Nước Nam ta mai sau này hay dở cũng ở chữ Quốc ngữ
- Thứ ba - 21/02/2012 06:39
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Nguyễn Văn Vĩnh
Nguyễn Văn Vĩnh và hành trình chữ quốc ngữ |
Bởi thế, học giả Nguyễn Văn Vĩnh đã hết sức khó khăn trong việc ra báo bằng chữ Quốc ngữ. Bên cạnh việc không để mình trở thành công cụ của thực dân, ông còn phải thắng được tư tưởng “hủ nho” của không ít vị “đồ gàn” vẫn khăng khăng bảo vệ vị thế của Hán Nôm dù biết rằng nó rất khó học. Chữ Nôm vốn được phát triển từ chữ Hán (rất phức tạp) với sự thừa nhận các bộ chữ tương ứng với âm Việt và bổ sung thêm các bộ chữ mà chữ Hán không có (thêm một lần phức tạp).
Vì thế, việc xoá nạn mù chữ và phổ cập giáo dục có thể nói rằng hết sức khó nếu vẫn là chữ Nôm. Học giả Nguyễn Văn Vĩnh đã đi đầu trong việc phổ cập chữ Quốc ngữ dù việc ra báo của ông bị thua lỗ và thay vì phải ngồi tù dù chỉ 1 ngày hoặc chấp thuận làm quan cho triều đình nhà Nguyễn như yêu cầu của thực dân Pháp, ông đã chọn việc sang Lào đào vàng để không bị tịch biên tài sản. Tuy nhiên, cũng trong hành trình đó tại Lào, học giả Nguyễn Văn Vĩnh đã phải bỏ mạng nhưng sự nghiệp dang dở của ông đã được nhiều người tiếp bước với sự ra đời của một tổ chức cách mạng là Hội Truyền bá Quốc ngữ. Sau Cách mạng tháng Tám, phong trào Bình dân Học vụ lại càng phát triển hơn vì như Hồ Chủ tịch nhận định thì ngoài giặc ngoại xâm, đất nước phải đẩy lùi được cả giặc đói và giặc dốt.
Sinh thời, học giả Nguyễn Văn Vĩnh từng nói: “Nước Nam ta mai sau này hay hay dở cũng ở chữ Quốc ngữ”. Cũng chính vì sự thành công của việc phổ cập chữ Quốc ngữ, Việt Nam mới có thị trường báo chí, xuất bản… và mọi thông tin cần lưu trữ mới có công cụ để ghi lại được, để lại cho đời sau. Đến nay, đất nước đã chuyển mình trong thời đại công nghệ thông tin (CNTT) và rất nhiều vấn đề mới lại nảy sinh với chữ Quốc ngữ trong thời đại mới.
Nhằm xây dựng chuẩn tiếng Việt trong môi trường CNTT, TS Quách Tuấn Ngọc – Cục trưởng Cục CNTT Bộ GD-ĐT đã đề xuất việc cần thừa nhận những chữ cái vốn không có trong bảng chữ cái tiếng Việt là F, J, W, Z nhưng không thể thiếu với bàn phím máy tính và điện thoại di động, và thực tế là cũng đang hiện diện trong không ít văn bản tiếng Việt để viết cho các tên riêng nước ngoài.
Thế nhưng, đề xuất đó đã bị kịch liệt chống đối, bài bác rằng điều đó là không thể chấp nhận được mà dường như không quan tâm xem TS Quách Tuấn Ngọc nói gì (Về điều này, tôi cần khẳng định ngay là sẽ không có chuyện xáo trộn việc dạy tiếng Việt trong nhà trường, việc phát âm và chữ viết. Việc bổ sung nhóm ký tự trên là để quy định bảng chữ cái tiếng Việt đầy đủ sử dụng trong CNTT và hệ thống giáo dục – báo Tuổi Trẻ 10/8/2011). Rút ra bài học về sự chủ quan của mình cho những đề xuất này, TS Quách Tuấn Ngọc cho biết, để chữ Quốc ngữ hoàn toàn thay thế được chữ Nôm thì cũng phải trải qua mấy thế kỷ cùng sự hy sinh của học giả Nguyễn Văn Vĩnh. Vì thế, để F, J, W, Z được chấp thuận hiện diện chính thức trong tiếng Việt hiện đại cũng phải có quá trình và các nhà ngôn ngữ cũng phải nhìn vào sự phát triển của tiếng Việt trong thời đại CNTT chứ không thể lặp lại tư tưởng hủ nho, bảo thủ.
Một lần nữa, cần nhắc lại quan điểm của học giả Nguyễn Văn Vĩnh: “Nước Nam ta mai sau này hay hay dở cũng ở chữ Quốc ngữ” để cùng suy ngẫm và bên cạnh việc giữ gìn những giá trị của nó thì cũng phải tiếp thu những văn minh của thời đại CNTT. Sự tiếp thu này chắc chắn là không nhằm thau đổi, xáo trộn gì với chữ Quốc ngữ mà chúng ta đã quen dùng mà cũng chỉ là để phù hợp với thực tế của thời đại CNTT. Những thứ ngôn ngữ chat mà tuổi teen đang sử dụng với sự hiện diện chính thức của F, J, W, Z để thay thế cho cách viết thông thường, chắc chắn là sẽ không bao giờ được chấp nhận. Cao hơn, việc phải tiến tới là máy tính phải hiểu được tiếng Việt có thể tự động xử lý và đây là công việc mà người Việt chúng ta phải tự làm được chứ không thể trông chờ ai khác. Đó cũng là nhiệm vụ mà Chính phủ đã đặt ra để Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT.
Nguồn (tầm nhìn net)