Minh Phát Đắk Lắk

https://minhphatdaklak.com


Tài sản Bầu Kiên còn lại gì?

Tài sản Bầu Kiên còn lại gì?
Tài sản và quyền lực của bầu Kiên chỉ hé lộ phần nào khi ông bất ngờ đăng đàn ầm ĩ tại giải đấu V.Leage, sau đó ít lâu thì bị bắt vì tội kinh doanh trái phép, lũng đoạn ngân hàng.

Những chức vụ mà ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) từng nắm giữ, được điểm danh tại nhiều công ty lớn nhỏ, trong đó, từ năm 1994 đến 2006: Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị (HĐQT) ngân hàng Á Châu; Chủ tịch HĐQT công ty May thời trang MTT; Chủ tịch HĐQT công ty Thiên Nam; Chủ tịch HĐQT công ty liên doanh nhựa đường Caltex; Chủ tịch HĐQT công ty Thể thao ACB; Phó chủ tịch kiêm Chủ tịch công ty liên doanh KFC Việt Nam; Phó chủ tịch HĐQT công ty cổ phần du lịch Chợ Lớn, thành viên HĐQT công ty cổ phần du lịch Thiên Minh,…

Năm 2010, trong bản danh sách 100 người giàu nhất Việt Nam, với số cổ phiếu ACB có trong tay, tài sản của “bầu Kiên” được đánh giá là 805,9 tỷ đồng, ít hơn năm 2008 gần 200 tỷ một phần do giá cổ phiếu, phần sang nhượng cho người thân đứng tên. Tổng số tài khoản của gia đình ông Kiên (tính theo thị trường chứng khoán năm 2010 là khoản 2000 tỷ đồng).

bầu-kiên, tài-sản, vàng, chứng-khoán, bóng-đá, Nguyễn-Đức-Kiên, ACB, ngân-hàng, Trần-Xuân-Giá

Bầu Kiên đã từng giữ nhiều chức vụ tại các ngân hàng, công ty.

Cách đây vài năm, ACB và nhóm doanh nghiệp (DN), cán bộ chủ chốt ACB nắm giữ khoảng 40% vốn điều lệ NH Đại Á, trong đó gia đình ông Kiên nắm giữ 15%. Khi đó, ngân hàng Đại Á có vốn điều lệ trên 3.000 tỷ đồng, tính ra tài sản của ông Kiên tại ngân hàng này vào khoảng 450 tỷ đồng.

Người ngoài không thể biết tài sản của bầu Kiên nếu không phải chính ông bầu này tự công bố bí mật là “cổ đông chính” của ngân hàng Eximbank, ngân hàng tài trợ hàng năm cho V.League hàng chục tỷ đồng. Chính bầu Kiên tự tiết lộ là có cổ phần tại Kienlong Bank – ngân hàng được cho là do bầu Kiên và một đại gia ngành nội thất, bất động sản khác đứng tên thành lập. Chắc hẳn nhiều người còn nhớ phi vụ kinh doanh cổ phiếu ACB trái phép, với hàng trăm tỷ đồng đã được quay vòng từ ACB sang ngân hàng này rồi về các công ty sân sau của bầu Kiên để “rửa” nguồn gốc nhằm phục vụ mục đích làm ăn của ông trùm này.

Khi bầu Kiên bị bắt, thêm một tài sản lớn lộ diện là một biệt thự đẹp, đắt giá tọa lạc cạnh Hồ Tây, thuộc mảnh đất “kim cương” ở Hà Nội. thời giá lúc đó ước tính 500 triệu đồng mỗi m2. Và cũng không thể thiếu chiếc siêu xe Bentley biển 56 mà ông Kiên để ở sân Hà Nội mỗi khi đến xem bóng đá.

Có lẽ cái gọi là “hiện tượng bầu Kiên” sẽ còn làm tốn thêm nhiều giấy mực của dư luận, bởi chỉ một con người mà có thể thao túng không chỉ riêng ngân hàng ACB mà còn nhiều ngân hàng, công ty khác.

Kiếm tiền bằng nhiều cách, “bỏ qua” các quy định pháp luật, trong một thời gian dài, “bầu” Kiên đã góp phần “tích cực” làm “méo mó” thị trường tiền tệ, chứng khoán của Việt Nam bằng sức mạnh của đồng tiền không phải của mình. Và tại ACB, bầu Kiên bằng những chỉ đạo “bạo miệng” của mình đã đưa cả dàn lãnh đạo ACB ngồi trên chảo lửa.

Tại cuộc họp của thường trực Hội đồng Quản trị ngân hàng ACB ngày 22/03/2010, trước tình hình số tiền huy động nhiều nhưng cho vay lại hạn chế, dẫn đến việc ứ thừa vốn, sức ép trả lãi tăng, … dù ông Trần Mộng Hùng, khi ấy là Chủ tịch Hội đồng sáng lập ACB, đã đề nghị giảm bớt lãi suất huy động để giảm số tiền dân gửi, nhưng chỉ một câu gọn lỏn của bầu Kiên: “Làm gì thì làm, nhưng không được giảm tổng tài sản của ACB” thì mọi đề xuất đều chìm vào im lặng. Nhanh chóng, Tổng giám đốc Lý Xuân Hải đưa ra phương án “biến tướng của việc ngân hàng gửi tiền vào ngân hàng” là: thực hiện ủy thác cho nhân viên mang tiền đi gửi các tổ chức tín dụng khác để lấy tiền lãi cao hơn lãi suất Ngân hàng Nhà nước quy định.

(Theo Infonet)

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây