Minh Phát Đắk Lắk

https://minhphatdaklak.com


Phim tư liệu phòng trừ chết nhanh, chết chậm và quản lý IPM trên cây hồ Tiêu

MINH PHÁT

MINH PHÁT

Bệnh thường gây chết hàng loạt nọc tiêu, phòng trị rất khó khăn, tốn kém và ít mang lại hiệu quả. Bộ rễ đã bị nấm tấn công 1 – 2 tháng trước khi các triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài. Toàn bộ rễ bị thối đen nhất là phần cổ rễ, thân sát mặt đất bị thối rã, vỏ bong ra, có mùi hôi nhẹ (lở cổ rễ).
Trong điều kiện mùa khô, nấm tồn tại dưới dạng bào tử vách dầy hầu như không hoạt động và khi mùa mưa đến chúng hoạt động trở lại và lây lan trên đồng ruộng theo nước mưa.



Ở các vườn có độ tuổi cây càng cao thì khả năng nhiễm bệnh càng lớn do sự tích lũy nguồn bệnh ở trong đất, cây sinh trưởng kém, sức kháng bệnh giảm. Nhiều vườn tỷ lệ nhiễm bệnh lên tới 75% đến 100%.




Bệnh do nấm Phytophthora parasitica var. piperana. Nấm sống dưới đất, thích ẩm, chủ yếu phát sinh phát triển và lây lan trong mùa mưa, nhất là giai đoạn giữa và cuối mùa mưa, đầu mùa khô.

Thông thường nấm Phytophthora kết hợp với các loại nấm sống trong đất khác như Pythium, Fusarium, Rhizoctonia… cùng tấn công lên tiêu làm cây tiêu chết rất nhanh. Nấm bệnh có thể lây lan đến hầu hết các bộ phận của cây như lá, rễ, thân, nhánh… đặc biệt là các bộ phận nằm trong và sát mặt đất. 



Bệnh thường gây chết hàng loạt nọc tiêu, phòng trị rất khó khăn, tốn kém và ít mang lại hiệu quả. Bộ rễ đã bị nấm tấn công 1 – 2 tháng trước khi các triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài. Toàn bộ rễ bị thối đen nhất là phần cổ rễ, thân sát mặt đất bị thối rã, vỏ bong ra, có mùi hôi nhẹ (lở cổ rễ).





Tác giả bài viết: Minh Phát (Đồng Hành Cùng Nhà Nông)

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây