Để nhận biết về tuyến trùng hại cây tiêu
- Chủ nhật - 30/12/2012 08:31
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Ảnh Minh Phát
Khoảng 10 giống tuyến trùng được phát hiện ở vùng miền Đông Nam bộ và Tây Nguyên, trong đó loài Meloidogyne spp. rất phổ biến ở các vùng trồng tiêu. Tuyến trùng ký sinh bên trong rễ tiêu gây hiện tượng u bướu rễ, đặc biệt những hệ thống rễ làm nhiệm vụ hút dinh dưỡng để nuôi cây.
Rễ bị tuyến trùng
Nghiêm trọng hơn là khi tuyến trùng chui vào bên trong rễ cây tạo vết thương vùng rễ sẽ tạo cơ hội cho nấm Phytophthora, Fusarium, Pythium tấn công gây nên bệnh chết nhanh, chết chậm. Triệu chứng phổ biến là cây có dấu hiệu vàng lá, phổ biến là những lá từ dưới gốc lên, cây chậm phát triển, còi cọc. Khi kiểm tra hệ thống rễ có những u bướu, với nhiều lỗ nhỏ, tròn màu nâu đến nâu đen có kích thước rất nhỏ.
Thực trạng hiện nay cho thấy hầu hết các vườn tiêu trồng hiện nay hoặc tái canh sau 1-2 năm trồng mức độ tuyến trùng gây hại rất nặng, thậm chí một số nơi bị chết. Kết quả nghiên cứu mới đây cho thấy lượng tuyến trùng trong đất trồng tiêu và trong rễ tiêu có mật số tuyến trùng rất cao, mật số cao nhất trong đất lên đến trên 3.000 tuyến trùng/50g đất, trong rễ lên đến 6.000 tuyến trùng/5g rễ và chủ yếu là tuyến trùng nốt sần Meloidogyne spp.
Quản lý tuyến trùng cần áp dụng tổng hợp các giải pháp trong đó việc áp dụng chế phẩm sinh học phòng trừ là thực sự thiết yếu hiện nay. Theo các nhà khoa học, đối với tuyến trùng việc phòng sẽ mang lại hiệu quả cao hơn khi thấy cây có triệu chứng bị tuyến trùng gây hại.
Kiểm tra lại bộ rễ sau khi xử lý chế phẩm sinh học trị tuyến trùng
Hình Minh Phát
Rễ Tiêu sạch bệnh và không có tuyến trùng sau khi xử lý chế phẩm sinh học do CTy Minh Phát cung cấp