Văn hóa phong bì bào mòn môi trường kinh doanh
- Thứ tư - 18/04/2012 20:55
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Minh họa
Nói vậy, song rất khó đổ hết lỗi cho sự không trong sạch của doanh nghiệp, khi mà có tới 87% phàn nàn về những kẻ hở pháp luật, việc thực thi pháp luật chưa tốt, khiến họ buộc phải chi các khoản chi phí ngoài luồng; gần 40% cho rằng, phải có quan hệ mới được giao đất, cấp đất; 60% cho rằng, phải quen với cán bộ tín dụng để tiếp cận nguồn vốn theo các chương trình tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp; 50% gửi quà biếu cho cán bộ phụ trách đấu thầu...
Thậm chí, trường hợp cán bộ, công chức gợi ý doanh nghiệp đưa quà biếu, phong bì để giải quyết công việc mà họ phải thực hiện theo trọng trách được các chuyên gia khảo sát phát hiện là khá phổ biến.
Hơn thế, mặc dù, các chuyên gia khảo sát nhận định, chi phí không chính thức mà doanh nghiệp phải bỏ ra không quá nhiều so với chi phí hàng năm của doanh nghiệp, khoảng 40% doanh nghiệp chi 1% trong tổng số chi phí hằng năm cho khoản chi này, 13% chi hơn 5% tổng chi phí, song khi hành vi đưa và nhận phong bì, quà biếu của doanh nghiệp và giới công chức trở thành bình thường, vấn nạn tham nhũng sẽ vô cùng nan giải và khó chữa.
Cũng phải nói thêm, trong khảo sát của VCCI về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam, bên cạnh phát hiện tích cực rằng, tỷ lệ doanh nghiệp phải dành tới 10% tổng thu nhập để trả chi các khoản chi không chính thức đang giảm dần, từ 13% năm 2006 xuống còn 7% năm 2011 và tỷ lệ tham nhủng nhỏ giảm xuống, thì nhận định đáng quan ngại được đưa ra là tham nhũng ở quy mô lớn gia tăng. Cụ thể là, trong năm 2011, 56% doanh nghiệp tham gia đấu thầu các dự án của nhà nước phải chi hoa hồng, tăng khá mạnh so với 41% của năm 2010…
Cùng với đó, VCCI cũng phát hiện có tới ¾ nhà đầu tư phải vận dụng mối quan hệ với cá cơ quan nhà nước để tiếp cận tài liệu về pháp luật và kế hoạch, quy hoạch phát triển của ngành, địa phương, tăng mạnh so với tỷ lệ 56% của năm 2007.
Có thể hiểu rằng, sự phiền toái của tham nhũng dưới hình thức phong bì, phong bao giảm đi bởi sự gia tăng của các hành vi tham nhũng lớn hơn, nguy hiểm hơn. Điều đáng nói là, hành vi tham nhũng lớn này thường được thực hiện ở các hợp đồng mua sắm công, các thoả thuận đất đai, có nghĩa là tác động rất lớn tới sự minh bạch và công bằng và niềm tin của người dân, doanh nghiệp vào hệ thống pháp luật, bộ máy nhà nước…
Bởi lẽ , khi sự thành công trong đầu tư, kinh doanh không phụ thuộc vào tài năng của các nhà đầu tư, tính khả thi của các dự án mà lại là khả năng quan hệ và khả năng chi các khoản chi không chính thức, thì rất khó thu hút các nhà đầu tư, các doanh nghiệp thực sự và tâm huyết.
Tất nhiên, không thể nhắc tới những nỗ lực chung của Chính phủ, các cơ quan quản lý nhà nước và cả doanh nghiệp trong cải thiện môi trường kinh doanh, tăng cường sự minh bạch, công khai trong hoạt động kinh doanh, đầu tư, song rào cản từ thói quen kinh doanh bằng quan hệ đang là cản trở nỗ lực này.
Hơn thế, mặc dù, các chuyên gia khảo sát nhận định, chi phí không chính thức mà doanh nghiệp phải bỏ ra không quá nhiều so với chi phí hàng năm của doanh nghiệp, khoảng 40% doanh nghiệp chi 1% trong tổng số chi phí hằng năm cho khoản chi này, 13% chi hơn 5% tổng chi phí, song khi hành vi đưa và nhận phong bì, quà biếu của doanh nghiệp và giới công chức trở thành bình thường, vấn nạn tham nhũng sẽ vô cùng nan giải và khó chữa.
Cũng phải nói thêm, trong khảo sát của VCCI về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam, bên cạnh phát hiện tích cực rằng, tỷ lệ doanh nghiệp phải dành tới 10% tổng thu nhập để trả chi các khoản chi không chính thức đang giảm dần, từ 13% năm 2006 xuống còn 7% năm 2011 và tỷ lệ tham nhủng nhỏ giảm xuống, thì nhận định đáng quan ngại được đưa ra là tham nhũng ở quy mô lớn gia tăng. Cụ thể là, trong năm 2011, 56% doanh nghiệp tham gia đấu thầu các dự án của nhà nước phải chi hoa hồng, tăng khá mạnh so với 41% của năm 2010…
Cùng với đó, VCCI cũng phát hiện có tới ¾ nhà đầu tư phải vận dụng mối quan hệ với cá cơ quan nhà nước để tiếp cận tài liệu về pháp luật và kế hoạch, quy hoạch phát triển của ngành, địa phương, tăng mạnh so với tỷ lệ 56% của năm 2007.
Có thể hiểu rằng, sự phiền toái của tham nhũng dưới hình thức phong bì, phong bao giảm đi bởi sự gia tăng của các hành vi tham nhũng lớn hơn, nguy hiểm hơn. Điều đáng nói là, hành vi tham nhũng lớn này thường được thực hiện ở các hợp đồng mua sắm công, các thoả thuận đất đai, có nghĩa là tác động rất lớn tới sự minh bạch và công bằng và niềm tin của người dân, doanh nghiệp vào hệ thống pháp luật, bộ máy nhà nước…
Bởi lẽ , khi sự thành công trong đầu tư, kinh doanh không phụ thuộc vào tài năng của các nhà đầu tư, tính khả thi của các dự án mà lại là khả năng quan hệ và khả năng chi các khoản chi không chính thức, thì rất khó thu hút các nhà đầu tư, các doanh nghiệp thực sự và tâm huyết.
Tất nhiên, không thể nhắc tới những nỗ lực chung của Chính phủ, các cơ quan quản lý nhà nước và cả doanh nghiệp trong cải thiện môi trường kinh doanh, tăng cường sự minh bạch, công khai trong hoạt động kinh doanh, đầu tư, song rào cản từ thói quen kinh doanh bằng quan hệ đang là cản trở nỗ lực này.
Theo Đầu tư