“Sức khỏe” ngân hàng và kịch bản lãi suất
- Thứ bảy - 18/02/2012 06:07
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Minh họa
Tốt khoe, xấu che
Dù công bố các tiêu chí để phân loại chỉ tiêu tín dụng theo nhóm nhưng NHNN không công bố danh tính tổ chức tín dụng ở từng nhóm mà chỉ cho biết có khoảng 10 tổ chức tín dụng ở nhóm 4, nhóm không được tăng trưởng tín dụng.
Nhiều ý kiến cho rằng các NHTM tốt ở nhóm 1, 2 sẽ sẵn sàng công bố còn những NH nhóm 3, 4 tất yếu sẽ “dấu nhẹm” việc phân loại NH mình. Vì nếu tự nhận mình thuộc nhóm yếu sẽ ảnh hưởng đến việc huy động vốn, bởi người dân sẽ chọn NH thuộc nhóm 1, 2 để gửi tiền.
Theo một lãnh đạo NH cổ phần lớn, hiện nay giữa các NHTM với nhau dễ đoán được NHTM nào thuộc nhóm 4 vì đây chắc chắn là những NHTM đang còn nợ xấu trên liên NH, nhưng không dễ đoán nhóm NHTM thuộc nhóm 2, 3.
Hơn nữa, việc công bố hay không cũng chỉ là vấn đề thời gian và độ trễ, bởi khi NHTM biết thì CBCNV NH biết và cuối cùng người dân cũng biết. Chính điều này sẽ góp phần hạn chế tình trạng lách trần lãi suất để huy động vốn của các NHTM nhỏ hiện nay.
Dù dự đoán NH mình có thể nằm trong 2 nhóm đầu theo tiêu chí phân loại của NHNN, nhưng ông Trần Xuân Huy, Tổng giám đốc Sacombank, thừa nhận nếu được tăng trưởng tín dụng 17% cũng không phải dễ, bởi trong bối cảnh thị trường còn nhiều khó khăn NH vẫn chọn chính sách thận trọng trong tăng trưởng tín dụng nhằm hạn chế rủi ro nợ xấu có thể gia tăng.
Ngoài ra, việc tăng trưởng tín dụng còn phụ thuộc vào khả năng huy động vốn trên thị trường. Bản thân là NH có uy tín trên thị trường huy động vốn nhưng chắc chắn Sacombank cũng phải “phòng thủ” để vẫn đảm bảo thanh khoản vốn.
Theo ông Đỗ Minh Toàn, Phó Tổng giám đốc ACB, nếu ACB ở nhóm 1 sẽ được tăng thêm 13.000 tỷ đồng tín dụng trong năm nay, con số không lớn so với dự kiến của ACB trước đây.
Và tất yếu khi giới hạn tín dụng 17%, NH sẽ không bỏ tiền vào những ngành nghề có khả năng rủi ro cao, mà sẽ bỏ tiền vào lĩnh vực nào tiền quay nhanh, tạo thanh khoản tốt hoặc những nơi có tỷ suất sinh lời cao (vì biên lợi nhuận cao hay vòng quay vốn nhanh).
Trong khi đó, một NHTM nhỏ cho biết khả năng 6 tháng đầu năm 2011 NH có thể chưa tăng trưởng tín dụng nhiều, nhưng nếu sau đó tái cơ cấu lại thanh khoản tốt, không loại trừ NHTM sẽ tăng tốc được tín dụng.
Cơ sở giảm lãi suất?
Theo một chuyên gia NH, có thể dễ dàng nhận thấy khi phân loại theo 4 nhóm cơ hội cho những NH nhóm 1 (17%) lớn hơn. Bởi những khách hàng tốt của nhóm 4 (nhóm không tăng tín dụng được) sẽ bỏ đi vì nếu “chung thủy” với NH nhóm 4 tất yếu sẽ khó khăn về vốn.
Khi đó NH có “room” sẽ có cơ hội thu hút được đối tượng khách hàng này. Bên cạnh đó, nếu năm vừa qua tăng trưởng tín dụng cả hệ thống NHTM là 12% nhưng dàn trải, năm nay 15-17% nhưng không cào bằng, có NHTM được nhưng cũng có NHTM không, nên câu chuyện thực tế là NHTM nhóm 1 không chỉ 17% mà có thể còn được tăng cao hơn mức đó.
Điều này thể hiện qua quy định của NHNN là sau 6 tháng sẽ đánh giá lại toàn bộ quá trình thực hiện, những NHTM nào hoạt động tốt, sẽ điều chỉnh từ nhóm này sang nhóm khác và thay đổi mức tăng tín dụng đối với từng NHTM.
Ở phạm vi rộng hơn, nếu các NHTM hoạt động lành mạnh, hiệu quả, NHNN sẽ xem xét khả năng nới lỏng các biện pháp kiểm soát tín dụng và ngược lại.
Như vậy, năm nay nếu như các NHTM nhóm 1 có nhiều cơ hội thì các NHTM nhỏ khó còn cửa lách tăng trưởng tín dụng, chỉ còn cửa đầu tư vốn. Bởi nếu vi phạm có thể bị NHNN hạ xếp hạng. Nhiều chuyên gia cho rằng NHNN đã “khôn khéo” dùng việc phân loại xếp hạng NHTM để gián tiếp quản lý, giám sát các NHTM.
Theo một lãnh đạo NH cổ phần, các NHTM thuộc nhóm 4 không tăng trưởng tín dụng được cũng sẽ không thể chạy đua huy động vốn nhiều vì không có đầu ra. NHTM nhóm 3 tăng tín dụng 8% cũng “túc tắc” từ từ, chỉ còn nhóm 1, 2 đua nhau.
Nhưng hiện nay nhóm 1, 2 đa phần là NHTM mạnh, bản thân các NHTM này cũng đã có thương hiệu nên sẽ không chạy đua lãi suất huy động. Bởi nếu nâng lên cho vay không dễ, nên phải chủ động hạ lãi suất huy động lẫn cho vay xuống, khi đó thị trường liên NH sẽ hạ nhiệt.
Còn nếu NHNN muốn hạ nhiệt lãi suất nhanh hơn có thể bơm tiền ra thị trường liên NH, lãi suất liên NH hạ nhiệt và đến lúc cấp số nhân tiền ổn định, có thể phát hành trái phiếu chính phủ để hút tiền về.
Tuy nhiên, cũng có chuyên gia cho rằng kịch bản về lãi suất trong thời gian tới vẫn khó đoán, chưa hẳn cho vay không được các NHTM nhỏ sẽ ngưng chạy đua huy động lãi suất. Bởi thực tế các NHTM nhỏ vẫn còn chôn vốn vào nợ xấu ở lĩnh vực bất động sản, việc mất cân đối trong nguồn vốn vẫn còn hiện hữu và tình trạng nợ liên NH chưa được giải quyết.
Không loại trừ khả năng các NHTM nhỏ vẫn huy động lãi suất cao để giải quyết thanh khoản trước mắt. Điều này chỉ có thể chấm dứt khi NHNN tiến hành hỗ trợ các NHTM nhỏ xử lý nợ xấu và tái cơ cấu hoạt động.
Dù công bố các tiêu chí để phân loại chỉ tiêu tín dụng theo nhóm nhưng NHNN không công bố danh tính tổ chức tín dụng ở từng nhóm mà chỉ cho biết có khoảng 10 tổ chức tín dụng ở nhóm 4, nhóm không được tăng trưởng tín dụng.
Nhiều ý kiến cho rằng các NHTM tốt ở nhóm 1, 2 sẽ sẵn sàng công bố còn những NH nhóm 3, 4 tất yếu sẽ “dấu nhẹm” việc phân loại NH mình. Vì nếu tự nhận mình thuộc nhóm yếu sẽ ảnh hưởng đến việc huy động vốn, bởi người dân sẽ chọn NH thuộc nhóm 1, 2 để gửi tiền.
Theo một lãnh đạo NH cổ phần lớn, hiện nay giữa các NHTM với nhau dễ đoán được NHTM nào thuộc nhóm 4 vì đây chắc chắn là những NHTM đang còn nợ xấu trên liên NH, nhưng không dễ đoán nhóm NHTM thuộc nhóm 2, 3.
Hơn nữa, việc công bố hay không cũng chỉ là vấn đề thời gian và độ trễ, bởi khi NHTM biết thì CBCNV NH biết và cuối cùng người dân cũng biết. Chính điều này sẽ góp phần hạn chế tình trạng lách trần lãi suất để huy động vốn của các NHTM nhỏ hiện nay.
Dù dự đoán NH mình có thể nằm trong 2 nhóm đầu theo tiêu chí phân loại của NHNN, nhưng ông Trần Xuân Huy, Tổng giám đốc Sacombank, thừa nhận nếu được tăng trưởng tín dụng 17% cũng không phải dễ, bởi trong bối cảnh thị trường còn nhiều khó khăn NH vẫn chọn chính sách thận trọng trong tăng trưởng tín dụng nhằm hạn chế rủi ro nợ xấu có thể gia tăng.
Ngoài ra, việc tăng trưởng tín dụng còn phụ thuộc vào khả năng huy động vốn trên thị trường. Bản thân là NH có uy tín trên thị trường huy động vốn nhưng chắc chắn Sacombank cũng phải “phòng thủ” để vẫn đảm bảo thanh khoản vốn.
Theo ông Đỗ Minh Toàn, Phó Tổng giám đốc ACB, nếu ACB ở nhóm 1 sẽ được tăng thêm 13.000 tỷ đồng tín dụng trong năm nay, con số không lớn so với dự kiến của ACB trước đây.
Và tất yếu khi giới hạn tín dụng 17%, NH sẽ không bỏ tiền vào những ngành nghề có khả năng rủi ro cao, mà sẽ bỏ tiền vào lĩnh vực nào tiền quay nhanh, tạo thanh khoản tốt hoặc những nơi có tỷ suất sinh lời cao (vì biên lợi nhuận cao hay vòng quay vốn nhanh).
Trong khi đó, một NHTM nhỏ cho biết khả năng 6 tháng đầu năm 2011 NH có thể chưa tăng trưởng tín dụng nhiều, nhưng nếu sau đó tái cơ cấu lại thanh khoản tốt, không loại trừ NHTM sẽ tăng tốc được tín dụng.
Cơ sở giảm lãi suất?
Theo một chuyên gia NH, có thể dễ dàng nhận thấy khi phân loại theo 4 nhóm cơ hội cho những NH nhóm 1 (17%) lớn hơn. Bởi những khách hàng tốt của nhóm 4 (nhóm không tăng tín dụng được) sẽ bỏ đi vì nếu “chung thủy” với NH nhóm 4 tất yếu sẽ khó khăn về vốn.
Khi đó NH có “room” sẽ có cơ hội thu hút được đối tượng khách hàng này. Bên cạnh đó, nếu năm vừa qua tăng trưởng tín dụng cả hệ thống NHTM là 12% nhưng dàn trải, năm nay 15-17% nhưng không cào bằng, có NHTM được nhưng cũng có NHTM không, nên câu chuyện thực tế là NHTM nhóm 1 không chỉ 17% mà có thể còn được tăng cao hơn mức đó.
Điều này thể hiện qua quy định của NHNN là sau 6 tháng sẽ đánh giá lại toàn bộ quá trình thực hiện, những NHTM nào hoạt động tốt, sẽ điều chỉnh từ nhóm này sang nhóm khác và thay đổi mức tăng tín dụng đối với từng NHTM.
Ở phạm vi rộng hơn, nếu các NHTM hoạt động lành mạnh, hiệu quả, NHNN sẽ xem xét khả năng nới lỏng các biện pháp kiểm soát tín dụng và ngược lại.
Như vậy, năm nay nếu như các NHTM nhóm 1 có nhiều cơ hội thì các NHTM nhỏ khó còn cửa lách tăng trưởng tín dụng, chỉ còn cửa đầu tư vốn. Bởi nếu vi phạm có thể bị NHNN hạ xếp hạng. Nhiều chuyên gia cho rằng NHNN đã “khôn khéo” dùng việc phân loại xếp hạng NHTM để gián tiếp quản lý, giám sát các NHTM.
Theo một lãnh đạo NH cổ phần, các NHTM thuộc nhóm 4 không tăng trưởng tín dụng được cũng sẽ không thể chạy đua huy động vốn nhiều vì không có đầu ra. NHTM nhóm 3 tăng tín dụng 8% cũng “túc tắc” từ từ, chỉ còn nhóm 1, 2 đua nhau.
Nhưng hiện nay nhóm 1, 2 đa phần là NHTM mạnh, bản thân các NHTM này cũng đã có thương hiệu nên sẽ không chạy đua lãi suất huy động. Bởi nếu nâng lên cho vay không dễ, nên phải chủ động hạ lãi suất huy động lẫn cho vay xuống, khi đó thị trường liên NH sẽ hạ nhiệt.
Còn nếu NHNN muốn hạ nhiệt lãi suất nhanh hơn có thể bơm tiền ra thị trường liên NH, lãi suất liên NH hạ nhiệt và đến lúc cấp số nhân tiền ổn định, có thể phát hành trái phiếu chính phủ để hút tiền về.
Tuy nhiên, cũng có chuyên gia cho rằng kịch bản về lãi suất trong thời gian tới vẫn khó đoán, chưa hẳn cho vay không được các NHTM nhỏ sẽ ngưng chạy đua huy động lãi suất. Bởi thực tế các NHTM nhỏ vẫn còn chôn vốn vào nợ xấu ở lĩnh vực bất động sản, việc mất cân đối trong nguồn vốn vẫn còn hiện hữu và tình trạng nợ liên NH chưa được giải quyết.
Không loại trừ khả năng các NHTM nhỏ vẫn huy động lãi suất cao để giải quyết thanh khoản trước mắt. Điều này chỉ có thể chấm dứt khi NHNN tiến hành hỗ trợ các NHTM nhỏ xử lý nợ xấu và tái cơ cấu hoạt động.
Theo SGĐTTC