Minh Phát Đắk Lắk

https://minhphatdaklak.com


Đề xuất mới 'Phải giảm tiền sử dụng đất'

Minh họa

Minh họa

Theo Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HOREA), có tới 70 – 80% số vụ khiếu kiện đều liên quan đến giá đất, nhiều quy định trong luật đất đai đang tạo ra những bất ổn cần phải điều chỉnh.

Góp ý tại Hội thảo “Cơ chế thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, định giá đất” do Bộ TN-MT ài nguyên môi trường phối hợp với tổ chức tại TP.HCM, ngày 13.6, ông :Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HOREA, cho rằng khoảng cách giá bất động sản giữa Việt Nam với các nước trong khu vực ngày càng bị nới rộng và cao hơn hẳn.

Quy định “đẻ” ra phí

Tại Indonesia, căn hộ một1 phòng có giá 7.500 USD (150 triệu đồng), căn hộ 2 hai phòng cho người thu nhập thấp giá 15.500 USD (310 triệu đồng). Ở Malaysia, căn hộ diện tích 60 m2 giá khoảng 12.000 USD (250 triệu đồng). Nhưng ở TP.HCM, giá một căn hộ tương đương về diện tích nếu bán rẻ nhất cũng 600 - 700 triệu đồng. Nguyên nhân chủ yếu do chi phí đầu vào, như tiền bồi thường giải phóng mặt bằng, tiền sử dụng đất, lãi vay ngân hàng, thủ tục hành chính kéo dài, thuế, phí… tất cả đều bị đẩy lên quá cao khiến mặt bằng giá bất động sản của Việt Nam cao hơn hẳn so với các nước trong khu vực.

Cũng theo ông Châu, ngay cả khi Chính phủ có quy định về khung giá đất, nhưng thực tế bị vô hiệu hóa trước bảng giá đất tại địa phương. “Chẳng hạn, theo quy định, TP.HCM là đô thị loại đặc biệt và có giá đất cao nhất là 81 triệu đồng/m2. Nhưng mới đây một chủ hộ có nhà trên đường Đồng Khởi (Q.1) đòi chủ đầu tư một dự án đền bù rất lớn với trên con đường này giá 3,3 tỷ đồng/m2. Tổng cộng chỉ có 167 m2 mà họ hét tới 500 tỷ đồng. Mức giá khiến chủ đầu tư không thể chấp nhận yêu cầu này”, ông Châu dẫn chứng. Trong khi đó có quá nhiều những quy định chồng chéo, gây khó cho doanh nghiệpDN. Như theo Nghị định 69/2009,  doanh nghiệp (DN) sau khi giải phóng mặt bằng, đầu tư hạ tầng thì phải đóng thuế chuyển mục đích sử dụng đất sát giá thị trường, nhưng chỉ được khẩu trừ theo khung giá Nhà nước, như vậy chẳng khác nào DN đang phải mua đất tới hai lần. Một lần mua của người dân và một lần phải nộp tiền sử dụng đất sát với giá thị trường, thực chất là mua lại một lần nữa.

Nguyên nhân đẩy giá nhà đất lên cao được các DN cho rằng do chính sách bất hợp lý.


Sai phải sửa

Tổng kết lĩnh vực đất đai ở Việt Nam thời gian qua, ông Phạm Đình Cường, Cục trưởng Cục quản lý công sản (Bộ Tài chính), đưa ra 3 “cái nhất”: Không được lòng dân nhất; có biểu hiện tiêu cực nhất và thất thoát nhiều nhất. Các DN cho rằng, nếu như phần lớn khiếu kiện liên quan đến đất đai, trong đó các khiếu kiện tập trung vào các vấn đề thu hồi, giải tỏa, định giá đất, giá bồi thường thì cần phải có sự điều chỉnh trong cơ chế này.

Ngoài ra, rất nhiều ý kiến tại hội thảo quan tâm tới việc thu hồi đất. Trong đó đa phần doanh nghiệpDN ủng hộ nên sử dụng hai cơ chế thu hồi kết hợp với thương lượng, thỏa thuận. Tuy nhiên, theo ông Lê Ngọc Tú, Giám đốc Công ty Phát triển nhà Bình Dân, không nên ủng hộ chủ trương thương lượng đến cùng, mà phải thiểu số phục tùng đa số. Nghĩa là với một dự án nếu chủ đầu tư đã thương lương được với 80 - 90% người dân thì số ít còn lại phải theo số đông.

Đại diện HOREA, ông Lê Hoàng Châu kiến nghị, cần phải sửa đổi khoản 2 điều 56 Luật Đất đai, theo hướng Chính phủ không nên quy định khung giá đất của từng vùng mà chỉ quy định các phương pháp tính giá đất, từ đó giao chính quyền cấp tỉnh ban hành khung giá đất phù hợp với điều kiện địa phương mình. Riêng ông Nguyễn Xuân Quang, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần đầu tư Nam Long, cho rằng với việc thu hồi đối với dự án lớn, Chính phủ nên đứng ra làm, còn những dự án nhỏ để doanh nghiệpDN làm nhưng có sự hỗ trợ của Nhà nước.

Thứ trưởng Bộ TN-MT Nguyễn Mạnh Hiển cho biết, những ý kiến tại hội thảo này sẽ được đưa vào bổ sung cho dự thảo sửa đổi Luật Đất đai, dự kiến áp dụng vào đầu năm 2014.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây