Minh Phát Đắk Lắk

https://minhphatdaklak.com


Hồ tiêu mùa rụng hoa

Minh Hoạ

Minh Hoạ

Đối với cây trồng, thông thường sẽ diễn ra hiện tượng rụng trái non sau khi đậu trái, Đây là hiện tượng sinh lý bình thường của cây. Số lượng trái sau khi hình thành sẽ giảm đi qua nhiều đợt trong khoảng 2 - 4 tuần đầu. Số lượng và tỷ lệ rụng tùy thuộc vào tình trạng của cây khi đó.
Do cây không thể nuôi dưỡng các trái nên việc giảm bớt số lượng là vấn đề tất yếu để cây có thể tập trung nuôi dưỡng một số lượng trái nhất định.

Lúc này, cây sẽ tự tiết ra một số chất điều hòa sinh trưởng để tạo tầng rời ở cuống trái và trái sẽ rơi ra khỏi cây.

Runghoatieu

(Hồ tiêu rụng hoa hàng lọat ảnh hưởng lớn đến năng suất)

RỤNG KHÔNG DO SINH LÝ


1. Thời tiết

Hiện nay là mùa mưa, có thể nói phần nào người nông dân được lợi do ít phải cung cấp nước cho cây, nhưng đây cũng có thể là nguyên nhân chính dẫn đến rụng trái.

Một số người trồng cây thường ít chủ động tưới tiêu mà chờ nước từ mưa cung cấp cho cây, điều này có thể làm cây bị sốc do điều kiện thay đổi đột ngột. Những cây không có nước tưới hằng tuần bỗng nhiên tiếp nhận lượng nước lớn làm sinh lý cây thay đổi đột ngột, dẫn đến rụng trái non - phần dễ bị tác động nhất của cây.

Ngay sau đậu trái, vào thời điểm chuyển từ mùa khô sang mùa mưa gié còn non, tầng rời (lớp mỏng giữa trái và cuống) còn yếu nên nếu gặp những đợt gió lạnh hay mưa trái mùa nặng hạt dài ngày có thể làm rụng hàng loạt.


2. Dinh dưỡng

Khi tình trạng rụng trái không xảy ra trên cả vườn mà chỉ rụng ở những cây kém phát triển, trái nhỏ, rụng ở gần gốc trước, đầu cành sau, kèm theo rụng lá già nhiều là do bón phân không đầy đủ hoặc không kịp thời.

Một nguyên nhân khác gây rụng là do dinh dưỡng không phù hợp. Ở giai đoạn này, thừa, thiếu hay mất cân bằng dinh dưỡng đều dẫn đến tác hại do làm thay đổi sinh lý của cây. Việc cung cấp thừa đạm dẫn đến phát triển ngọn và cạnh tranh trực tiếp dinh dưỡng với trái, làm chất lượng trái giảm sút.

Khi đã cố định được lượng trái trên cây thì cần giữ được chúng cho đến tận ngày thu hoạch mà sử dụng phân bón đầy đủ, cân đối trung vi lượng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Một vấn đề cần lưu ý là để trái có chất lượng thì ngoài đạm, lân, kali thì cây trồng cần có các trung và vi lượng, đặc biệt là canxi, mangan, bo. Do đó cần bổ sung thêm các trung vi lượng hoặc sử dụng loại phân TE.


3. Chăm sóc

Không phải như cây trồng ngắn ngày như lúa, rau màu cây lâu năm cần tập trung dưỡng chất để nuôi trái và nếu không kịp hồi phục thì năng suất thấp, rụng trái là điều hiển nhiên. Năng suất cao hằng năm là mong muốn của tất cả nông dân, nhưng do vấn đề sinh lý, điều đó. Do đó, điều quan trọng không phải là cây có năng suất cao đột ngột ở một vụ mà phải ổn định qua các năm.
 

Nhiều người nông dân vì để tiết kiệm công tưới nước nên thường bón phân trước khi trời mưa, qua đó tận dụng nước mưa hòa tan phân. Tuy nhiên việc làm này thường không đem lại lợi ích như mong muốn. Do lượng nước mưa không khống chế được nên khi mưa lớn, phân sau khi bị hòa tan lại theo các mương líp chảy xuống ao hồ kết hợp với trời nắng sau khi mưa làm bốc hơi nước đem theo phân khi chưa ngấm hết vào đất, lượng phân thất thoát là rất lớn.
 

Để hạn chế hiện tượng thất thoát, nông dân nên chủ động bón phân khi trời không mưa và tưới nước đều sau khi bón. Lượng phân bón cũng nên chia nhỏ ra làm nhiều lần, vừa tránh làm cây bị sốc khi dinh dưỡng hấp thụ vào tăng cao vừa hữu hiệu trong việc tránh thất thoát. Ngoài ra, cây lâu năm thường có bộ rễ phát triển, cắm sâu và trong đất, và khi gặp mưa nhiều, tầng đất bên dưới luôn trong tình trạng ngập nước, hoạt động của bộ rễ sẽ bị ảnh hưởng do không có không khí. Do đó người trồng cần khai thông mương liếp và tích nước tưới chủ động đều đặn kể cả trong mùa mưa.


4.  Bệnh hại
Thán thư, nấm...

 

5. Sâu hại (Côn trùng)

Đối với vườn tiêu kinh doanh những đợt ra hoa đầu vụ chính là thời điểm bọ xít lưới hay còn gọi là rầy thánh giá, rầy chữ T chích hút gié tiêu làm rụng hàng loạt. Ngoài bọ xít lưới còn 1 số đối tượng khác như nhện đỏ, bọxít, rầy xanh, ruồi đục lá, bọ ánh kim, bọ ánh kim nâu…. cũng tấn công và gây ra hiện tượng tương tự. Thôi thì gọi chung họ hàng nhà nó là: côn trùng chích hút đi cho nhanh vậy.

Đặc điểm gây hại của chúng là chút hút nhựa ở lá non, gié hoa làm rụng lá, rụng gié thậm chí rụng đọt non gây thiệt hại rất lớn về năng suất. Vết bệnh trên lá là những chấm đen nhỏ từ 1- 5 mm tuỳ theo đối tượng. Gié tiêu bị rụng phía cuống gié thường có 1 chấm đen nhỏ (đây là đặc điểm phân biệt với các hiện tượng rụng gié do nguyên nhân khác).


>>> Xem sản phẩm chống rụng trái 
Bo sữa vàng.

 

hotieuvietnam.vn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây