Minh Phát Đắk Lắk

https://minhphatdaklak.com


Phân tích cạnh tranh trong ngành chế tạo máy nông nghiệp

Minh Họa

Minh Họa

Hai hàng rào di chuyển quan trọng trong ngành là mức độ đa dạng của dòng sản phẩm và chất lượng của sản phẩm.
 
 
 
 

Cơ khí chế tạo máy phục vụ sản xuất nông nghiệp là một trong những phân ngành cơ khí có vai trò quan trọng trong việc cung ứng tư liệu sản xuất cho ngành nông nghiệp. Với diện tích đất nông nghiệp lớn và phần đông dân cư tham gia vào sản xuất nông nghiệp, cùng với xu hướng cơ giới hoá, đưa máy móc ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp thay thế dần lao động thủ công, tăng năng suất lao động nông nghiệp, giảm tổn thất sau thu hoạch, ngành cơ khí chế tạo máy nông nghiệp có nhiều tiềm năng lớn để phát triển. Tuy nhiên, theo nhiều nhà phân tích, ngành cơ khí chế tạo máy nông nghiệp của Việt Nam có sức cạnh tranh thấp và chỉ chiếm được một thị phần khiêm tốn.

Chuỗi giá trị của ngành

Ngành nông nghiệp có nhiều loại cây trồng khác nhau và mỗi loại cây sẽ đòi hỏi những loại máy móc riêng. Tuy nhiên, chuỗi giá trị chung của ngành gồm các khâu cơ bản: (1) Canh tác, (2) thu hoạch, (3) vận chuyển, (4) Chế biến, (5) Bảo quản. Các công đoạn này đều có tiềm năng cơ giới hoá với các loại máy móc khác nhau. Lấy ví dụ về loại cây trồng phổ biến của Việt Nam là cây lúa, những công đoạn quan trọng trong chuỗi giá trị trong ngành có thể ứng dụng máy móc như sau:

Sơ đồ: Các loại máy móc và các công ty cơ khí tiêu biểu

 

 
Những đặc điểm về khách hàng của ngành

: Điều này khiến cho khách hàng của ngành khá nhạy cảm với giá cả và cho phép khách hàng có sức mạnh mặc cả tốt.

- Điều kiện đất nông nghiệp và thời tiết của từng vùng miền của Việt Nam khác biệt nhau: Điều này đòi hỏi các sản phẩm phải được điều chỉnh thiết kế và kỹ thuật cho phù hợp với đặc thù riêng của từng vùng (ví dụ, máy cày trên nền đất cằn sẽ đòi hỏi yêu cầu khác với khu vực sình lầy, diện tích thửa ruộng lớn sẽ dễ dàng ứng dụng máy gặt đập liên hợp trong khi thửa ruộng nhỏ lại chỉ có thể áp dụng máy gặt lúa cầm tay). Với công đoạn chế biến sau thu hoạch, quy mô của các cơ sở chế biến là khác nhau nên yêu cầu về công suất của các loại máy chế biến cũng khác nhau.

Hàng rào gia nhập ngành quan trọng nhất: Kinh nghiệm

Nói về hàng rào vốn, ngành cơ khí nông nghiệp không đòi hỏi lượng vốn quá lớn, thậm chí một số dòng sản phẩm chỉ cần lượng vốn rất nhỏ có thể được sản xuât một cơ sở tư nhân với số vốn khoảng chục tỷ đồng. Chi phí chuyển đổi cũng không phải là rào cản quan trọng trong ngành khi các sản phẩm tương đối dễ sử dụng. Có lẽ hàng rào gia nhập đáng kể là hàng rào kinh nghiệm. Hàng rào này đặc biệt mạnh và khó sao chép đối với một số dòng sản phẩm có kỹ thuật phức tạp như máy kéo hay máy gặt đập liên hợp. Điều này hàm ý rằng những doanh nghiệp gia nhập ngành sớm và tích luỹ được kinh nghiệm sẽ có lợi thế cạnh tranh đáng kể với những doanh nghiệp gia nhập ngành muộn hơn.

Các nhóm chiến lược trong ngành

Hai hàng rào di chuyển quan trọng trong ngành là mức độ đa dạng của dòng sản phẩm và chất lượng của sản phẩm. Dựa vào hai nhân tố này, ta có thể phác thảo sơ đồ các nhóm chiến lược trong ngành như sau:

Sơ đồ các nhóm chiếm lược trong ngành chế tạo máy nông nghiệp

Diện tích hình tròn tượng trưng cho thị phần của nhóm

- Chiến lược cạnh tranh: Các doanh nghiệp trong ngành của Việt Nam đều cố gắng theo đuổi cùng một chiến lược đó là cạnh tranh bằng dẫn đầu về chi phí thấp, tương tự như các doanh nghiệp Trung Quốc, trong khi đó, các công ty của Nhật Bản như Kubota lại theo đuổi chiến lược cạnh tranh bằng khác biệt hoá. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, chiến lược cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam chưa đạt được nhiều thành công đáng kể.

