổ thích nghi rộng, yêu cầu điều kiện sinh thái không quá khắt khe, lá cây ít sâu bệnh. Tuy nhiên, để cho cây có thể phát triển tốt người trồng nên theo dõi và kiểm soát một số bệnh tiêu biểu sau: bệnh nấm rễ (Phellinus noxius), bệnh chấm đen lá (Blackspot), sâu đục thân, rệp và bọ cánh cứng. Khi cây bị một trong số các bệnh trên, cần liên hệ theo số điện thoại ở trên để được hướng dẫn kỹ thuật tận tình.
Phát triển cây “vàng xanh” đàn hương tại Tây Nguyên
Cây đàn hương - một loại cây trồng mới tại Việt Nam đang được ươm giống tại Hà Nội và Đắk Lắk, có giá trị kinh tế cao được Viện nghiên cứu cây đàn hương và thực phẩm quý hiếm (ISAF) nghiên cứu và phát triển thành công.
Vừa qua chúng tối đến thăm vườn ươm cây đàn hương tại TP. Buôn Ma Thuột – Đắk Lắk thuộc Phân viện Đàn hương Tây Nguyên. Với kinh nghiệm nhiều năm nghiên cứu về cây đàn hương tại Ấn Độ, TS. Vũ Văn Thoại đã hào hứng giới thiệu về dự án phát triển cây đàn hương và các giá trị của sản phẩm. Sau hơn 3 năm được đưa về Việt Nam ươm giống và trồng khảo nghiệm, đã có những tín hiệu đáng mừng cho sự phát triển của cây đàn hương tại Việt Nam.
Hiện nay, Viện đang có hai vườn ươm tại khu công nghệ cao Hoà Lạc và Đắk Lắk có số lượng cây giống đàn hương thuần chủng có nguồn gốc từ Ấn Độ, phát triển khoẻ mạnh lên tới cả chục nghìn cây. Với lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng (vùng đất đỏ bazan với độ cao trên 600m so với mực nước biển), nguồn nước sẵn có… vùng Tây Nguyên có đánh giá là nơi thích hợp cho việc phát triển của cây đàn hương với quy mô lớn.
Về giá trị kinh tế: theo TS. Thoại, cây đàn hương được đánh giá là cây “vàng xanh” với doanh thu bình quân gần 1,5 triệu USD/ha/năm, tương đương với 27 tỷ đồng/ha/năm cao gấp hàng trăm lần so với các cây rừng khác. “Sở dĩ cây đàn hương có giá trị kinh tế cao vì mọi thành phần của cây từ lá, thân, cành, rễ đều được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau như sản xuất dược liệu, tinh dầu, hàng mỹ nghệ cao cấp, hàng nội thất, đồ thờ cúng trong gia đình và các đền chùa ngoài ra đàn hương còn sản xuất nhang, rượu, nước uống, xà phòng thơm… thành những sản phẩm cao cấp được nhiều người trên toàn thế giới ưa chuộng”, TS. Thoại cho biết.
Về giá trị dược liệu: theo đông y, gỗ đàn hương vị cay, mùi thơm tính ấm (ôn). Ly khí, ôn trung, hoà vị, chỉ thống. Chữa các chứng đau bụng vùng dạ dày, bụng dưới, đái buốt do viêm dường tiết niệu, thổ huyết, nấc, ho có đờm lâu khỏi, chữa phong thấp đau nhức xương, kinh giảm, thuốc điều khí chữa đau tim. Theo tây y, gỗ đàn hương có tác dụng sinh lý chủ yếu là sát trùng đường niệu – sinh dục. Y học cổ truyền Ấn Độ dùng lõi gỗ đàn hương chống viêm, sát trùng, hạ nhiệt, làm săn da, chữa viêm bang quang (cystitis), ỉa chảy, lậu mãn tính, xuất huyết, nấc, khí hư, loét và rối loạn đường tiết niệu.
Gốc đàn hương cứng, giác trắng, không mùi, lõi vàng nâu, được sử dụng sản xuất các loại hàng mỹ nghệ tuyệt diệu, rất đắt tiền, cất tinh dầu để sản xuất nhiều mặt hàng quý và xà phòng thơm. Ngoài ra, ngày càng có nhiều người rất ưa chuộng dùng gỗ đàn hương để thoả mãn nhu cầu phong phú về vật chất của các nhân và nhu cầu sản phẩm tâm linh, được coi là biểu hiện của nhu cầu hưởng thụ mang tính quý tộc.
Với những giá trị đặc biệt hiếm có, cây đàn hương đang từng bước được người dân tìm kiếm để phát triển trồng với quy mô lớn tại các tỉnh thành tại Tây Nguyên. Đồng thời, với quyết định thành lập Phân viện Tây Nguyên tại Đắk Lắk vào ngày 01/04/2016 vừa qua, đã cho thấy mong muốn mở rộng cây trồng này đến toàn bộ khu vực phía Tây Nguyên và Nam Trung Bộ; giúp tăng thêm thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống và đáp ứng nhu cầu cây giống đến những khách hàng có niềm đam mê với cây trồng quý hiếm.
Chắc chắn khi đi vào hoạt động Phân viện Tây Nguyên sẽ đáp ứng nhu cầu cây giống, hỗ trợ kỹ thuật, chăm sóc,… cho người dân tại các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum và Bình Phước vv… và các tỉnh thành xung quanh.
Cây đàn hương - một loại cây trồng mới tại Việt Nam đang được ươm giống tại Hà Nội và Đắk Lắk, có giá trị kinh tế cao được Viện nghiên cứu cây đàn hương và thực phẩm quý hiếm (ISAF) nghiên cứu và phát triển thành công.
Vừa qua chúng tối đến thăm vườn ươm cây đàn hương tại TP. Buôn Ma Thuột – Đắk Lắk thuộc Phân viện Đàn hương Tây Nguyên. Với kinh nghiệm nhiều năm nghiên cứu về cây đàn hương tại Ấn Độ, TS. Vũ Văn Thoại đã hào hứng giới thiệu về dự án phát triển cây đàn hương và các giá trị của sản phẩm. Sau hơn 3 năm được đưa về Việt Nam ươm giống và trồng khảo nghiệm, đã có những tín hiệu đáng mừng cho sự phát triển của cây đàn hương tại Việt Nam.
Hiện nay, Viện đang có hai vườn ươm tại khu công nghệ cao Hoà Lạc và Đắk Lắk có số lượng cây giống đàn hương thuần chủng có nguồn gốc từ Ấn Độ, phát triển khoẻ mạnh lên tới cả chục nghìn cây. Với lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng (vùng đất đỏ bazan với độ cao trên 600m so với mực nước biển), nguồn nước sẵn có… vùng Tây Nguyên có đánh giá là nơi thích hợp cho việc phát triển của cây đàn hương với quy mô lớn.
Về giá trị kinh tế: theo TS. Thoại, cây đàn hương được đánh giá là cây “vàng xanh” với doanh thu bình quân gần 1,5 triệu USD/ha/năm, tương đương với 27 tỷ đồng/ha/năm cao gấp hàng trăm lần so với các cây rừng khác. “Sở dĩ cây đàn hương có giá trị kinh tế cao vì mọi thành phần của cây từ lá, thân, cành, rễ đều được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau như sản xuất dược liệu, tinh dầu, hàng mỹ nghệ cao cấp, hàng nội thất, đồ thờ cúng trong gia đình và các đền chùa ngoài ra đàn hương còn sản xuất nhang, rượu, nước uống, xà phòng thơm… thành những sản phẩm cao cấp được nhiều người trên toàn thế giới ưa chuộng”, TS. Thoại cho biết.
