Gạo giả là thông tin thất thiệt
- Thứ năm - 05/04/2012 05:54
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Minh họa
Người tiêu dùng phần nào yên tâm vì chưa phát hiện gạo giả
Trước đó, ngày 16-3, anh Nguyễn Duy Mạnh - sinh viên Đại học Xây dựng Hà Nội có mua 5kg gạo tại cửa hàng kinh doanh gạo địa chỉ 32/88 phố Giáp Nhị, phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai và phát hiện có điểm bất thường như: hình dạng dài, to hơn các loại gạo thường, mùi “lạ”. Thông tin này nhanh chóng được một số tờ báo đăng tải và khẳng định là “gạo giả”.
Tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 3-4 của Bộ Công Thương, ông Trương Quang Hoài Nam - Cục trưởng Cục Quản lý thị trường (QLTT - Bộ Công Thương) cho biết, Chi cục QLTT Hà Nội đã cử ngay cán bộ xuống khu vực quận Hoàng Mai và huyện Thanh Trì để tìm hiểu thông tin. Đến cuối giờ chiều 3-4, lực lượng chức năng đã tiếp cận được địa điểm kinh doanh gạo lạ tại quận Hoàng Mai và anh Nguyễn Duy Mạnh. Tuy nhiên, anh Mạnh cho biết đã vứt số gạo nghi là giả đi. Tại cửa hàng kinh doanh gạo nêu trên, lực lượng QLTT không phát hiện được gạo giả.
Trao đổi với PV ANTĐ chiều 4-4, lãnh đạo Chi cục QLTT Hà Nội cho hay: “Lực lượng QLTT đã kiểm tra và chưa phát hiện được gạo nghi giả”. Theo ông này, mẫu gạo được bán tại cửa hàng ở quận Hoàng Mai đã được chuyển sang cho Cục ATVSTP và Thanh tra Bộ Y tế để xét nghiệm. Khi có kết quả, phía Bộ Y tế sẽ có thông tin rộng rãi đến người dân.
Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Trí Hoàn - Viện trưởng Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) cho rằng, rất khó để nhận biết gạo thật - giả khi quan sát bằng mắt thường. Tuy nhiên, việc “xác minh” gạo thật - giả không khó. Chỉ cần xem xét một vài chỉ số cơ bản của gạo như: Protein, anilo, nhiệt độ hóa hồ… là có thể đưa ra kết luận.
Theo ông Hoàn, thực tế giá gạo tại Việt Nam rất rẻ, mỗi kilôgam gạo giá cũng chỉ trên dưới 10.000 đồng nên việc “chế tạo” gạo giả cũng chẳng mang lại lợi nhuận gì thậm chí lỗ vốn. “Có thể đây là những loại gạo được trộn các chất giữ ẩm nên có thay đổi khác thường về chất lượng”, ông Hoàn dự đoán.
Còn ông Phạm Đồng Quảng - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) khẳng định: “Chưa có căn cứ khoa học nào khẳng định gạo đó là giả. Về góc độ sản xuất nông nghiệp, không thể có giống lúa nào “đẻ” ra được gạo giả”. Theo ông Quảng, nếu mua phải gạo lạ, người tiêu dùng nên báo với cơ quan chức năng. Với những loại kém phẩm chất, người tiêu dùng nên thận trọng trong từng mục đích sử dụng. Hiện ở Việt Nam cũng chưa cho phép nhập những loại giống sản sinh ra hạt gạo bất thường như phản ánh của các phương tiện thông tin đại chúng thời gian qua.
PGS. TS Lê Huy Hàm, Viện trưởng Viện Di truyền Nông nghiệp, cho biết: Chỉ căn cứ vào bề ngoài của hạt gạo để nói gạo giả là không xác thực. Ông Lê Huy Hàm cho hay, hiện trên thị trường Việt Nam cũng có nhiều loại gạo chức năng dành cho người bị tiểu đường hay giảm béo. Ông Hàm chia sẻ, bao nhiêu năm trong nghề, gắn bó với ngành nông nghiệp đến nay, ông chưa bao giờ gặp gạo giả.