- Thị phần nhỏ và tăng chậm cho thấy năng lực cạnh tranh yếu của sản phẩm trong nước: Theo số liệu được công bố gần đây, máy nông nghiệp Việt Nam mới chỉ chiếm khoảng 20% thị phần, 60% là máy nhập khẩu từ Trung Quốc, còn lại là Nhật Bản và Hàn Quốc. Kết quả khảo sát thị trường cho thấy, so sánh cùng chủng loại thì máy sản xuất trong nước đắt hơn máy của Trung Quốc từ 15-20%. Việc thị trường chủ yếu bị thống trị bởi các sản phẩm ngoại nhập, thị phần của các doanh nghiệp trong nước khiêm tốn và chậm được cải thiện cho thấy năng lực cạnh tranh yếu của sản phẩm trong nước.

- Doanh nghiệp dẫn đầu ngành thương hiệu Việt: Đó là Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp VEAM: Với dòng sản phẩm rộng, bao trùm tất cả các khâu trong chuỗi giá trị của ngành nông nghiệp (chủ yếu là phục vụ cho cây lúa), tích hợp dọc, và hoạt động lâu năm, VEAM được xem là có lợi thế cạnh tranh đáng kể trên thị trường. Xét về năng lực phát triển công nghệ, đây cũng là công ty trong nước có năng lực phát triển công nghệ tốt nhất khi sở hữu những cơ sở nghiên cứu khoa học uy tín và tập trung được đội ngũ nhân sự hàng đầu về cơ khí nông nghiệp. Những doanh nghiệp thành viên mạnh của Công ty như: Cơ khí An Giang (máy gặt, máy xát), SVEAM (máy xát, máy kéo, máy cày), Cơ khí Cổ Loa (máy gặt đập liên hợp, máy kéo), Công ty Máy kéo và Máy nông nghiệp (máy kéo)…

Các công ty trong ngành nỗ lực đa dạng hoá sản phẩm: Đây là bước đi đúng để xâm nhập vào nhóm chiến lược có độ rộng sản phẩm đa dạng và chất lượng trung bình, đem lại năng lực cạnh tranh tốt hơn. Trong điều kiện các doanh nghiệp chỉ chiếm được một thị phần khiêm tốn trong một dòng sản phẩm thì việc các doanh nghiệp có nhiều dòng sản phẩm giúp cho doanh thu cộng gộp đủ lớn để cho tỷ suất lợi nhuận khả quan. Thuộc nhóm này có thể kể đến Công ty Hữu Toàn và Công ty Hoà Bình. Những công ty này thâm nhập ngành từ những phân khúc có nhu cầu cao và dễ chế tạo (máy bơm, máy cắt cỏ, máy phun thuốc), sau đó, tích tụ vốn, tạo nguồn lực để nghiên cứu và tiến vào những dòng sản phẩm khó hơn, tiến tới thiết lập một dòng sản phẩm rộng ở nhiều khâu của sản xuất nông nghiệp.

- Năng lực phát triển công nghệ trong đó có hoạt động nghiên cứu và phát triển đóng vai trò quyết định với năng lực cạnh tranh: Năng lực thiết kế và cải tiến thường xuyên sản phẩm, nhằm nâng cao chất lượng và hạ giá thành, phù hợp với điều kiện sử dụng thực tế sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu người mua, giúp người mua giảm chi phí hoặc nâng cao năng suất lao động. Tuy nhiên, điều này phụ thuộc rất lớn vào tính liên kết của doanh nghiệp với khách hàng cũng như năng lực phát triển sản phẩm, trình độ nhân sự kỹ thuật và mức độ đầu tư cho phát triển công nghệ.

Tiềm lực tài chính của các công ty trong ngành

Bảng: Tình hình tài chính của các công ty trong ngành

Đơn vị tính: tỷ đồng

STT

Công ty

Tổng tài sản

Vốn chủ sở hữu

Doanh thu thuần

Lợi nhuận sau thuế

1

CTCP Cơ khí Long An

207

94

NA

53

2

CTCP Cơ khí An Giang

120

44

142

9

3

CTCP Cơ khí Lương thực

186

54

687

15

4

CTCP Chế tạo bơm Hải Dương

125

53

151

8

5

CTCP Thiết bị Phụ tùng Cơ điện

87

45

209

7

Xét trên quy mô tổng tài sản, những công ty trong mẫu có quy mô vừa, phản ánh thực trạng cơ khí nông nghiệp có quy môn còn khiêm tốn. Xét trong mẫu, Công ty cơ khí Long An là doanh nghiệp lớn nhất và hiệu quả kinh doanh tốt nhất trong mẫu và đây cũng là một doanh nghiệp mạnh của ngành cơ khí nông nghiệp.

- Nhiều công ty trong ngành có tỷ suất lợi nhuận tốt: Khác với suy nghĩ của nhiều người, thực ra đây là ngành có tỷ suất lợi nhuận khá tốt và nhiều công ty trong ngành kinh doanh hiệu quả, ngay cả trong bối cảnh kinh tế khó khăn như năm 2011. Do đó, nhiều người cho rằng do sản xuất máy móc nông nghiệp có tỷ suất lợi nhuận thấp khiến các công ty không mặn mà gắn bó với ngành là chưa thoả đáng. Chính vì tiềm năng to lớn của ngành nên ngành đã thu hút được nhiều doanh nghiệp thuộc lĩnh vực tư nhân tham gia như Hữu Toàn, Hoà Bình.

Bảng: Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu của các công ty trong ngành

STT

Tên Công ty

Năm 2010

Năm 2011

1

CTCP Cơ khí Long An

62,8%

56,6%

2

CTCP Cơ khí An Giang

37,2%

20,5%

3

CTCP Cơ khí Lương thực

21,3%

27,8%

4

CTCP Chế tạo bơm Hải Dương

25,8%

15,1%

5

CTCP Thiết bị Phụ tùng Cơ điện

9,8%

15,6%

- Đầu tư tài sản cố định mới và cho phát triển công nghệ khá hạn chế: Hoạt động đầu tư dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị của nhiều doanh nghiệp trong ngành khá hạn chế, chủ yếu là đầu tư thay thế. Điều này không phải xuất phát từ thiếu vốn mà từ việc các công ty nhận thấy rủi ro đầu tư khi lo ngại sản phẩm sản xuất ra không thể cạnh tranh được với hàng nhập ngoại, đặc biệt là từ Trung Quốc.

Bảng: Đầu tư mới vào tài sản cố định của các công ty trong ngành

Đơn vị tính: tỷ đồng

STT

Tên Công ty

Năm 2010

Năm 2011

Tỷ lệ % đầu tư 2011 trên lợi nhuận sau thuế 2011

1

CTCP Cơ khí Long An

6,6

1,8

3%

2

CTCP Cơ khí An Giang

10

4

44%

3

CTCP Cơ khí Lương thực

10

13

87%

4

CTCP Chế tạo bơm Hải Dương

3,5

16,7

209%

5

CTCP Thiết bị Phụ tùng Cơ điện

0,5

3

43%

 

Tổng cộng

30,6

38,5

42%

Như chúng ta thấy, quy mô đầu tư tài sản cố định của các công ty trong ngành khá khiêm tốn, chủ yếu dừng lại ở đầu tư thay thế, ít có đầu tư mở rộng sản xuất. Riêng năm 2011, 5 công ty trong mẫu chỉ đầu tư mới 38,5 tỷ đồng, bằng 42% lợi nhuận sau thuế của năm 2011, tức là sẽ không hề phải đi vay để tài trợ cho khoản đầu tư này. Như vậy, các công ty trong ngành vẫn chưa dành những nguồn lực thích đáng cho hoạt động đầu tư phát triển.

Những nhân tố khiến sản phẩm cơ khí trong nước chưa cạnh tranh được với các sản phẩm nhập khẩu

- Thiếu công nghiệp phụ trợ hiệu quả, phần lớn linh kiện phải nhập khẩu Hiện nay nhiều đánh giá cho rằng Việt Nam thiếu công nghiệp phụ trợ hỗ trợ hiệu quả cho ngành, các linh kiện đều phải nhập khẩu, không sẵn có dẫn đến tỷ lệ nội địa hoá còn khiêm tốn. Điều này khiến cho giá trị gia tăng trong ngành là thấp và giá thành sản phẩm cao, nhiều sản phẩm mới chủ yếu dừng lại ở dạng lắp ráp.

- Hạn chế ở năng lực công nghệ và nguồn nhân lực có kỹ thuật cao: Trừ VEAM và một số doanh nghiệp mạnh thuộc sở hữu nhà nước, đa số các công ty trong ngành có năng lực công nghệ còn hạn chế. Bên cạnh đó, ngành cũng thiếu hụt khá lớn nguồn nhân lực có kỹ thuật cao. Hiện có khá ít các trường đại học trong nước đào tạo chuyên ngành cơ khí và chuẩn đầu ra chưa đảm bảo.

- Diện tích đất canh tác còn manh mún, hạn chế trong việc ứng dụng cơ giới hoá vào sản xuất, điều này khiến cho cầu về máy móc nông nghiệp chưa thực sự tăng trưởng mạnh và tạo ra một thị phần hấp dẫn.

- Những chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho ngành chưa đủ mạnh và còn khó tiếp cận: Nhà nước đã có chính sách ưu đãi hỗ trợ nông dân vay vốn mua máy móc trong nước để phục vụ sản xuất. Đây là một hỗ trợ đáng kể nhằm tạo cầu cho ngành, tuy nhiên, do năng lực cơ khí trong nước hạn chế nên cầu tiềm năng này không chuyển hoá thành hiện thực hơn nữa cơ chế triển khai cũng gặp nhiều bất cập.

Theo TTVN


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây