Trái cây chưa bị “đầu độc”!
- Thứ ba - 20/03/2012 00:26
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Minh họa
* Phóng viên: Người dân đang hết sức lo lắng trước việc trái cây nhập khẩu sử dụng thuốc bảo quản trong lúc thuốc này tác hại đến đâu, tỉ lệ số trái cây lại chưa được cơ quan chức năng công bố đầy đủ, thưa ông?
- Ông Nguyễn Xuân Hồng: Hiện nay, chúng tôi vẫn đang tham gia chương trình giám sát quốc gia về tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trên nông sản, thực phẩm. Năm 2012, chúng tôi đặt trọng tâm vào thuốc bảo quản trên hoa quả. Dự kiến sẽ có kết quả kiểm tra tổng thể về thị trường hoa quả tại Việt Nam vào cuối năm nay.Tuy nhiên, thời gian qua, Cục Bảo vệ thực vật cũng vẫn theo sát việc kiểm tra sản phẩm hoa quả trên thị trường và kết quả ban đầu cho thấy không phải chất bảo quản nào cũng độc hại. Bởi vì có nhiều chất bảo quản là thành tựu của tiến bộ khoa học phục vụ ngành nông nghiệp. Hiện cục đang khuyến khích doanh nghiệp (DN) đăng ký việc sử dụng các chất bảo quản an toàn để ứng dụng tại Việt Nam.
* Nhưng người tiêu dùng rất hoang mang và lo ngại đối với trái cây nhập khẩu từ Trung Quốc?
- Hiện chưa có DN Trung Quốc đăng ký chất bảo quản sử dụng trong hoa quả xuất sang Việt Nam và chúng tôi đang khuyến khích các DN nước này đăng ký. Trung Quốc là nước có rất nhiều chất bảo quản dành cho hoa quả và có nhiều thuốc của họ an toàn, bảo đảm hoa quả được tươi lâu hơn và nhiều nước khác cũng vậy. Tôi lấy ví dụ như lấy một viên B1 cho vào lọ cắm hoa thì thời gian tươi của hoa sẽ được lâu hơn. Thế giới cũng cho phép việc này nếu như chất bảo quản an toàn và họ cũng không siết quá chặt việc sử dụng chất bảo quản. Không phải cứ bảo quản, giữ trái cây tươi lâu thì tất yếu là độc hại.
* Nhưng với mức giữ tươi nguyên như mới hái mặc dù trái cây đã được người tiêu dùng mua về để cả tháng trời thì đúng là rất cần dè chừng, thưa ông?
- Không phải lo ngại! Trước hết, cần phải xem xét đây có thể là giống ưu việt với thời gian bảo quản dài hơn loại trái cây thông thường. Như quả bưởi Diễn được hái từ tháng 8 âm lịch nhưng để đến Tết Nguyên đán vẫn ăn được! Và thực tế có nhiều loại trái cây để vài tháng sau ăn vẫn ngon. Thứ hai là thuốc bảo quản đang được sử dụng phổ biến trên cam, quýt được thế giới công nhận có nguồn gốc từ hoóc-môn thực vật là rất an toàn.
* Viện Nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam cho biết trên thị trường còn xuất hiện việc sử dụng cả hóa chất khai hoang, diệt cỏ (chất 2,4D) để bảo quản trái cây?
- Chẳng ai dại gì đi cho thuốc trừ sâu, thuốc độc hại vào hoa quả vì chỉ làm cho hoa quả nhanh héo hơn. Tuy nhiên, cũng không loại trừ việc này nên Cục Bảo vệ thực vật đang thực hiện chương trình giám sát quốc gia về tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trên nông sản, thực phẩm là nhằm làm rõ những việc làm xấu này.
* Nhưng người tiêu dùng rất hoang mang và lo ngại đối với trái cây nhập khẩu từ Trung Quốc?
