Những "lão nông" sở hữu vườn mai chục tỷ!
- Thứ sáu - 27/01/2012 05:14
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Minh họa
Ở đây, cây mai có giá trị lớn nhất đang được rao bán là 3 tỷ với chu vi gốc 190 cm, cao gần 7 mét, tàng lá rộng đẹp, hiện đang được một DN gốm ở Bình Dương thương lượng đặt mua. Tuy nhiên theo lời “lão nông” Phan Xuân Thông, chủ vườn Minh Thùy thì ông vẫn chưa đồng ý bán, bởi với giá đó chỉ tương đương có 60 cây vàng, trong khi cây mai này ông đã mua 20 năm nay và đã đầu tư lên tới 100 cây vàng!
Ngoài ra, ông Thông còn sở hữu 1 cặp mai khác mà ông gọi là “Mai Bình an” vốn là loại mai tứ quí màu đỏ được trồng trong lục bình cổ cao 3 mét từ một gia đình ở Cù lao phố (Biên Hòa, Đồng Nai) cách đây ba chục năm. “Tôi mua nó từ chiều 30 tết năm ngoái của một người ở Bình Dương với giá 10 cây vàng. Sau đó, mang về cắt tỉa, tạo dáng, thay đổi màu bông từ đỏ sang vàng. Hiện có một đại gia cao su đến hỏi mua giá 20 cây vàng, tức gần 900 triệu nhưng tôi chưa chịu bán vì nghĩ rằng giá trị của nó còn cao hơn thế, nếu gặp những đại gia biết “chơi” kiểng”, ông Thông nói.
Cũng tại vườn Minh Thùy, nhiều cây mai khác đều có nét kỳ mỹ hấp dẫn và tùy vào độ tuổi mà giá trị nó cũng khác nhau, cây trung bình có giá từ vài chục triệu đến vài trăm triệu đồng. Do năm nay ít đại gia đến hỏi mua những cây mai trăm triệu trở lên, nên ông Thông cho thuê những cây kiểng loại này từ 28 tháng Chạp đến mồng 8 tết với số tiền thuê tương đương với 30-40% giá trị của cây mai (tức vài chục triệu trở lên).
“Một cây mai kiểng có giá trị bạc tỷ cần nhiều yếu tố như tuổi đời phải cỡ mấy chục năm trở lên, phải thuộc lại “kỳ hoa, dị thảo”, kiểu dáng cổ quái và thế đứng cây phải biểu đạt một chủ đề cụ thể nào đó” (ông Phan Xuân Thông). |
Ông kể, hai cây này được ông mua về trồng trong vườn nhà từ những ngày đầu ông mới đặt chân đến đây ở. Ban đầu, ông mời cán bộ thuộc Viện Lâm nghiệp miền Nam về đo độ tuổi của hai loại cây quý trên. Nhưng sau khi nghe cán bộ giải thích phải dùng loại khoan 12 mm khoan thẳng vào gốc cây mới biết tuổi, thế là ông bỏ ý định đo tuổi vì sợ ảnh hưởng đến cây. “Trồng cây mai kiểng cũng như chăm sóc con, cây bị bệnh mình cũng xót lắm!”, ông Ba Nới nói.
Việc chăm sóc hai loại cây cổ thụ giá trị này cũng khá công phu. Vì lớn tuổi nên mỗi tuần, ông và con cháu bắc giàn giáo tỉa cành, uốn lá cho mai và điệp. Đối với cây mai cổ thụ do được trồng trong chậu nên phải bón phân làm nhiều lần, tránh bón dồn ảnh hưởng xấu đến cây.
Nguồn BNN