Về giá trị dược liệu: theo đông y, gỗ đàn hương vị cay, mùi thơm tính ấm (ôn). Ly khí, ôn trung, hoà vị, chỉ thống. Chữa các chứng đau bụng vùng dạ dày, bụng dưới, đái buốt do viêm dường tiết niệu, thổ huyết, nấc, ho có đờm lâu khỏi, chữa phong thấp đau nhức xương, kinh giảm, thuốc điều khí chữa đau tim. Theo tây y, gỗ đàn hương có tác dụng sinh lý chủ yếu là sát trùng đường niệu – sinh dục. Y học cổ truyền Ấn Độ dùng lõi gỗ đàn hương chống viêm, sát trùng, hạ nhiệt, làm săn da, chữa viêm bang quang (cystitis), ỉa chảy, lậu mãn tính, xuất huyết, nấc, khí hư, loét và rối loạn đường tiết niệu.
Gốc đàn hương cứng, giác trắng, không mùi, lõi vàng nâu, được sử dụng sản xuất các loại hàng mỹ nghệ tuyệt diệu, rất đắt tiền, cất tinh dầu để sản xuất nhiều mặt hàng quý và xà phòng thơm. Ngoài ra, ngày càng có nhiều người rất ưa chuộng dùng gỗ đàn hương để thoả mãn nhu cầu phong phú về vật chất của các nhân và nhu cầu sản phẩm tâm linh, được coi là biểu hiện của nhu cầu hưởng thụ mang tính quý tộc.
Với những giá trị đặc biệt hiếm có, cây đàn hương đang từng bước được người dân tìm kiếm để phát triển trồng với quy mô lớn tại các tỉnh thành tại Tây Nguyên. Đồng thời, với quyết định thành lập Phân viện Tây Nguyên tại Đắk Lắk vào ngày 01/04/2016 vừa qua, đã cho thấy mong muốn mở rộng cây trồng này đến toàn bộ khu vực phía Tây Nguyên và Nam Trung Bộ; giúp tăng thêm thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống và đáp ứng nhu cầu cây giống đến những khách hàng có niềm đam mê với cây trồng quý hiếm.
Chắc chắn khi đi vào hoạt động Phân viện Tây Nguyên sẽ đáp ứng nhu cầu cây giống, hỗ trợ kỹ thuật, chăm sóc,… cho người dân tại các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum và Bình Phước vv… và các tỉnh thành xung quanh.
Đàn hương “hoàng kim” thu 27 tỷ/năm
Bình quân doanh thu khi trồng đàn hương là gần 1,5 triệu USD/ha/năm, tương đương 27 tỷ đồng/ha/năm, cao gấp hàng trăm lần các cây rừng khác. Có thể nói, đây là cây “hoàng kim” giá đắt như vàng.
Cây đàn hương có tên khoa học Santalum album L, họ đàn hương (Santalaceae). Đây là cây gỗ cao 10 – 15m, với đặc tính sinh học quan trọng nhất là có rế cái ký sinh trên cây chủ, rễ con bám chặt vào rễ cái cây chủ bằng các giác mút, hút dinh dưởng từ cây ký chủ để sinh trưởng và phát triển nên còn gọi đàn hương là cây gỗ bán ký sinh. Lá nguyên, dầy, mọc đối, hình trứng hoặc hình mũi mác. Hoa mẫu 4, cụm hoa mọc thành chùm, lúc đầu màu vàng rơm, sau màu đỏ thẫm. Quả hạch hình cầu, khi chín màu đen, thịt nhiều nhựa. Ra hoa vào tháng 5 – 6, đậu quả vào tháng 7. Đàn hương có nguồn gốc ở Đông Timor, phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam), Indonesia. Ở Việt Nam cây mọc hoang ở vùng núi Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hoá. Bộ phận dùng là lõi của cây gỗ, thu hoạch vào mùa thu. Gỗ màu vàng nhạt, mùi thơm ngát, dùng dưới dạng khúc gỗ hoặc gỗ bào.
