Hiệu quả kinh tế bước đầu của giống lúa Thảo dược tại TP. Buôn Ma Thuột
- Thứ sáu - 10/10/2014 23:20
- In ra
- Đóng cửa sổ này
MINH PHÁT
Sự lạ mắt về màu sắc khác lạ của những bông lúa màu tím huế và màu vàng cam đang long lanh trĩu hạt mơn mỡn đùa vui dưới những tia nắng hiếm hoi của buổi sáng cuối mùa mưa Tây Nguyên, làm lâng lâng niềm vui của hơn năm mươi đại biểu tham dự hội thảo đầu bờ về mô hình lúa thảo dược này. Hai giống lúa (AC5 nổi tiếng và VH1 thảo dược) đã cho năng suất cao hơn năng suất của các giống lúa thuần cùng thời vụ từ 1,3 đến 2,4 tấn/ha. Điều đặc biệt của 2 giống lúa này là, mặc dù giống lúa thuần nhưng chỉ gieo sạ 4 kg/sào 1000 m2 và vụ hè thu này sản xuất theo qui trình đã không sử dụng một lần thuốc trừ sâu nào.
Việc đưa các giống lúa thảo dược VH1 và giống cao cấp AC5 gieo trồng thí điểm là để đánh giá sự thích nghi trước khi nhận rộng cánh đồng mẫu lúa quí, nối tiếp trên đà thành công của các cánh đồng mẫu lúa nước mà Buôn Ma Thuột là đơn vị tiên phong của các tỉnh Tây Nguyên đã triển khai thành công trong những năm qua.
Đây là một trong những mô hình lúa thảo dược đầu tiên triển khai thành công tại Buôn Ma Thuột.
Theo ông Phan Văn Hòa (người trực tiếp nghiên cứu giống lúa thảo dược) tại tỉnh Nghệ An cho biết, giống thảo dược VH1 là giống lúa quí hiếm được nghiên cứu thành công sau 10 năm tìm tòi lai tạo tại Nghệ An và đang triển khai trên một số diện tích của vùng miền lân cận. Giống lúa này có hàm lượng dinh dưỡng cao, mang lại giá trị kinh tế rất cao (hiện nay giá gạo thảo dược tại TP.HCM lên đến 45 nghìn đồng/kg).
Theo đánh giá Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng (Quatesv1) thuộc Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam, Viện Kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm quốc gia (Bộ Y tế) kiểm nghiệm và xác nhận gạo thảo dược VH1 (Vĩnh Hòa 1) được là loại gạo giàu vi chất, vi lượng và các vitamin A, B (B1, B2, B6…) li pít, can xi, sắt, chất xơ, đặc biệt omega6, omega9, oryzanol… nên khi dùng cơm từ gạo thảo dược Vĩnh Hòa làm quên cảm giác đói, có lợi cho những người ăn kiêng. Vitamin, sắt, kẽm có tác dụng bổ máu, tốt cho người mới ốm dậy, trẻ sơ sinh, người bị thương mất máu, phụ nữ mang thai và sau khi sinh, chống ung thư, chống loãng xương cao … Gạo thảo dược giàu chất béo thực vật, rất tốt cho tim mạch.
Theo phân tích, trong 100g mẫu gạo thảo dược VH1 có 57µg vitaminA; 6,5 mg omega6; 1290 mg omega9, có 16,6 mg canxi; 1,14 mg sắt. Mặt khác, gạo thảo dược Vĩnh Hòa giúp ổn định đường huyết so với các loại gạo thông thường khác. Gạo thảo dược có thể chế biến rang làm trà thuốc rất tốt cho cơ thể.
Điểm đặc biệt của các giống lúa thuần thảo dược (VH1) và giống lúa cao sản (AC5) là cây cứng, chống đổ ngã, đẻ nhánh rất khỏe, bông dài, bông VH1 có màu tím huế đặt trưng, mùi rất thơm, bông AC5 có màu vàng cam (khác màu với các giống lúa thuần). Giống AC5 thời gian sinh trưởng vụ hè thu này chỉ 100 ngày, giống VH1 là 110 ngày. Giống thảo dược, lá lúa giai đoạn đầu màu tím về sau chuyển sang màu xanh đậm, góc lá rộng thuận tiện cho việc hấp thu ánh sáng để quang hợp tổng hợp dinh dưỡng nên cây khỏe, kháng sâu bệnh rất tốt, mỗi bông có từ 120-170 hạt (ở vụ Hè Thu này), gấp rưỡi số hạt trên bông của các giống lúa thuần khác, tỷ lệ hạt chắc cao, hạt gạo màu hồng, cơm ngon, thơm, dẻo.
Để sản xuất thành công các giống lúa quí này tại Buôn Ma Thuột - Đăk Lăk cần thăm đồng thường xuyên và áp dụng đúng qui trình kỹ thuật như sau: Thời gian gieo sạ vụ hè thu tập trung vào tháng 6, một số địa bàn có thể gieo sạ từ cuối tháng 5 đến tháng 6 (căn cứ vào điều kiện điều tiết nước). Cơ sở xác định thời vụ gieo sạ là đảm bảo cho lúa đủ nước giai đoạn mạ và trỗ an toàn, hiệu quả (nhiệt độ ôn hòa, trời quang mây, có nắng và gió nhẹ, không mưa vào thời gian lúa phơi màu thụ phấn).
Làm đất sớm trước khi sạ 20-30 ngày để cỏ dại và rơm rạ vụ trước phân hủy hết. Những diện tích có điều kiện chủ động nước nên cày làm đất ải; xử lí đất bằng vôi bột để làm giảm độ chua, tiêu diệt mầm mống sâu bệnh hại trong đất.
Trước khi ngâm nên phơi lại hạt giống dưới nắng nhẹ 2 - 3 giờ ( không phơi trực tiếp trên nền sân xi măng, bê tông), sau đó ngâm hạt trong nước ấm 540C (pha 3 phần nước sôi với 2 phần nước lạnh) khoảng 15 -20 phút để kích thích phôi hạt nẩy mầm, diệt mầm bệnh tồn tại trên vỏ hạt, rồi vớt hạt ngâm trong nước sạch 2 ngày 1 đêm (36 giờ, vụ hè thu Đăk Lăk), thời gian ủ giống 2 ngày 3 đêm (48-56 giờ), trong quá trình ngâm cứ 6 - 10 giờ thay nước rửa chua 1 lần, sau đó ủ giống ở nơi khô ráo, thoáng mát (trong thời gian ủ kiểm tra, căn cứ độ nẩy mầm để đem gieo). Để hạn chế bọ trĩ hại lúa, tăng khả năng thích nghi điều kiện môi trường ở giai đoạn mạ, cần xử lý hạt giống bằng thuốc Cruizer Plus trước khi gieo một ngày. Lượng giống gieo sạ đối với giống AC5 40-50kg/ha; VH1 từ 50 – 60 kg/ ha (tùy điều kiện đất đai).
Trước khi gieo sạ, ruộng phải được làm sạch cỏ, phay đất nhuyễn bùn, san phẳng mặt ruộng và tháo nước để vừa đủ ẩm. Để gieo đều và đủ lượng giống ít ỏi trên diện tích ruộng, cần chia ruộng thành từng luống (băng) rộng khoảng 2-2,5 m, giữa các luống có các rãnh thoát nước rộng 25 - 30 cm, sâu 15 - 20 cm và làm lối đi chăm sóc lúa; mặt luống được trang phẳng, không đọng nước dễ làm thối hạt giống. Hạt giống được chia đều cho từng luống, lượng giống của từng luống được chia gieo làm hai lần, gieo đi gieo lại cho đều. Khi gieo hạt giống xong, phủ một lớp bùn mỏng để chống khô và ngừa chim chuột ăn hạt. Phun thuốc trừ cỏ Sofit trước, trong hoặc sau sạ 1-2 ngày. Cần dặm tỉa sớm, khi mạ 3 - 4 lá để ruộng lúa phát triển đồng đều.
Trên một sào (1000 m2) bón 40 đến 50 kg vôi sau lần làm đất đầu tiên, bừa lần cuối trước khi gieo bón toàn bộ 600 đến 800kg phân chuồng hoai (vi sinh), 40 đến 50kg phân lân. Bón thúc 3 lần với lượng đạm urê 20 - 22kg, kali 18 - 20kg. Bón thúc lần 1 lúc lúa được 2,5 - 3 lá (sau sạ 10 - 12 ngày) từ 7-8 kg urê cộng với 4 – 5 kg kali. Bón thúc lần 2 sau gieo sạ 30 – 35 ngày với lượng urê 8-9 kg cộng 6-7 kg kali.
Bón thúc lần 3 (đón đòng) sau sạ 50 – 55 ngày với 5 kg urê cộng 8 kg kali (có thể thay thế phân đơn bằng các loại phân NPK chuyên dụng cho lúa ở các giai đoạn sinh trưởng). Nếu sử dụng thêm phân bón lá ở các giai đoạn sinh trưởng của lúa thì có thể giảm phân đạm và kali lại theo khuyến cáo. Giữ mực nước trong ruộng từ 3-6 cm ở giai đoạn mạ, đẻ nhánh. Lúa đẻ đủ số nhánh (nếu điều tiết nước thuận lợi) thì nên rút nước phơi ruộng đến nứt chân chim để hạn chế đẻ nhánh vô hiệu, lúa cứng cây, ít bị đổ ngã, sau đó tưới nước sâu 7-10 cm trong khoảng 7-8 ngày. Lúa làm đòng giữ mực nước 3-5 cm.
Trước khi lúa trỗ 10 ngày rút nước lộ ruộng khoảng 2 ngày, sau đó đưa nước vào ruộng từ 5 - 10 cm. Lúa chớm trỗ giữ đất mềm bùn, lúa trỗ trên 85% số bông thì giữ mực nước 7 – 10 cm. Từ khi chắc xanh trở đi giữ ruộng đủ ẩm, trước khi thu hoạch khoảng 5 – 7 ngày thì rút nước để khô ruộng, lúa nhanh chín và dễ thu hoạch. Làm sạch cỏ trước mỗi lần bón phân, trước khi lúa trỗ và trước thu hoạch. Khi ruộng lúa chín vàng đều, trên 85% số hạt/bông chín là thu hoạch. Gặt xong tuốt hạt, làm sạch và phơi khô, không được ủ đống làm giảm chất lượng hạt lúa.
Qua đánh giá và so sánh hiệu quả kinh tế giữa ruộng mô hình giống thảo dược (VH1) và giống cao sản AC5 với ruộng sản xuất theo truyền thống của nông dân cùng thời vụ thì giống AC5 tăng thêm thu nhập là 23.895.000 đồng/ha; giống VH1 tăng thêm thu nhập là 34.285.000 đồng/ha.
Qua sự thành công của mô hình cho thấy, trong những năm qua nhà nước đã rất quan tâm hỗ trợ công tác chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật đối với sản xuất lúa, nếu chính quyền địa phương cùng với nông dân nhiệt huyết hơn đối với việc tiếp cận các tiến bộ khoa học kỹ thuật thì sẽ mang lại giá trị sản xuất lúa cao hơn nhiều, tăng thu nhập và góp phần phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.
Phòng Kinh tế Thành phố sẽ tiếp tục đánh giá sự thích nghi của các giống lúa trên trong những vụ tiếp theo để khẳng định hiệu quả trước khi tổ chức triển khai cánh đồng mẫu lúa thảo dược có kết quả.
Việc đưa các giống lúa thảo dược VH1 và giống cao cấp AC5 gieo trồng thí điểm là để đánh giá sự thích nghi trước khi nhận rộng cánh đồng mẫu lúa quí, nối tiếp trên đà thành công của các cánh đồng mẫu lúa nước mà Buôn Ma Thuột là đơn vị tiên phong của các tỉnh Tây Nguyên đã triển khai thành công trong những năm qua.
Đây là một trong những mô hình lúa thảo dược đầu tiên triển khai thành công tại Buôn Ma Thuột.
Theo ông Phan Văn Hòa (người trực tiếp nghiên cứu giống lúa thảo dược) tại tỉnh Nghệ An cho biết, giống thảo dược VH1 là giống lúa quí hiếm được nghiên cứu thành công sau 10 năm tìm tòi lai tạo tại Nghệ An và đang triển khai trên một số diện tích của vùng miền lân cận. Giống lúa này có hàm lượng dinh dưỡng cao, mang lại giá trị kinh tế rất cao (hiện nay giá gạo thảo dược tại TP.HCM lên đến 45 nghìn đồng/kg).
Theo đánh giá Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng (Quatesv1) thuộc Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam, Viện Kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm quốc gia (Bộ Y tế) kiểm nghiệm và xác nhận gạo thảo dược VH1 (Vĩnh Hòa 1) được là loại gạo giàu vi chất, vi lượng và các vitamin A, B (B1, B2, B6…) li pít, can xi, sắt, chất xơ, đặc biệt omega6, omega9, oryzanol… nên khi dùng cơm từ gạo thảo dược Vĩnh Hòa làm quên cảm giác đói, có lợi cho những người ăn kiêng. Vitamin, sắt, kẽm có tác dụng bổ máu, tốt cho người mới ốm dậy, trẻ sơ sinh, người bị thương mất máu, phụ nữ mang thai và sau khi sinh, chống ung thư, chống loãng xương cao … Gạo thảo dược giàu chất béo thực vật, rất tốt cho tim mạch.
Theo phân tích, trong 100g mẫu gạo thảo dược VH1 có 57µg vitaminA; 6,5 mg omega6; 1290 mg omega9, có 16,6 mg canxi; 1,14 mg sắt. Mặt khác, gạo thảo dược Vĩnh Hòa giúp ổn định đường huyết so với các loại gạo thông thường khác. Gạo thảo dược có thể chế biến rang làm trà thuốc rất tốt cho cơ thể.
Điểm đặc biệt của các giống lúa thuần thảo dược (VH1) và giống lúa cao sản (AC5) là cây cứng, chống đổ ngã, đẻ nhánh rất khỏe, bông dài, bông VH1 có màu tím huế đặt trưng, mùi rất thơm, bông AC5 có màu vàng cam (khác màu với các giống lúa thuần). Giống AC5 thời gian sinh trưởng vụ hè thu này chỉ 100 ngày, giống VH1 là 110 ngày. Giống thảo dược, lá lúa giai đoạn đầu màu tím về sau chuyển sang màu xanh đậm, góc lá rộng thuận tiện cho việc hấp thu ánh sáng để quang hợp tổng hợp dinh dưỡng nên cây khỏe, kháng sâu bệnh rất tốt, mỗi bông có từ 120-170 hạt (ở vụ Hè Thu này), gấp rưỡi số hạt trên bông của các giống lúa thuần khác, tỷ lệ hạt chắc cao, hạt gạo màu hồng, cơm ngon, thơm, dẻo.
Để sản xuất thành công các giống lúa quí này tại Buôn Ma Thuột - Đăk Lăk cần thăm đồng thường xuyên và áp dụng đúng qui trình kỹ thuật như sau: Thời gian gieo sạ vụ hè thu tập trung vào tháng 6, một số địa bàn có thể gieo sạ từ cuối tháng 5 đến tháng 6 (căn cứ vào điều kiện điều tiết nước). Cơ sở xác định thời vụ gieo sạ là đảm bảo cho lúa đủ nước giai đoạn mạ và trỗ an toàn, hiệu quả (nhiệt độ ôn hòa, trời quang mây, có nắng và gió nhẹ, không mưa vào thời gian lúa phơi màu thụ phấn).
Làm đất sớm trước khi sạ 20-30 ngày để cỏ dại và rơm rạ vụ trước phân hủy hết. Những diện tích có điều kiện chủ động nước nên cày làm đất ải; xử lí đất bằng vôi bột để làm giảm độ chua, tiêu diệt mầm mống sâu bệnh hại trong đất.
Trước khi ngâm nên phơi lại hạt giống dưới nắng nhẹ 2 - 3 giờ ( không phơi trực tiếp trên nền sân xi măng, bê tông), sau đó ngâm hạt trong nước ấm 540C (pha 3 phần nước sôi với 2 phần nước lạnh) khoảng 15 -20 phút để kích thích phôi hạt nẩy mầm, diệt mầm bệnh tồn tại trên vỏ hạt, rồi vớt hạt ngâm trong nước sạch 2 ngày 1 đêm (36 giờ, vụ hè thu Đăk Lăk), thời gian ủ giống 2 ngày 3 đêm (48-56 giờ), trong quá trình ngâm cứ 6 - 10 giờ thay nước rửa chua 1 lần, sau đó ủ giống ở nơi khô ráo, thoáng mát (trong thời gian ủ kiểm tra, căn cứ độ nẩy mầm để đem gieo). Để hạn chế bọ trĩ hại lúa, tăng khả năng thích nghi điều kiện môi trường ở giai đoạn mạ, cần xử lý hạt giống bằng thuốc Cruizer Plus trước khi gieo một ngày. Lượng giống gieo sạ đối với giống AC5 40-50kg/ha; VH1 từ 50 – 60 kg/ ha (tùy điều kiện đất đai).
