Nên sửa đổi quy định luật, tạo cơ chế từ chức
- Chủ nhật - 15/04/2012 18:58
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Minh họa
Chúng ta đều biết là chỉ có những người có chức, có quyền thì mới có thể từ chức. Khái niệm về từ chức đã chính thức được đưa vào Luật Cán bộ, công chức, viên chức mới đang được áp dụng. Tuy nhiên đến nay, có lẽ số người tự nguyện xin từ chức chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Ngược dòng lịch sử, ta đã có thể thấy từ thời kỳ vua chúa phong kiến cũng đã có nhiều vị quan thanh liêm bất mãn vì triều đình tha hóa, bất lực, yếu kém hoặc vì có vị hôn quân được vây quanh bởi các nịnh thần, nên đã treo ấn từ quan như Chu văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm…Và cũng có những trường hợp vì lòng chính trực mà họ bị vua cách chức, để từ viên quan huyện trở thành anh lính gác cổng thành như Nguyễn Công Trứ. Mà sau đó nhờ vẫn thực hiện tốt công việc của mình, ông lại được phục hồi chức quan.
Thời nay, chúng ta cũng từng được chứng kiến một vài trường hợp, trong đó có ông Lê Huy Ngọ - nguyên Bộ trưởng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, tự nhận bản thân chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ của một Bộ trưởng, đã xin từ chức và được Quốc hội chấp nhận. Tôi thấy đây có thể coi là một vị cán bộ ở vị trí cao đã dũng cảm từ bỏ vị thế của mình... Bên cạnh đó còn có vài trường hợp cũng xin từ chức, nhưng xem lại thì thấy đều đã đến tuổi nghỉ hưu.
Hiện nay theo quy định của Luật Cán bộ công chức, viên chức và Luật Bảo hiểm xã hội: người muốn về hưu là nam phải đủ 60 tuổi, nữ phải đủ 55 tuổi, ngoài ra thời gian đóng bảo hiểm xã hội phải trên 20 năm. Tôi nghĩ, có lẽ chính vì những quy định ràng buộc như vậy, nên những người có ý định từ chức muốn về hưu mà chưa đủ độ tuổi nghỉ hưu đã không làm đơn xin từ chức?
Chúng ta đều biết rằng những người có chức vụ như lãnh đạo ít nhất là ở cấp huyện, các sở ban ngành cấp tỉnh trở lên, nếu từ chức thì chắc chắn họ sẽ trở thành nhân viên, chuyên viên… Có thể họ lại trở thành người tham mưu cho người mà trước đây là cấp dưới của mình… Như vậy, với lòng tự trọng họ sẽ trăn trở, đắn đó suy nghĩ xem có nên từ chức hay không, khi họ có thể sai phạm nhưng chưa đến mức bị cách chức?
Ngược dòng lịch sử, ta đã có thể thấy từ thời kỳ vua chúa phong kiến cũng đã có nhiều vị quan thanh liêm bất mãn vì triều đình tha hóa, bất lực, yếu kém hoặc vì có vị hôn quân được vây quanh bởi các nịnh thần, nên đã treo ấn từ quan như Chu văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm…Và cũng có những trường hợp vì lòng chính trực mà họ bị vua cách chức, để từ viên quan huyện trở thành anh lính gác cổng thành như Nguyễn Công Trứ. Mà sau đó nhờ vẫn thực hiện tốt công việc của mình, ông lại được phục hồi chức quan.
Thời nay, chúng ta cũng từng được chứng kiến một vài trường hợp, trong đó có ông Lê Huy Ngọ - nguyên Bộ trưởng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, tự nhận bản thân chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ của một Bộ trưởng, đã xin từ chức và được Quốc hội chấp nhận. Tôi thấy đây có thể coi là một vị cán bộ ở vị trí cao đã dũng cảm từ bỏ vị thế của mình... Bên cạnh đó còn có vài trường hợp cũng xin từ chức, nhưng xem lại thì thấy đều đã đến tuổi nghỉ hưu.
Hiện nay theo quy định của Luật Cán bộ công chức, viên chức và Luật Bảo hiểm xã hội: người muốn về hưu là nam phải đủ 60 tuổi, nữ phải đủ 55 tuổi, ngoài ra thời gian đóng bảo hiểm xã hội phải trên 20 năm. Tôi nghĩ, có lẽ chính vì những quy định ràng buộc như vậy, nên những người có ý định từ chức muốn về hưu mà chưa đủ độ tuổi nghỉ hưu đã không làm đơn xin từ chức?
Chúng ta đều biết rằng những người có chức vụ như lãnh đạo ít nhất là ở cấp huyện, các sở ban ngành cấp tỉnh trở lên, nếu từ chức thì chắc chắn họ sẽ trở thành nhân viên, chuyên viên… Có thể họ lại trở thành người tham mưu cho người mà trước đây là cấp dưới của mình… Như vậy, với lòng tự trọng họ sẽ trăn trở, đắn đó suy nghĩ xem có nên từ chức hay không, khi họ có thể sai phạm nhưng chưa đến mức bị cách chức?
Do chưa đủ tuổi nghỉ hưu và bản thân lại không chấp nhận trở thành một nhân viên, thì chỉ có con đường là làm đơn xin nghỉ việc mà thôi. Tuy nhiên tâm lý của những ai công tác nhiều năm ở các cơ quan, tổ chức của nhà nước thì đều muốn được hưởng chế độ nghỉ hưu, nhưng theo quy định thì lại chưa được…
(Minh họa, nguồn: internet)
Do vậy, theo tôi, để tạo điều kiện cho những giới chức tự nguyện từ chức, đồng thời cũng là tạo thời cơ cho lớp trẻ gánh vác trọng trách, trách nhiệm cao hơn, đề nghị nhà nước bổ sung Luật Cán bộ công chức và Luật Bảo hiểm xã hội. Cụ thể là xem xét thay đổi điều kiện để nghỉ hưu, để nếu người cán bộ ở vị trí lãnh đạo nào tự nguyện xin từ chức, có ý định không còn muốn tiếp tục công tác nữa và làm đơn xin được nghỉ hưu thì nên tạo điều kiện như: không ràng buộc về tuổi tác, chỉ ràng buộc thời gian đóng bảo hiểm xã hội (có thể từ 25 năm đóng bảo hiểm trở lên). Khi tính lương hưu không tính khấu trừ tỷ lệ % do chưa đủ tuổi nghỉ hưu.
Tôi nghĩ, nếu có được những sửa đổi như vậy thì mới hy vọng trong thời gian tới có những vị cán bộ ở các vị trí nếu tự nhận thấy chưa hoàn thành trách nhiệm được giao phó, sẽ có ý định xin từ chức.
Có thể lúc đầu khi thực hiện luật sửa đổi này, số người tự nguyện từ chức không nhiều. Nhưng dần dần khi việc từ chức đã trở nên bình thường, cũng không còn khiến nhiều người quan tâm bình luận nữa, thì tự khắc điều đó trở thành “văn hóa từ chức” như lẽ đương nhiên. Như ở nhiều nước khác trên thế giới, việc các vị giới chức không hoàn thành nhiệm vụ xin từ chức vốn là điều tất nhiên, nên việc đó đã trở thành nếp sống văn hóa của đất nước họ.
Theo tôi, Việt Nam mình muốn được như vậy, có lẽ cần phải bắt đầu ngay từ lúc này và xuất phát từ việc sửa đổi luật.
Theo dan trí