Vào cuối tháng 2-2011, tại TP Hồ Chí Minh cũng đã xuất hiện 1 trường hợp mua gạo của người bán rong. Tuy nhiên, theo phản ánh, khi nấu, cơm không kết dính, dẻo như cao su, quan sát bên ngoài thì thấy một số đặc điểm bất thường như hạt gạo thon dài, màu vàng ngà, hạt gạo đều không sứt mẻ, gãy. Vụ việc này sau đó cũng chưa có kết luận vì không còn mẫu để phân tích, đối chứng.
Theo ANTD
Tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 3-4 của Bộ Công Thương, ông Trương Quang Hoài Nam - Cục trưởng Cục Quản lý thị trường (QLTT - Bộ Công Thương) cho biết, Chi cục QLTT Hà Nội đã cử ngay cán bộ xuống khu vực quận Hoàng Mai và huyện Thanh Trì để tìm hiểu thông tin. Đến cuối giờ chiều 3-4, lực lượng chức năng đã tiếp cận được địa điểm kinh doanh gạo lạ tại quận Hoàng Mai và anh Nguyễn Duy Mạnh. Tuy nhiên, anh Mạnh cho biết đã vứt số gạo nghi là giả đi. Tại cửa hàng kinh doanh gạo nêu trên, lực lượng QLTT không phát hiện được gạo giả.
Trao đổi với PV ANTĐ chiều 4-4, lãnh đạo Chi cục QLTT Hà Nội cho hay: “Lực lượng QLTT đã kiểm tra và chưa phát hiện được gạo nghi giả”. Theo ông này, mẫu gạo được bán tại cửa hàng ở quận Hoàng Mai đã được chuyển sang cho Cục ATVSTP và Thanh tra Bộ Y tế để xét nghiệm. Khi có kết quả, phía Bộ Y tế sẽ có thông tin rộng rãi đến người dân.
Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Trí Hoàn - Viện trưởng Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) cho rằng, rất khó để nhận biết gạo thật - giả khi quan sát bằng mắt thường. Tuy nhiên, việc “xác minh” gạo thật - giả không khó. Chỉ cần xem xét một vài chỉ số cơ bản của gạo như: Protein, anilo, nhiệt độ hóa hồ… là có thể đưa ra kết luận.
Theo ông Hoàn, thực tế giá gạo tại Việt Nam rất rẻ, mỗi kilôgam gạo giá cũng chỉ trên dưới 10.000 đồng nên việc “chế tạo” gạo giả cũng chẳng mang lại lợi nhuận gì thậm chí lỗ vốn. “Có thể đây là những loại gạo được trộn các chất giữ ẩm nên có thay đổi khác thường về chất lượng”, ông Hoàn dự đoán.
Còn ông Phạm Đồng Quảng - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) khẳng định: “Chưa có căn cứ khoa học nào khẳng định gạo đó là giả. Về góc độ sản xuất nông nghiệp, không thể có giống lúa nào “đẻ” ra được gạo giả”. Theo ông Quảng, nếu mua phải gạo lạ, người tiêu dùng nên báo với cơ quan chức năng. Với những loại kém phẩm chất, người tiêu dùng nên thận trọng trong từng mục đích sử dụng. Hiện ở Việt Nam cũng chưa cho phép nhập những loại giống sản sinh ra hạt gạo bất thường như phản ánh của các phương tiện thông tin đại chúng thời gian qua.
PGS. TS Lê Huy Hàm, Viện trưởng Viện Di truyền Nông nghiệp, cho biết: Chỉ căn cứ vào bề ngoài của hạt gạo để nói gạo giả là không xác thực. Ông Lê Huy Hàm cho hay, hiện trên thị trường Việt Nam cũng có nhiều loại gạo chức năng dành cho người bị tiểu đường hay giảm béo. Ông Hàm chia sẻ, bao nhiêu năm trong nghề, gắn bó với ngành nông nghiệp đến nay, ông chưa bao giờ gặp gạo giả.
Vào cuối tháng 2-2011, tại TP Hồ Chí Minh cũng đã xuất hiện 1 trường hợp mua gạo của người bán rong. Tuy nhiên, theo phản ánh, khi nấu, cơm không kết dính, dẻo như cao su, quan sát bên ngoài thì thấy một số đặc điểm bất thường như hạt gạo thon dài, màu vàng ngà, hạt gạo đều không sứt mẻ, gãy. Vụ việc này sau đó cũng chưa có kết luận vì không còn mẫu để phân tích, đối chứng.
Theo ANTD