Đồng tiền nước mắt
- Thứ năm - 29/03/2012 05:51
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Minh họa
Trong thư gửi đến Báo Người Lao Động nhờ can thiệp với tựa đề “Những giọt nước mắt của các bạn sinh viên nghèo”, bạn đọc P.M.T viết: “Một vai quần chúng nhỏ thôi cũng đã rất mất nhiều thời gian chờ đợi, ảnh hưởng đến giờ đi học và sức khỏe diễn viên. Nhưng đó không phải là vấn đề chính.
Điều chúng tôi vô cùng bức xúc là các chủ nhiệm phim kết hợp với trợ lý để ăn chặn tiền thù lao của diễn viên đóng vai quần chúng. Hết “cò” này đến “cò” khác, ăn chặn mấy lượt rồi mới đến chúng tôi, số tiền dành cho các vai quần chúng vốn ít ỏi, lại bị ăn chặn nên càng ít ỏi hơn. Nhiều bạn phải bỏ giờ học để có thể tranh thủ tiếp cận trường quay hoặc kiếm thêm thu nhập nhưng đã bị ăn chặn trên mồ hôi nước mắt…”.
Từ ăn chặn đến ăn quỵt
Chuyện ăn chặn tiền thù lao và đối xử tệ với diễn viên phụ ở một số đoàn phim không mới. Báo Người Lao Động từng có loạt bài “Đời diễn viên quần chúng”, phản ánh phần nào thực trạng này nhưng đến nay, tình hình đó vẫn tiếp diễn. Những người đóng vai phụ, vai quần chúng vẫn phải chịu cảnh hẩm hiu, đối xử tệ bạc, dù họ đã phải bỏ công, vắt sức lao động dãi nắng dầm mưa có khi thâu đêm suốt sáng trên trường quay của các đoàn làm phim.
Chuyện ăn chặn tiền thù lao và đối xử tệ với diễn viên phụ ở một số đoàn phim không mới. Báo Người Lao Động từng có loạt bài “Đời diễn viên quần chúng”, phản ánh phần nào thực trạng này nhưng đến nay, tình hình đó vẫn tiếp diễn. Những người đóng vai phụ, vai quần chúng vẫn phải chịu cảnh hẩm hiu, đối xử tệ bạc, dù họ đã phải bỏ công, vắt sức lao động dãi nắng dầm mưa có khi thâu đêm suốt sáng trên trường quay của các đoàn làm phim.
Thư của một sinh viên tham gia đóng vai quần chúng trong phim truyền hình
P.M.T cho biết thù lao của diễn viên quần chúng thường bị ăn chặn đến 1/3. Nếu từ chủ nhiệm là 150.000 đồng/người/ngày thì đến tay diễn viên chỉ còn lại 100.000 đồng, thậm chí còn ít hơn, nếu thời gian ở trên trường quay không đủ một ngày.
Nói đến vấn đề này, diễn viên chuyên đóng vai phụ H.N bày tỏ anh từng là nạn nhân và cũng chứng kiến tình cảnh bị đối xử tệ bạc của bao nhiêu người. Để tự bảo vệ mình, anh phải yêu cầu có văn bản thỏa thuận, bao nhiêu phân cảnh phải thực hiện và số tiền là bao nhiêu. “Mọi thứ phải rõ ràng ngay từ đầu để còn mang ra đối chất, chứ xong phim thì trợ lý cũng có đủ cách để bớt xén, cũng không cách nào cãi lý được” – H.N nói.
Diễn viên trẻ A.M cho biết không chỉ bị ăn chặn mà cô còn bị quỵt tiền thù lao một cách trắng trợn dù không phải vai quần chúng mà là một nhân vật có đất diễn đàng hoàng. Cũng phải lê lết diễn xuất trong rừng cao su, chân bị kéo lê bị trầy xước phải bôi thuốc cả tuần liền vẫn không xóa được sẹo, nhưng khi phim lên sóng, cô không được trả số tiền như đã thỏa thuận. Mặc dù cả đoàn phim đều biết mặt và có thể làm chứng cho A.M nhưng về mặt pháp lý thì cô không thể lên tiếng hay kiện cáo gì được họ vì cô chỉ có thỏa thuận miệng với người trợ lý.
Cũng có người vì đi đóng phim mà bị té xe hay phơi nắng trên trường quay nhiều giờ liền đến đổ bệnh, cũng phải tự bỏ tiền ra trang trải tiền khám chữa bệnh - mất gấp mấy lần số tiền thù lao có được cho một ngày làm diễn viên quần chúng.
Tham gia một bộ phim đang quay ở bối cảnh bệnh viện tại huyện Nhà Bè, một diễn viên trẻ cũng cho biết vào lúc 22 giờ ngày 26-3, giữa chủ nhiệm phim, trợ lý và diễn viên quần chúng cũng đã xảy ra xô xát khi diễn viên không đồng ý nhận số tiền thù lao đã bị ăn chặn. “Nhiều khi thấy thương các bạn sinh viên, phải chờ đợi ròng rã cả ngày, có khi kéo dài đến khuya mà thường xuyên bị ăn chặn tiền, bị đối xử tệ” – diễn viên này nói.
“Cò” thâu tóm trường quay ?
Có mặt tại điểm quay một đoạn phim quảng cáo tại quận 12- TPHCM vào chiều 27-3, hàng chục người - thường tham gia vai quần chúng - cũng đã bày tỏ bức xúc ở trường quay. Không chỉ là vấn đề tiền bạc mà có khi uất ức - nhất là đối với những diễn viên quần chúng lớn tuổi - vì cách đối xử “không ra gì” của một số trợ lý, chủ nhiệm phim. Diễn viên H.N cũng cho biết thêm có lần anh bức xúc đến mức dù đã tham gia được mười mấy phân đoạn vẫn quyết định bỏ vai, đi bộ từ bối cảnh mỏ vàng của vùng rừng núi ra đường lớn tự kêu xe về, chẳng màng đến cátsê vì lòng tự trọng.
Trong thư gửi đến Báo Người Lao Động, bạn đọc P.M.T cũng liệt kê danh sách những trợ lý thường xuyên ăn chặn tiền thù lao: C., H., D., P., Q., T., G… không phải quá xa lạ với những ai đã từng gắn bó với phim trường. Nhưng có lẽ “hoạt động ngầm” của những người này ở hậu trường với các diễn viên thì không phải đạo diễn nào cũng biết.
Ngoài nhân vật chính, thứ chính và một số vai diễn quan trọng đã được đạo diễn tuyển chọn, còn lại các vai nhỏ, quần chúng được giao cho trợ lý. Và người này cũng đã có sẵn một “đầu mối” - còn gọi là “cò” - chuyên “cung ứng” nguồn diễn viên. Hệ lụy của việc dắt dây qua nhiều “cửa” như vậy thì chuyện ăn chặn thù lao xem ra cũng trở thành một điều hiển nhiên.
Theo đạo diễn Phan Hoàng - đạo diễn phim Anh hùng Nguyễn Trung Trực - phim có sự tham gia của hàng ngàn diễn viên quần chúng, cả nhà sản xuất lẫn đạo diễn đều hoàn toàn có thể quán xuyến được chuyện trả thù lao thỏa đáng. Như vậy, không phải là vấn đề không thể giải quyết nhưng vì sao nạn ăn chặn thù lao của diễn viên vẫn cứ ngang nhiên diễn ra?
Nói đến vấn đề này, diễn viên chuyên đóng vai phụ H.N bày tỏ anh từng là nạn nhân và cũng chứng kiến tình cảnh bị đối xử tệ bạc của bao nhiêu người. Để tự bảo vệ mình, anh phải yêu cầu có văn bản thỏa thuận, bao nhiêu phân cảnh phải thực hiện và số tiền là bao nhiêu. “Mọi thứ phải rõ ràng ngay từ đầu để còn mang ra đối chất, chứ xong phim thì trợ lý cũng có đủ cách để bớt xén, cũng không cách nào cãi lý được” – H.N nói.
Diễn viên trẻ A.M cho biết không chỉ bị ăn chặn mà cô còn bị quỵt tiền thù lao một cách trắng trợn dù không phải vai quần chúng mà là một nhân vật có đất diễn đàng hoàng. Cũng phải lê lết diễn xuất trong rừng cao su, chân bị kéo lê bị trầy xước phải bôi thuốc cả tuần liền vẫn không xóa được sẹo, nhưng khi phim lên sóng, cô không được trả số tiền như đã thỏa thuận. Mặc dù cả đoàn phim đều biết mặt và có thể làm chứng cho A.M nhưng về mặt pháp lý thì cô không thể lên tiếng hay kiện cáo gì được họ vì cô chỉ có thỏa thuận miệng với người trợ lý.
Cũng có người vì đi đóng phim mà bị té xe hay phơi nắng trên trường quay nhiều giờ liền đến đổ bệnh, cũng phải tự bỏ tiền ra trang trải tiền khám chữa bệnh - mất gấp mấy lần số tiền thù lao có được cho một ngày làm diễn viên quần chúng.
Tham gia một bộ phim đang quay ở bối cảnh bệnh viện tại huyện Nhà Bè, một diễn viên trẻ cũng cho biết vào lúc 22 giờ ngày 26-3, giữa chủ nhiệm phim, trợ lý và diễn viên quần chúng cũng đã xảy ra xô xát khi diễn viên không đồng ý nhận số tiền thù lao đã bị ăn chặn. “Nhiều khi thấy thương các bạn sinh viên, phải chờ đợi ròng rã cả ngày, có khi kéo dài đến khuya mà thường xuyên bị ăn chặn tiền, bị đối xử tệ” – diễn viên này nói.
“Cò” thâu tóm trường quay ?
Có mặt tại điểm quay một đoạn phim quảng cáo tại quận 12- TPHCM vào chiều 27-3, hàng chục người - thường tham gia vai quần chúng - cũng đã bày tỏ bức xúc ở trường quay. Không chỉ là vấn đề tiền bạc mà có khi uất ức - nhất là đối với những diễn viên quần chúng lớn tuổi - vì cách đối xử “không ra gì” của một số trợ lý, chủ nhiệm phim. Diễn viên H.N cũng cho biết thêm có lần anh bức xúc đến mức dù đã tham gia được mười mấy phân đoạn vẫn quyết định bỏ vai, đi bộ từ bối cảnh mỏ vàng của vùng rừng núi ra đường lớn tự kêu xe về, chẳng màng đến cátsê vì lòng tự trọng.
Trong thư gửi đến Báo Người Lao Động, bạn đọc P.M.T cũng liệt kê danh sách những trợ lý thường xuyên ăn chặn tiền thù lao: C., H., D., P., Q., T., G… không phải quá xa lạ với những ai đã từng gắn bó với phim trường. Nhưng có lẽ “hoạt động ngầm” của những người này ở hậu trường với các diễn viên thì không phải đạo diễn nào cũng biết.
Ngoài nhân vật chính, thứ chính và một số vai diễn quan trọng đã được đạo diễn tuyển chọn, còn lại các vai nhỏ, quần chúng được giao cho trợ lý. Và người này cũng đã có sẵn một “đầu mối” - còn gọi là “cò” - chuyên “cung ứng” nguồn diễn viên. Hệ lụy của việc dắt dây qua nhiều “cửa” như vậy thì chuyện ăn chặn thù lao xem ra cũng trở thành một điều hiển nhiên.
Theo đạo diễn Phan Hoàng - đạo diễn phim Anh hùng Nguyễn Trung Trực - phim có sự tham gia của hàng ngàn diễn viên quần chúng, cả nhà sản xuất lẫn đạo diễn đều hoàn toàn có thể quán xuyến được chuyện trả thù lao thỏa đáng. Như vậy, không phải là vấn đề không thể giải quyết nhưng vì sao nạn ăn chặn thù lao của diễn viên vẫn cứ ngang nhiên diễn ra?
Bóc lột trên trường quay Tham gia đóng vai quần chúng trong phim chủ yếu là người lao động nghèo, sinh viên với mong kiếm thêm ít tiền để trang trải cuộc sống. Thế nhưng, quyền lợi của họ đã bị những kẻ nhẫn tâm trong các đoàn làm phim xén mất. |
Đạo diễn biết nhưng... Đạo diễn Xuân Phước cho biết anh quản lý đoàn phim rất nghiêm ngặt. Ngay cả chuyện thù lao cho diễn viên quần chúng cũng đã được quy định rõ ràng. “Là người trong nghề, không phải chúng tôi không biết chuyện diễn viên bị ăn chặn tiền, nhất là với những người đóng vai quần chúng vốn bị lợi dụng cũng không biết phải kêu ai. Ở phim nào cũng vậy, tôi ra chỉ tiêu trả một số tiền nhất định – gọi là chi phí dành cho việc tìm diễn viên quần chúng – cho các trợ lý. Đã có số tiền đó rồi thì anh không được quyền lấy thêm tiền của diễn viên, nếu phát hiện trường hợp nào là tôi đuổi việc ngay” – đạo diễn Xuân Phước khẳng định. Dẫu vậy, với trách nhiệm của người đứng đầu trường quay, không phải đạo diễn nào cũng có thể quán xuyến được những việc vốn là nhiệm vụ của trợ lý. Đạo diễn Xuân Phước kể thêm có lần anh khá bất ngờ khi bắt gặp trợ lý đang “ăn chặn” tiền của hàng loạt diễn viên quần chúng với lý do “trừ chi phí cơm trưa” – trong khi tiền cơm là kinh phí do đoàn phim bỏ ra chi trả. |
Kỳ tới: Không ai bảo vệ diễn viên?
Theo NLD