Đàn hương là cây có gia trị kinh tế rất cao, được thế giới đánh giá là cây hương liệu siêu hạng. Trung Quốc đánh giá đàn hương là cây có thu nhập vào loại cao nhất trên một đơn vị diện tích, là cây “hoàng kim” giá đắt như vàng. Gỗ đàn hương có tinh dầu thơm gồm các thành phần α, β – santolol (ancol sesquiterpen), α, β – Santalen, santen, santenon, α – santenol, santalon, santalic axit, teresantalic axit, isovalerandehit, teresantalol, tricycloekasantal, santalin, deoxysantalin, sinapylliandehit, coniferylandehit, syringic andehit, vanillin, urs – 12 – en - 3β – yl – palmitat.
Gỗ đàn hương vị cay, mùi thơm tính ấm (ôn). Ly khí, ôn trung, hoà vị, chỉ thống. Chữa các chứng đau bụng vùng dạ dày, bụng dưới, đái buốt do viêm đường tiết niệu, thổ huyết, nấc, ho có đờm lâu khỏi, chữa phong thấp đau nhức xương, kinh giảm, thuốc điều khí chữa đau tim. Theo tây y, gỗ đàn hương có tác dụng sinh lý chủ yếu là sát trùng đường niệu – sinh dục. Y học cổ truyền Ấn Độ dùng lõi gỗ đàn hương chống viêm, sát trùng, hạ nhiệt, làm săn da, chữa viêm bàn quang (cystitis), ỉa chảy, lậu mãn tính, xuất huyết, nấc, khí hư, loét và rối loạn đường tiết niệu. Gỗ đàn hương cứng, giác trắng, không mùi, lõi vàng nâu, được sử dụng SX các loại hàng mỹ nghệ tuyệt diệu, rất đắt tiền, cất tinh dầu để SX nhiều mặt hàng quý và xà phòng thơm.
Ngoài ra, ngày càng có nhiều người rất ưa chuộng dùng gỗ đàn hương để thoả mãn nhu cầu phong phú về vật chất của cá nhân và nhu cầu sản phẩm tâm linh, được coi là biểu hiện của nhu cầu hưởng thụ mang tính quý tộc. thị trường tiêu thụ gỗ đàn hương ngày càng lớn, cung khong đủ cầu, giá bán trên thế giới từ chỗ chỉ vài chục USD/kg, nay đã nâng lên trên 1.000 USD/kg. Hiện nay, Indonesia giá bán khoảng 500 USD/kg, ở Ấn Độ khoảng 1.000USD/kg.
Nếu đàn hương trồng được 40 năm tuổi thì cho gỗ quý, nhưng trồng từ 6 -10 năm vẫn cho sản phẩm đắt tiền và hiệu quả cao. Với mật độ trồng 1.000 cây/ha, cũng có nơi trồng 2.000 cây/ha, sau khoảng 10 năm thu được lõi 30kg/cây, giá bán khoảng 500 USD/kg. Như vậy, sau 10 năm doanh thu khoảng 15.000 USD/cây, bình quân doanh thu gần 1,5 triệu USD/ha/năm, tương đương 27 tỷ đồng/ha/năm, cao gấp hàng trăm lần các cây rừng khác. Giá trị kinh tế của cây đàn hương đang được tiếp tục khám phá nhằm sử dụng vào nhiều mục đích, như SX dược liệu, tinh dầu, hàng mỹ nghệ cao cấp, hàng nội thất, đồ thờ cúng trong gia đình và trong các đền chùa, đàn hương còn SX rượu, nước uống,... Đàn hương là cây dễ tính, phổ thích nghi rộng, yêu cầu điều kiện sinh thái không quá khắt khe. Điều kiện khí hậu: Nhiệt độ: Đàn hương là cây nhiệt đới, á nhiệt đới, phổ nhiệt độ thích hợp từ 23 – 35 độ C. Nhiệt độ thấp hơn 13 độ C cây tạm ngừng sinh trưởng, chồi ngọn chuyển sang ngủ nghỉ. Ở những nơi không có sương giá mùa đông, đàn hương có thể tạm thời chịu được nhiệt 0 độ C, nhưng khi nhiệt độ xuống dưới 0 độ C lá bị rét hại, thời gian lạnh giá càng kéo dài rét hại càng lớn. Nếu nhiệt độ xuống -3 độ C đến -5 độ C đàn hương có thể chưa chết rét, có thể do thời gian giá rét ngắn và nhờ cây ký sinh bảo vẹ giúp cành lá không bị rét hại. Nhiệt độ cực trị dưới – 10 độ C và thời gian rét liên tục là hai yếu tố chủ yếu hạn chế sinh trưởng của đàn hương.
Vì vậy, vùng thích nghi phát triển đàn hương là vùng có nhiệt độ tối thấp, bình quân nhiều năm không thấp hơn 0 độ C, tích ôn nhiệt độ bình quân ngày ≥ 10 độ C, đạt 60 độ C, đảm bảo thoả mãn điều kiện nhiệt độ trồng đàn hương. Viện Nghiên cứu và phát triển công nghệ nông lâm nghiệp Thành Tây đã đưa cây đàn hương đỏ nguồn gốc từ Ấn Độ trồng ở Lâm Đồng, Hà Nội, Hà Giang, sẽ từng bước mở rộng diện tích trồng ở các vùng đồi nui của cả nước ta. Trong vùng thích hợp ở độ cao 1.800m so với mặt bnước biển, đàn hương vẫn phát triển tốt. Nói chung ở những vùng trồng được chuối tiêu, đu đủ, vải, xoài, mít,… đều có thể trồng được đàn hương.
Lượng mưa: Lượng mưa hàng năm phù hợp với nhu cầu của đàn hương từ 600 - 1.600 mm/năm.
Điều kiện lập địa: - Địa hình: Đàn hương không thể trồng được ở đất lúa vì đất trồng lúa lâu ngày có tầng đế cày không lợi cho bộ rễ phát triển. Đàn hương nên trồng ở vùng đồi núi, thoát nước tốt. Đây là cây dương tính, nhạy cảm với ánh sang, nên phải trồng ở vùng nhiều nắng hoặc ở quanh bờ rào, ven kênh mương, có điều kiện lập địa tốt. Ở những vùng đồi có cây gỗ bụi phát triển, nên trồng xen cây đàn hương vừa không tốn đất vừa tiện chăm sóc.
Thổ nhưỡng: Đất trồng đàn hương phải thoát nước tốt, tơi xốp, giàu Fe, P, K, độ pH từ 5-6, kỵ đất xốp, tầng đất dày, đảm bảo điều kiện phát triển bộ rễ đàn hương và rễ cây ký chủ, đồng thời nâng cao được khả năng giữ nước, giữ phân. Trồng trên đất có tầng canh tác mỏng, đàn hường phát triển không tốt, rất khó phát triển thành rừng, không những vậy, các ký chủ cũng sinh trưởng không tốt, có thể làm cho cây chết. Bộ rễ cây đàn hương chủ yếu phân bổ ở tầng sâu từ 20 – 30 cm, có rễ cái ăn sâu trên 1m. Vì vậy, yêu cầu đất trồng đàn hương phải có tầng đất sâu trên 1m.
Mực nước ngầm: rễ đàn hương kỵ đọng nước. Nếu đất đọng nước rễ đàn hương thối làm cho cây chết. Vì vậy, đất trồng đàn hương phải có mực nước ngầm dưới 1 m, đồng thời mặt đất không bị đọng nước vào mùa mưa.
Cây đàn hương tuy đòi hỏi kỹ thuật trồng không phức tạp, nhưng có yêu cầu đặc thù về cây ký chủ, cần bố trí phù hợp. Đây cũng là cây trồng dài ngày sau khoảng 6 – 7 năm trở lên, giá rất đắt, phải được bảo vệ rất nghiêm ngặt. Vì vậy, nên trồng đàn hương phân tán trong các hộ gia đình, mỗi hộ trồng vài chục cây, để thuận tiện cho việc chăm sóc và bảo vệ, làm giàu cho từng gia đình.