Vì sao nông sản ồ ạt rớt giá?
- Thứ năm - 26/07/2012 22:57
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Minh họa
Phần chịu tác động từ khó khăn của tình hình kinh tế, thị trường nhập khẩu, phần nhiều mặt hàng nông sản chịu chi phối mạnh bởi các thương lái Trung Quốc là nguyên nhân chính khiến nông sản luôn chịu phận chìm nổi.
Doanh nghiệp sống phận… tầm gửi
Hiệp hội chế biến, xuất khẩu thủy sản (VASEP), cho rằng một trong những nguyên nhân khiến các doanh nghiệp (DN) trong ngành lâm vào cảnh nợ nần phải ngưng hoạt động là do đầu tư trái ngành, vừa xuất khẩu thủy sản vừa lo kinh doanh tài chính, bất động sản… Một số khác thì đầu tư quá đà, DN nhỏ nhưng mua sắm trang thiết bị quá tốn kém, vượt sức, trong khi sử dụng nguồn vốn vay, đến hạn không có khả năng chi trả.
Phó mặc thương lái Trung Quốc lộng hành, cả nông dân lẫn DN liên tục ngậm đắng. Ảnh: N.Hữu. |
Theo ông Dương Ngọc Minh, Phó Chủ tịch VASEP, có đến 80% số DN sản xuất cá tra hoạt động dựa vào nguồn vốn từ các ngân hàng (NH). Gặp đúng giai đoạn xiết chặt tín dụng, giữ lãi suất cao trong một thời gian dài khiến DN suy yếu trầm trọng. Các NH từ cuối năm ngoái tới nay chỉ lo thu hồi các khoản nợ, được đồng nào giữ chặt đồng đó. Do vậy mà nhiều nhà máy chế biến cá tra tại ĐBSCL “chết” bởi không những không được cấp tín dụng mà còn bị thúc ép nợ, buộc phải bán đổ bán tháo những sản phẩm trong nhà máy để lo đáo nợ, không còn tiền thu mua nguyên liệu. “Sau khi một số ông lớn vỡ nợ nông dân cũng chẳng dám bán cá chịu cho DN, vì bản thân người nuôi cũng dùng tiền từ NH. Giá cá rớt liên tục nông dân vẫn yêu cầu tiền trao mới bắt cá. Thế có phải ngành cá tra chết ngay trên sân nhà không?”, ông Minh đặt câu hỏi.
Hiện, dù chính sách tín dụng liên tục được nới cho DN, đặt biệt là DN lĩnh vực nông-lâm-thủy sản, nhưng hầu hết DN đều than rất khó vay vốn của NH cho dù có phương án kinh doanh khả thi. Thậm chí đem tài sản là thiết bị, máy móc đi cầm cố cũng không được vay... Theo thống kê, chỉ có khoảng 1% DN nông nghiệp ở TP HCM vay được vốn mà không cần tài sản thế chấp.
Nông dân phó mặc thương lái
DN trong nước đuối sức, đồng nghĩa với việc nông dân bị bỏ rơi, buộc phải bấu víu vào thương lái. Nhìn vào diễn biến các ngành hàng từ đầu năm đến nay có thể thấy, chưa bao giờ “độ phủ” của thương lái Trung Quốc tới các ngành hàng lại rộng khắp như thời gian qua, từ vải thiều, hồ tiêu, cao su, dừa, khoai lang… đến heo, tôm, cá… Song nông dân ngành hàng nào cũng ngậm trái đắng trong những thương vụ với thương lái Trung Quốc.
Ông Phạm Văn Tiến, hộ nuôi heo tại xã Gia Kiệm, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai, cho biết giờ này năm trước ngày nào cũng có 3 - 4 xe tải lớn về xã săn lùng heo đem đi Trung Quốc, nhưng nhiều tháng nay đã vắng bóng. Trước đây khi heo được giá, trại nào cũng muốn nuôi nhiều vì không chỉ lái buôn trong nước thu mua để cung cấp cho các lò mổ tại các thành phố lớn, mà còn vận chuyển ra biên giới phía Bắc bán sang Trung Quốc. Cũng chính những thương lái này mang chất cấm (chất tạo nạc, tăng trọng…) về đặt hàng các hộ nuôi. Khi gặp “nạn” chất cấm, tai xanh… chẳng còn chuyện thương lái mua heo bán cho Trung Quốc. “Với tình hình khóa chuồng trại như hiện nay, biết đâu thương lái lại đưa heo từ Trung Quốc về bán cũng nên…”, ông Tiến chán nản.
Ngay cả những ngành hàng được xem là chính ngạch, liên quan đến an ninh lương thực như xuất khẩu gạo cũng không tránh khỏi bị thương nhân Trung Quốc dìm giá. Theo một số DN xuất khẩu gạo, hiện các đầu mối Trung Quốc ký hợp đồng nhập gạo nhưng sau đó hạn chế nhận hàng, gây sức ép đòi các nhà cung cấp từ Việt Nam phải giảm giá. Ông Phạm Văn Bảy, Phó chủ tịch Hiệp hội lương thực Việt Nam, cũng cho biết thêm, thời điểm trước Trung Quốc mua hàng nhưng đưa ra rất nhiều khó khăn về đóng hàng, thiếu bến bãi… khiến việc giao hàng chậm. Tuy nhiên gần đây, phía Trung Quốc vẫn tiếp tục mua mới nhưng mua kiểu nhỏ giọt, nhiều trường hợp đòi giảm giá, hủy hợp đồng.
Nhận tiền mới giao hàng |