Minh Phát Đắk Lắk

https://minhphatdaklak.com


Kiến thức cơ bản về phân bón – Phân Vô Cơ -

Hình Minh Hoạ

Hình Minh Hoạ

Phân vô cơ hay phân hóa học là các loại phân có chứa yếu tố dinh dưỡng dưới dạng muối khoáng(vô cơ) thu được nhờ các quá trình vật lý, hóa học.
Một Số Phân Bón Vô Cơ Thông dụng Hiện Nay
I Phân Đơn:  Là loại phân chỉ chứa 1 trong 3 nguyên tố dinh dưỡng chủ yếu là N, P hoặc K
1- Phân đạm vô cơ gồm có:
1. 1- Phân Urea [CO(NH2)2] có 46%N
1. 2- Phân đạm Sunphat còn gọi là đạm SA [(NH4)2SO4] chứa 21%N
1. 3- Phân Clorua Amon [NH4Cl] có chứa 24-25% N
1. 4- Phân Nitrat Amon [NH4NO3] có chứa khoảng 35% N
1. 5- Phân Nitrat Canxi [Ca(NO3)2] có chứa 13-15% N
1. 6- Phân Nitrat Natri [NaNO3] có chứa 15-16% N
1. 7- Phân Cyanamit Canxi [CaCN2] có chứa 20-21% N
2-Phân Lân:
2. 1- Phân Super Lân[Ca(H2PO4)2] có chứa 16-20% P2O5]
2. 2- Phân Lân nung chảy(Thermophotphat, Lân văn điển) có chứa 16% P2O5
3- Phân Kali
3. 1- Phân Clorua Kali (KCl) có chứa 60% K2O.
3. 2- Phân Sunphat Kali (K2SO4) có chứa 48-50% K2O
II.  Phân Hổn Hợp:  Là những loại phân có chứa ít nhất là 2 dưỡng chất. Chúng bao gồm phân trộn và phân phức hợp. Hàm lượng dinh dưỡng trong phân theo thứ tự là N, P, K được tính theo nồng độ phần trăm. Ví dụ:  Phân NPK 16-16-8 tức là trong 100kg phân trên có 16kg đạm nguyên chất, 16kg P2O5 và 8kg K2O…Ngoài các chất đa lượng N, P, K hiện nay ở một số chủng loại phân còn có cả các chất trung và vi lượng. Ví dụ:  Phân NPK Việt-Nhật 16. 16. 8+13S (S là lưu huỳnh)…Thông thường phân hổn hợp có 2 loại:
1. -Phân trộn:  Là phân được tạo thành  do sự trộn đều các loại phân N. P. K… mà không có sự tổ hợp hóa học giũa những chất đó. Loại phân này thường có nhiều màu.
2. – Phân phức hợp:  Là loại phân có được do con đường phản ứng hóa học từ những nguyên liệu căn bản để tạo ra.
3. -Các dạng phân hổn hợp:
3. 1-Các dạng phân đôi:  Là loại phân hỗn hợp có 2 dưỡng chất quan trọng
-MAP ( Monoamonium Phosphate) hàm lượng phổ biến là 12-61-0
-MKP ( Mono potassium Phosphate) hàm lượng phổ biến là 0-52-34
-DAP Diamon Phosphate ) hàm lượng phổ biến là 18-46-0
3. 2.  Các dạng phân ba NPK thường là:
16-16-8, 20-20-15, 24-24-20…
3. 3.  Phân chuyên dùng:  Là dạng phân bón hổn hợp có chứa các yếu tố đa, trung, vi lượng phù hợp với từng loại cây trồng, từng thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây.
-Ưu điểm của phân chuyên dùng:  rất tiện lợi khi sử dụng , góp phần làm giảm chi phí sản xuất;do đã được tính toán liều lượng phân tùy theo từng loại cây, tùy theo giai đoạn sinh trưởng-phát triển của cây trồng nên đảm bảo được năng suất, chất lượng cây trồng.
-Hiện nay trên thị trường có nhiều chủng loại phân chuyên dùng, khi sử dụng nên chú ý theo hướng dẫn cũa nhà sản xuất. . Ví dụ:  Phân chuyên dùng của công ty phân bón Việt –Nhật JF1, JF2, JF3 chuyên dùng cho lúa. JT1, JT2 JT3 chuyên dùng cho cây ăn trái.
III.  Vôi