- Hiện chưa có DN Trung Quốc đăng ký chất bảo quản sử dụng trong hoa quả xuất sang Việt Nam và chúng tôi đang khuyến khích các DN nước này đăng ký. Trung Quốc là nước có rất nhiều chất bảo quản dành cho hoa quả và có nhiều thuốc của họ an toàn, bảo đảm hoa quả được tươi lâu hơn và nhiều nước khác cũng vậy. Tôi lấy ví dụ như lấy một viên B1 cho vào lọ cắm hoa thì thời gian tươi của hoa sẽ được lâu hơn. Thế giới cũng cho phép việc này nếu như chất bảo quản an toàn và họ cũng không siết quá chặt việc sử dụng chất bảo quản. Không phải cứ bảo quản, giữ trái cây tươi lâu thì tất yếu là độc hại.
* Nhưng với mức giữ tươi nguyên như mới hái mặc dù trái cây đã được người tiêu dùng mua về để cả tháng trời thì đúng là rất cần dè chừng, thưa ông?
- Không phải lo ngại! Trước hết, cần phải xem xét đây có thể là giống ưu việt với thời gian bảo quản dài hơn loại trái cây thông thường. Như quả bưởi Diễn được hái từ tháng 8 âm lịch nhưng để đến Tết Nguyên đán vẫn ăn được! Và thực tế có nhiều loại trái cây để vài tháng sau ăn vẫn ngon. Thứ hai là thuốc bảo quản đang được sử dụng phổ biến trên cam, quýt được thế giới công nhận có nguồn gốc từ hoóc-môn thực vật là rất an toàn.
* Viện Nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam cho biết trên thị trường còn xuất hiện việc sử dụng cả hóa chất khai hoang, diệt cỏ (chất 2,4D) để bảo quản trái cây?
- Chẳng ai dại gì đi cho thuốc trừ sâu, thuốc độc hại vào hoa quả vì chỉ làm cho hoa quả nhanh héo hơn. Tuy nhiên, cũng không loại trừ việc này nên Cục Bảo vệ thực vật đang thực hiện chương trình giám sát quốc gia về tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trên nông sản, thực phẩm là nhằm làm rõ những việc làm xấu này.
Khi ra đến chợ, người tiêu dùng khó phân biệt đâu là trái cây tẩm hóa chất. Ảnh: Hồng Thúy
Trên thực tế, một số thuốc bảo quản mà chúng tôi phát hiện và bắt giữ được thì không phải là thuốc độc và Trung Quốc cũng khuyến cáo an toàn.
* Tại TPHCM, Hà Nội, người dân rất dễ dàng mua thuốc bảo quản trái cây ở chợ, trong khi cơ quan chức năng địa phương lại thiếu thiết bị, kinh phí để phân tích, xét nghiệm mức độ nguy hại đối với trái cây có sử dụng chất bảo quản này?
- Không nhất thiết phải quá hoang mang về việc này vì Cục Bảo vệ thực vật vẫn đang kiểm soát rất chặt tình hình. Hiện chúng tôi đang phối hợp với lực lượng công an và các ngành chức năng để điều tra, bắt giữ và thu hồi các chất bảo quản. Đồng thời tiến hành phân tích làm rõ các chất.
* Chi cục Bảo vệ thực vật TPHCM cho biết lâu nay chỉ kiểm tra dư lượng thuốc trừ sâu trên rau củ quả; còn kiểm tra, kiểm nghiệm chất bảo quản thì gần như bất lực vì thiếu thiết bị và kinh phí?
- Đối với chi cục thì đúng là có thể hạn chế. Nhưng Cục Bảo vệ thực vật có phòng thí nghiệm đạt chuẩn quốc tế thì không có gì khó khăn trong phân tích, xét nghiệm các chất cấm. Vì vậy, cục và các phòng thí nghiệm đạt chuẩn được chỉ định sẽ chịu trách nhiệm tiến hành phân tích các chất bảo quản tồn tại trên thị trường được các địa phương gửi mẫu về.
* Trong 1.500 mẫu mà Cục Bảo vệ thực vật đã tiến hành kiểm tra, kết quả ra sao?
- Kết quả ban đầu cho thấy tỉ lệ trái cây chứa dư lượng bảo vệ thực vật vượt ngưỡng tối đa cho phép chiếm 7%-8%. Như vậy, số lượng mẫu chiếm 7%-8% được xếp vào loại nguy hiểm cho sức khỏe người, tỉ lệ còn lại là an toàn.
* Đối với trái cây nhập khẩu từ Trung Quốc và nhiều nước khác thì tỉ lệ cụ thể thế nào?
- Về trái cây Trung Quốc, qua kiểm tra từ tháng 7-2011 đến nay, chưa có mẫu nào bị phát hiện là vượt dư lượng tối đa cho phép, ngoại trừ mẫu cà chua có chất vượt ngưỡng. Còn đối với trái cây có nguồn gốc các nước khác thì cũng chưa có phát hiện sai phạm nào.
- Không nhất thiết phải quá hoang mang về việc này vì Cục Bảo vệ thực vật vẫn đang kiểm soát rất chặt tình hình. Hiện chúng tôi đang phối hợp với lực lượng công an và các ngành chức năng để điều tra, bắt giữ và thu hồi các chất bảo quản. Đồng thời tiến hành phân tích làm rõ các chất.
* Chi cục Bảo vệ thực vật TPHCM cho biết lâu nay chỉ kiểm tra dư lượng thuốc trừ sâu trên rau củ quả; còn kiểm tra, kiểm nghiệm chất bảo quản thì gần như bất lực vì thiếu thiết bị và kinh phí?
- Đối với chi cục thì đúng là có thể hạn chế. Nhưng Cục Bảo vệ thực vật có phòng thí nghiệm đạt chuẩn quốc tế thì không có gì khó khăn trong phân tích, xét nghiệm các chất cấm. Vì vậy, cục và các phòng thí nghiệm đạt chuẩn được chỉ định sẽ chịu trách nhiệm tiến hành phân tích các chất bảo quản tồn tại trên thị trường được các địa phương gửi mẫu về.
* Trong 1.500 mẫu mà Cục Bảo vệ thực vật đã tiến hành kiểm tra, kết quả ra sao?
- Kết quả ban đầu cho thấy tỉ lệ trái cây chứa dư lượng bảo vệ thực vật vượt ngưỡng tối đa cho phép chiếm 7%-8%. Như vậy, số lượng mẫu chiếm 7%-8% được xếp vào loại nguy hiểm cho sức khỏe người, tỉ lệ còn lại là an toàn.
* Đối với trái cây nhập khẩu từ Trung Quốc và nhiều nước khác thì tỉ lệ cụ thể thế nào?
- Về trái cây Trung Quốc, qua kiểm tra từ tháng 7-2011 đến nay, chưa có mẫu nào bị phát hiện là vượt dư lượng tối đa cho phép, ngoại trừ mẫu cà chua có chất vượt ngưỡng. Còn đối với trái cây có nguồn gốc các nước khác thì cũng chưa có phát hiện sai phạm nào.
Vẫn lấy mẫu trên cả nước Trả lời về việc nếu 63 tỉnh, thành đồng loạt gửi về nhờ xét nghiệm liệu Cục Bảo vệ thực vật có đảm đương nổi không, ông Hồng nói: Ngoài cục còn có phòng thí nghiệm khác như Công ty Cổ phần Giám định Vinacontrol, Viện Môi trường nông nghiệp. Không cần các địa phương phải đồng loạt gửi về hết vì chúng tôi vẫn đang tiến hành lấy mẫu trên phạm vi cả nước để kiểm tra. Hiện đã tiến hành kiểm tra được 1.500 mẫu hoa quả và giám sát việc sử dụng chất bảo quản. |