Trước khi gieo sạ, ruộng phải được làm sạch cỏ, phay đất nhuyễn bùn, san phẳng mặt ruộng và tháo nước để vừa đủ ẩm. Để gieo đều và đủ lượng giống ít ỏi trên diện tích ruộng, cần chia ruộng thành từng luống (băng) rộng khoảng 2-2,5 m, giữa các luống có các rãnh thoát nước rộng 25 - 30 cm, sâu 15 - 20 cm và làm lối đi chăm sóc lúa; mặt luống được trang phẳng, không đọng nước dễ làm thối hạt giống. Hạt giống được chia đều cho từng luống, lượng giống của từng luống được chia gieo làm hai lần, gieo đi gieo lại cho đều. Khi gieo hạt giống xong, phủ một lớp bùn mỏng để chống khô và ngừa chim chuột ăn hạt. Phun thuốc trừ cỏ Sofit trước, trong hoặc sau sạ 1-2 ngày. Cần dặm tỉa sớm, khi mạ 3 - 4 lá để ruộng lúa phát triển đồng đều.
Trên một sào (1000 m2) bón 40 đến 50 kg vôi sau lần làm đất đầu tiên, bừa lần cuối trước khi gieo bón toàn bộ 600 đến 800kg phân chuồng hoai (vi sinh), 40 đến 50kg phân lân. Bón thúc 3 lần với lượng đạm urê 20 - 22kg, kali 18 - 20kg. Bón thúc lần 1 lúc lúa được 2,5 - 3 lá (sau sạ 10 - 12 ngày) từ 7-8 kg urê cộng với 4 – 5 kg kali. Bón thúc lần 2 sau gieo sạ 30 – 35 ngày với lượng urê 8-9 kg cộng 6-7 kg kali.
Bón thúc lần 3 (đón đòng) sau sạ 50 – 55 ngày với 5 kg urê cộng 8 kg kali (có thể thay thế phân đơn bằng các loại phân NPK chuyên dụng cho lúa ở các giai đoạn sinh trưởng). Nếu sử dụng thêm phân bón lá ở các giai đoạn sinh trưởng của lúa thì có thể giảm phân đạm và kali lại theo khuyến cáo. Giữ mực nước trong ruộng từ 3-6 cm ở giai đoạn mạ, đẻ nhánh. Lúa đẻ đủ số nhánh (nếu điều tiết nước thuận lợi) thì nên rút nước phơi ruộng đến nứt chân chim để hạn chế đẻ nhánh vô hiệu, lúa cứng cây, ít bị đổ ngã, sau đó tưới nước sâu 7-10 cm trong khoảng 7-8 ngày. Lúa làm đòng giữ mực nước 3-5 cm.
Trước khi lúa trỗ 10 ngày rút nước lộ ruộng khoảng 2 ngày, sau đó đưa nước vào ruộng từ 5 - 10 cm. Lúa chớm trỗ giữ đất mềm bùn, lúa trỗ trên 85% số bông thì giữ mực nước 7 – 10 cm. Từ khi chắc xanh trở đi giữ ruộng đủ ẩm, trước khi thu hoạch khoảng 5 – 7 ngày thì rút nước để khô ruộng, lúa nhanh chín và dễ thu hoạch. Làm sạch cỏ trước mỗi lần bón phân, trước khi lúa trỗ và trước thu hoạch. Khi ruộng lúa chín vàng đều, trên 85% số hạt/bông chín là thu hoạch. Gặt xong tuốt hạt, làm sạch và phơi khô, không được ủ đống làm giảm chất lượng hạt lúa.
Qua đánh giá và so sánh hiệu quả kinh tế giữa ruộng mô hình giống thảo dược (VH1) và giống cao sản AC5 với ruộng sản xuất theo truyền thống của nông dân cùng thời vụ thì giống AC5 tăng thêm thu nhập là 23.895.000 đồng/ha; giống VH1 tăng thêm thu nhập là 34.285.000 đồng/ha.
Qua sự thành công của mô hình cho thấy, trong những năm qua nhà nước đã rất quan tâm hỗ trợ công tác chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật đối với sản xuất lúa, nếu chính quyền địa phương cùng với nông dân nhiệt huyết hơn đối với việc tiếp cận các tiến bộ khoa học kỹ thuật thì sẽ mang lại giá trị sản xuất lúa cao hơn nhiều, tăng thu nhập và góp phần phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.
Phòng Kinh tế Thành phố sẽ tiếp tục đánh giá sự thích nghi của các giống lúa trên trong những vụ tiếp theo để khẳng định hiệu quả trước khi tổ chức triển khai cánh đồng mẫu lúa thảo dược có kết quả.