  1. -Vai trò tác dụng của phân vôi
  2. Cung cấp Canxi (Ca) cho cây trồng, Ca là một nguyên tố dinh dưỡng rất cần cho cây vì Ca chiếm tới 30% trong số các chất khoáng của cây. Cải tạo đất chua, mặn. Tạo điều kiện cho vi sinh vật hoạt động tốt, phân giải các chất hữu cơ trong đất, tăng độ hòa tan các chất dinh dưỡng và tăng khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng của cây, diệt được một số bệnh hại cây trồng, khử độc cho đất do thừa nhôm(Al), Sắt(Fe), H2S…
2. -Một số dạng vôi bón cho cây
* Vôi nghiền:  Các loại:  đá vôi, vỏ ốc, vỏ sò…nghiền nát. Có tác dụng chậm nên bón lót lúc làm đất, thường bón từ 1-3 tấn/ha. Đất sét bón 1 lần với lượng lớn, sau vài năm bón lại. Đất cát bón hàng năm lượng ít hơn. Khi bón vôi nên kết hợp với phân hữu cơ để tăng hiệu quả của phân , không bón cùng đạm vì sẽ làm mất phân đạm.
* Vôi nung ( vôi càn long):  Do nung CaCO3 thành CaO, rồi sử dụng. Tác dụng nhanh hơn vôi nghiền, dùng xử lý đất và phòng trừ sâu bệnh. Tuy nhiên do có hoạt tính mạnh khi sử dụng nên lưu ý để tránh ảnh hưởng tới cây trồng.
* Thạch cao: Là dạng vôi đặc biệt, tác dụng nhanh, sử dụng rất tốt cho cây khi tạo trái
Cách Tính Công Thức Phân Pha Trộn.
Hiện nay, nhiều nơi sản xuất rất nhiều loại phân hổn hợp với nhiều tỷ lệ NPK khác nhau nên bà con nông dân tùy giá cả từng lúc và khả năng thanh toán có thể tự chọn lựa để mua, tuy nhiên nếu muốn pha trộn để sử dụng hợp lý thì ta có thể thực hiện được,
* Cách tính từ phân đơn ra phân hổn hợp
Ví dụ: Muốn pha trộn một loại phân có công thức là 5-10-10 từ phân SA, Super Lân và KCl thì ta pha như sau:
-SA có 21%N, cần cung cấp 5kg thì ta phải có lượng SA là:
5X100 = 23. 8kg
2
- Super Lân có 20% P2O5, muốn có 10kgP2O5 thì lượng Super Lân sẽ là:
10X100 =50 kg
20
- KCl có 60% K2O, muốn có 10 kg K2O thì lượng KCl sẽ là:
10X100 = 16, 6 kg
60
* Tổng số phân các loại là 23, 8+50+16, 6=90, 4kg  còn lại 9, 6 kg phải dùng chất độn(đất, cát hoặc thạch cao), trộn vô cho đủ 100kg.
* Cách tính từ phân hỗn hợp ra phân đơn
Ví dụ: Theo khuyến cáo cần dùng 100kg Urê, 200kg Super Lân, 50kg Clorua Kali để bón cho cây, nhưng nhà vườn đã bón 100kg NPK(20-20-15), như vậy lượng NPK thừa hay thiếu, cách tính như sau:
-Lượng Urê có trong 100kg NPK 20-20-15
100X20 = 43kg
46
- Lượng  Super Lân có trong 100kg NPK 20-20-15
100X20 = 100kg
20
- Lượng Clorua Kali có trong 100kg NPK 20-20-15
100X15 = 25Kg
60
* Vậy phải thêm 57kg Urê + 100kg Super Lân + 25kg Clorua Kali thì mới đủ lượng phân như đã khuyến cáo.

Thế nào là phân đơn? Thế nào là phân phc? Thế nào là phân trộn?

 

Phân đơn là loại phân chỉ chứa một trong ba nguyên tố dinh duỡng chủ yếu là N, P hoặc K. Phân phức là loại phân chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng chủ yếu, thứ yếu cũng như vi luợng. Phân phức có thể là một hợp chất có hai nguyên tố có công thức hóa học và thành phần chất dinh dưỡng ít thay đổi, thường gọi là phân hóa hợp.

 

Ví dụ: phân Diamôn phốt phát (DAP) có thành phần là 18% N, 46% P2O5. Công thúc hóa học là (NH4)2HPO4. Kali nitrat có thành phần là 13% N, 45% K2O công thức hóa học là KNO3. Phân trộn hay còn gọi là phân hỗn hợp là loại phân được người ta trộn nhiều loại phân đơn với nhau, để rời hoặc vo viên. Thành phần và công thức hóa học thay đổi theo tỷ lệ trộn của hãng sản xuất để phù hợp cho một loại cây trồng nhất định và một số loại nhất định.

DAP là loại phân gì? Tính chất ra sao?

Là loại phân phức chứa cả đạm và lân. Thành phần 18% N 46% P2O5. phân DAP không gây chua – lân và đạm đều dễ tiêu. Đây là loại phân tốt, nhưng giá hơi đắt.

Có nên bón đạm khi cây đang bị sâu bệnh không?

Chẳng những với đạm mà với cả các phân khác cũng không nên bón lúc cây bị sâu bệnh. Phải diệt trừ sâu bệnh trước, sau đó mới bón phân bồi bổ sức cho cây.


 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây