Ngân hàng đồng loạt “ra quân” giảm lãi suất
- Thứ tư - 11/07/2012 11:05
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Minh họa
Bốn ngày sau Hội nghị tổng kết công tác ngành ngân hàng, nhiều ngân hàng đồng loạt đưa lãi vay nợ cũ về dưới 15%/năm và duy trì lãi vay nợ mới từ 12% đến 13%/năm, mặc dù phải điều chỉnh giảm lợi nhuận. Tuy nhiên, một số đơn vị cho biết, chỉ tiếp sức cho các doanh nghiệp còn có cơ hội khôi phục hoạt động và từ chối những doanh nghiệp sắp phá sản.
Lãi tiền vay đồng loạt dưới 15%/năm
Ông Phạm Huy Hùng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương (VietinBank) cho biết, thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, kể từ 15/7/2012, VietinBank đưa lãi suất tất cả khoản vay xuống mức tối đa 15%/năm, đồng thời sẽ cho doanh nghiệp vay vốn lưu động với lãi suất từ 11% - 12%/năm. Với các đối tượng khách hàng tốt, khách hàng chiến lược có thể được tiếp cận với mức 10% - 11,5%/năm.
Cùng ngày, Agribank ban hành văn bản cho phép tất cả đối tượng không thuộc diện được hưởng mức trần lãi suất tiền vay 13%/năm theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, được vay với lãi suất tối đa là 15%/năm kể từ ngày 15/7/2012. Riêng những khách hàng vay gặp khó khăn về tài chính và khả năng trả nợ, nhưng nếu có phương án, dự án sản xuất kinh doanh khả thi, ngân hàng sẽ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, tiếp tục cho vay mới, miễn, giảm lãi tiền vay theo quy định của Agribank, cho vay mới trả nợ cũ, không nhằm che dấu nợ xấu.
Với SHB, từ 11/7, ngân hàng này sẽ rà soát lại các hợp đồng tín dụng và điều chỉnh lãi vay xuống mức 15%/năm, thậm chí thấp hơn dựa trên cơ sở xếp hạng tín dụng khách hàng của mình với tất cả các khoản vay cũ; trong khi khoản vay mới được hưởng mức khoảng 11% - 12%/năm.
Trước đó, SHB đã điều chỉnh lãi vay cho khoảng 5.500 khoản vay với dư nợ 8.570 tỷ đồng, trong đó có nhiều món vay được điều chỉnh xuống mức 13% - 16%/năm và số dư nợ có lãi suất trên 15%/năm của ngân hàng này chỉ còn 35%/tổng dư nợ.
Kế đến, TienPhong Bank cũng đưa ra gói vốn trị giá 3.000 tỷ đồng cho vay 4 lĩnh vực tín dụng ưu tiên. Riêng các doanh nghiệp nhỏ và vừa không có món lãi suất nào lớn hơn 14,5%/năm.
“Chúng tôi không dư giả gì nhưng cũng tự nhận mình thấy phải cứu lấy những khách hàng của mình, có như vậy, ngân hàng mới đạt được những mục tiêu đề ra”, ông Đỗ Minh Phú, Chủ tịch Hội đồng Quản trị TienPhong Bank, nói.
Một ngân hàng khác là OceanBank cũng thực hiện điều chỉnh giảm lãi suất tiền vay nợ cũ với tất cả khách hàng về mức dưới 15%/năm.
Việc giảm lãi suất, tất nhiên ảnh hưởng tới lợi nhuận của ngân hàng. Liên quan đến vấn đề này, tổng giám đốc một ngân hàng cho biết: “Năm nay, làm ăn vô cùng khó khăn, chúng tôi phải động viên khách hàng trả các khoản nợ cũ. Đồng thời phải bán những khoản nợ khó thu hồi. Lợi nhuận giảm là một áp lực lớn trong công tác điều hành, sẽ rất phiền phức với các cổ đông vào kỳ họp cuối năm”.
Với những ngân hàng đang phải dè xẻn từng đồng như TienPhong Bank thì áp lực trên còn lớn hơn. Ông Phú phân trần: “Cách đây 3 tháng, ngân hàng huy động lãi suất 14%/năm, số vốn này chưa thể tiêu hết vì tăng trưởng tín dụng vừa qua bị âm, bây giờ giảm xuống dưới 15%/năm thì ngân hàng cầm chắc thua thiệt nhưng trong tình cảnh doanh nghiệp khó như hiện nay thì phải chia sẻ”.
Không cứu những doanh nghiệp sắp phá sản
Từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã tìm nhiều cách hạ lãi suất tiền vay để hỗ trợ doanh nghiệp hồi phục sản xuất. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là ngân hàng có nên “hà hơi” tiếp sức cho doanh nghiệp đã và đang ngấp nghé phá sản?
Theo phân tích của ông Phạm Huy Hùng, tình trạng đổ vỡ và ngấp nghé đổ vỡ của nhiều doanh nghiệp hiện nay là hệ quả của những khó khăn kinh tế trong và ngoài nước nhưng lý do căn bản nhất vẫn là lề lối làm ăn cẩu thả. Rất nhiều doanh nghiệp có hiệu quả kinh doanh rất thấp nhưng lại muốn tăng trưởng nóng, cơ cấu nguồn vốn lỏng lẻo, vốn của chủ sở hữu thì ít nhưng lại phụ thuộc quá nhiều vào vốn vay ngân hàng. Những doanh nghiệp này đã tự ảo tưởng về quy mô tăng trưởng nóng, đẻ ra nhiều dự án và vay nhiều. Đáng lẽ, một đứa bé lớn lên phải trải qua quá trình tập bò, chập chững đi rồi tập chạy nhưng họ lại muốn mình là… Phù Đổng!
Với thực tế lãi vay cao ngất ngưởng như mấy năm qua, trong khi năng lực quản trị yếu kém, thiếu nắm bắt tình hình kinh tế vĩ mô, vi mô, thiếu minh bạch thông tin, thiếu định hướng chiến lược, không có kế hoạch sản xuất kinh doanh bền vững.
Thậm chí, theo lời ông Hùng, nhiều doanh nghiệp còn “vẽ” số liệu bậy bạ để vay thật nhiều và vay nhiều ngân hàng, lãi gộp dự án chỉ 5% - 7%/năm nhưng vẫn cứ lao vào, gặp lúc thị trường biến động và lâm vào hoàn cảnh “chi phí thì tăng, giá bán thì tụt”.
Ngoài ra, cũng theo ông Hùng, rất nhiều doanh nghiệp đang hoạt động ở lĩnh vực chuyên ngành của mình với kết quả kinh doanh đang rất tử tế và tích lũy được ít tiền nhưng vì mong muốn “làm chơi ăn thật” đã dồn vốn và đi vay đổ vào bất động sản, chứng khoán, nên khi hai thị trường này khó khăn, dẫn tới bị đổ bể.
Từ thực tế này, ông Nguyễn Đức Hưởng, Phó Chủ tịch LienVietPostBank bình luận rằng, những khó khăn hiện nay chính là hồi chuông thức tỉnh những doanh nghiệp như con bạc đã và đang lao vào những danh mục đầu tư mạo hiểm. Bởi thế, khó khăn hiện nay, chính là cơ hội để tái cơ cấu, sàng lọc lại những doanh nghiệp ốm yếu, làm ăn mạo hiểm nhưng không lượng sức mình.
“Ở đâu cũng vậy thôi, làm ăn có lúc thịnh, lúc suy nhưng mỗi khi như vậy, doanh nghiệp phải tự làm mới mình, căn chỉnh lại hoạt động thì nền kinh tế mới phát triển được”, ông Hưởng nói.
Cũng theo ông Hưởng, việc hạ lãi suất không có nghĩa là nới chuẩn tín dụng vì rằng, một doanh nghiệp quan hệ với 3 - 4 ngân hàng với nhiều khoản vay khác nhau, chỉ cần một khoản vay dính vào nợ xấu thì tất cả các khoản vay khác ở các ngân hàng khác sẽ bị “nhảy nhóm”, tức cũng bị liệt vào nợ xấu. Tất cả thông tin nợ nần nói trên như “bánh đúc giữa sàng”, nên dù có giảm lãi suất nhưng với doanh nghiệp đã ngấp nghé phá sản thì ngân hàng dứt khoát không nên cho vay.
Theo báo mới
Lãi tiền vay đồng loạt dưới 15%/năm
Ông Phạm Huy Hùng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương (VietinBank) cho biết, thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, kể từ 15/7/2012, VietinBank đưa lãi suất tất cả khoản vay xuống mức tối đa 15%/năm, đồng thời sẽ cho doanh nghiệp vay vốn lưu động với lãi suất từ 11% - 12%/năm. Với các đối tượng khách hàng tốt, khách hàng chiến lược có thể được tiếp cận với mức 10% - 11,5%/năm.
Cùng ngày, Agribank ban hành văn bản cho phép tất cả đối tượng không thuộc diện được hưởng mức trần lãi suất tiền vay 13%/năm theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, được vay với lãi suất tối đa là 15%/năm kể từ ngày 15/7/2012. Riêng những khách hàng vay gặp khó khăn về tài chính và khả năng trả nợ, nhưng nếu có phương án, dự án sản xuất kinh doanh khả thi, ngân hàng sẽ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, tiếp tục cho vay mới, miễn, giảm lãi tiền vay theo quy định của Agribank, cho vay mới trả nợ cũ, không nhằm che dấu nợ xấu.
Với SHB, từ 11/7, ngân hàng này sẽ rà soát lại các hợp đồng tín dụng và điều chỉnh lãi vay xuống mức 15%/năm, thậm chí thấp hơn dựa trên cơ sở xếp hạng tín dụng khách hàng của mình với tất cả các khoản vay cũ; trong khi khoản vay mới được hưởng mức khoảng 11% - 12%/năm.
Trước đó, SHB đã điều chỉnh lãi vay cho khoảng 5.500 khoản vay với dư nợ 8.570 tỷ đồng, trong đó có nhiều món vay được điều chỉnh xuống mức 13% - 16%/năm và số dư nợ có lãi suất trên 15%/năm của ngân hàng này chỉ còn 35%/tổng dư nợ.
Kế đến, TienPhong Bank cũng đưa ra gói vốn trị giá 3.000 tỷ đồng cho vay 4 lĩnh vực tín dụng ưu tiên. Riêng các doanh nghiệp nhỏ và vừa không có món lãi suất nào lớn hơn 14,5%/năm.
“Chúng tôi không dư giả gì nhưng cũng tự nhận mình thấy phải cứu lấy những khách hàng của mình, có như vậy, ngân hàng mới đạt được những mục tiêu đề ra”, ông Đỗ Minh Phú, Chủ tịch Hội đồng Quản trị TienPhong Bank, nói.
Một ngân hàng khác là OceanBank cũng thực hiện điều chỉnh giảm lãi suất tiền vay nợ cũ với tất cả khách hàng về mức dưới 15%/năm.
Việc giảm lãi suất, tất nhiên ảnh hưởng tới lợi nhuận của ngân hàng. Liên quan đến vấn đề này, tổng giám đốc một ngân hàng cho biết: “Năm nay, làm ăn vô cùng khó khăn, chúng tôi phải động viên khách hàng trả các khoản nợ cũ. Đồng thời phải bán những khoản nợ khó thu hồi. Lợi nhuận giảm là một áp lực lớn trong công tác điều hành, sẽ rất phiền phức với các cổ đông vào kỳ họp cuối năm”.
Với những ngân hàng đang phải dè xẻn từng đồng như TienPhong Bank thì áp lực trên còn lớn hơn. Ông Phú phân trần: “Cách đây 3 tháng, ngân hàng huy động lãi suất 14%/năm, số vốn này chưa thể tiêu hết vì tăng trưởng tín dụng vừa qua bị âm, bây giờ giảm xuống dưới 15%/năm thì ngân hàng cầm chắc thua thiệt nhưng trong tình cảnh doanh nghiệp khó như hiện nay thì phải chia sẻ”.
Không cứu những doanh nghiệp sắp phá sản
Từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã tìm nhiều cách hạ lãi suất tiền vay để hỗ trợ doanh nghiệp hồi phục sản xuất. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là ngân hàng có nên “hà hơi” tiếp sức cho doanh nghiệp đã và đang ngấp nghé phá sản?
Theo phân tích của ông Phạm Huy Hùng, tình trạng đổ vỡ và ngấp nghé đổ vỡ của nhiều doanh nghiệp hiện nay là hệ quả của những khó khăn kinh tế trong và ngoài nước nhưng lý do căn bản nhất vẫn là lề lối làm ăn cẩu thả. Rất nhiều doanh nghiệp có hiệu quả kinh doanh rất thấp nhưng lại muốn tăng trưởng nóng, cơ cấu nguồn vốn lỏng lẻo, vốn của chủ sở hữu thì ít nhưng lại phụ thuộc quá nhiều vào vốn vay ngân hàng. Những doanh nghiệp này đã tự ảo tưởng về quy mô tăng trưởng nóng, đẻ ra nhiều dự án và vay nhiều. Đáng lẽ, một đứa bé lớn lên phải trải qua quá trình tập bò, chập chững đi rồi tập chạy nhưng họ lại muốn mình là… Phù Đổng!
Với thực tế lãi vay cao ngất ngưởng như mấy năm qua, trong khi năng lực quản trị yếu kém, thiếu nắm bắt tình hình kinh tế vĩ mô, vi mô, thiếu minh bạch thông tin, thiếu định hướng chiến lược, không có kế hoạch sản xuất kinh doanh bền vững.
Thậm chí, theo lời ông Hùng, nhiều doanh nghiệp còn “vẽ” số liệu bậy bạ để vay thật nhiều và vay nhiều ngân hàng, lãi gộp dự án chỉ 5% - 7%/năm nhưng vẫn cứ lao vào, gặp lúc thị trường biến động và lâm vào hoàn cảnh “chi phí thì tăng, giá bán thì tụt”.
Ngoài ra, cũng theo ông Hùng, rất nhiều doanh nghiệp đang hoạt động ở lĩnh vực chuyên ngành của mình với kết quả kinh doanh đang rất tử tế và tích lũy được ít tiền nhưng vì mong muốn “làm chơi ăn thật” đã dồn vốn và đi vay đổ vào bất động sản, chứng khoán, nên khi hai thị trường này khó khăn, dẫn tới bị đổ bể.
Từ thực tế này, ông Nguyễn Đức Hưởng, Phó Chủ tịch LienVietPostBank bình luận rằng, những khó khăn hiện nay chính là hồi chuông thức tỉnh những doanh nghiệp như con bạc đã và đang lao vào những danh mục đầu tư mạo hiểm. Bởi thế, khó khăn hiện nay, chính là cơ hội để tái cơ cấu, sàng lọc lại những doanh nghiệp ốm yếu, làm ăn mạo hiểm nhưng không lượng sức mình.
“Ở đâu cũng vậy thôi, làm ăn có lúc thịnh, lúc suy nhưng mỗi khi như vậy, doanh nghiệp phải tự làm mới mình, căn chỉnh lại hoạt động thì nền kinh tế mới phát triển được”, ông Hưởng nói.
Cũng theo ông Hưởng, việc hạ lãi suất không có nghĩa là nới chuẩn tín dụng vì rằng, một doanh nghiệp quan hệ với 3 - 4 ngân hàng với nhiều khoản vay khác nhau, chỉ cần một khoản vay dính vào nợ xấu thì tất cả các khoản vay khác ở các ngân hàng khác sẽ bị “nhảy nhóm”, tức cũng bị liệt vào nợ xấu. Tất cả thông tin nợ nần nói trên như “bánh đúc giữa sàng”, nên dù có giảm lãi suất nhưng với doanh nghiệp đã ngấp nghé phá sản thì ngân hàng dứt khoát không nên cho vay.
Theo báo mới