Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của cây Cà Phê và đặc tính Sinh Học
- Chủ nhật - 28/07/2013 10:52
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Hình Minh Phát
Từ đây, cây cà phê đã được con người phát hiện và di trú đến các lục địa khác.
Ở Việt Nam, cây cà phê do các cha đạo người Pháp mang đến để trồng làm cảnh từ những năm 1857. từ năm 1930, cây cà phê bắt đầu được trồng thành những đồn điền để khai thác nhân.
Từ đó đến nay, diện tích, năng suất và sản lượng cà phê ở nước ta đã không ngừng tăng lên.
Những vùng trồng cà phê tập trung chính ở nước ta có Đaklak, Lâm Đồng, Đồng Nai, Gia Lai, Bình Phước (ở miền Đông Nam bộ), một số tỉnh miền núi phía Bắc như Sơn La, Tuyên Quang, Phú Thọ, Lai Châu, Lạng Sơn, Hòa Bình, Yên Bái…
Cây cà phê được De Jussien phân loại vào năm 1735. Cà phê thuộc bộ Long Đởm (Gentianales), họ Cà phê (Rubiaceae), chi Coffea.
Hiện nay đã có trên 100 loại cà phê được phát hiện, trên cơ sở đặc điểm từng loài, người ta đã phân ra làm 3 loại giống chính:
- Cà phê chè [Coffea Arabica L.]
- Cà phê vối [Coffea Canephona Pierre ex Proeher Var. robusta (Lind. Ex Willd.) Chev.]
- Cà phê mít [ Coffea deweret willd. Et dar. Var. excelsa Chev.]Cà phê ở nước ta hiện nay gồm cả cà phê vối, cà phê chè và cà phê mít, trong đó cà phê vối chiếm phần lớn diện tích và sản lượng.
Sau khi dùng phân bón Minh Phát cây cà phê đã bớt bệnh
II. ĐẶC TÍNH SINH HỌC CỦA CÂY CÀ PHÊ:
Rễ trụ có thể ăn sâu xuống đất đến 1,2-1,5m. Rễ trụ càng ăn sâu, khả năng hút nước và chịu hạn của cà phê càng tốt. Các rễ bên mọc từ rễ trụ và phát triển ra chung quanh thành hệ thống rễ con.
Hệ thống rễ con này hầu hết tập trung ở lớp đất mặt (0-30 cm), có nhiệm vụ chủ yếu là hút chất dinh dưỡng. Sự phát triển của bộ rễ cà phê phụ thuộc vào độ dày, độ xốp tầng đất canh tác, giống cà phê, chế độ bón phân, tưới nước và chế độ canh tác.
Theo các kết quả khảo sát bộ rễ cà phê thì có tới 85% khối lượng rễ nằm trong vùng đất có độ sâu 0-30cm tính từ mặt đất.
Tổng độ dài của một bộ rễ cà phê trưởng thành có thể tới 30,765m. Rễ cây cà phê có thể hút dinh dưỡng của vùng đất có thể tích 12-15m3 đất.
Nhiều khảo nghiệm cho thấy, nếu chỉ cắt bỏ ít rễ con ở gần mặt đất thì không ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng của cây, nhưng nếu rễ cọc bị đứt, xoắn hay bị gút lại sẽ làm cây chết non (đây cũng là nguyên nhân cà phê giâm cành không thể phát triển được do không có rễ cọc).
Trong điều kiện chăm sóc tốt, các cành cơ bản của cây cà phê bắt đầu xuất hiện sau khi trồng 20-40 ngày.
(Vườn cây đã dụng phân bón lá và phân bón gốc Minh Phát)
Cây cà phê chè một năm tuổi có khoảng 6-10 cặp cành cơ bản, cà phê vối có khoảng 10-12 cặp cành cơ bản. Cà phê 2 năm tuổi có nhiều tầng cành.
Trong thực tiễn sản xuất, cây cà phê vối cần được bấm ngọn ở độ cao khoảng 1,2-1,4m để tập trung nuôi những cành cơ bản ở dưới.
Sau khi thu hoạch được 2-3 năm, cần nâng chiều cao của cây bằng cách để chồi ngọn nhằm tạo tiếp 6-8 cặp cành cơ bản mới. Lúc này chiều cao của cây cần khống chế 1,6-2m.
Chiều cao của cây cũng như số cành cơ bản, cành cấp 2 và sự phát triển của chúng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng thổ nhưỡng và chế độ chăm sóc, tỉa cành.
Cây cà phê trưởng thành và đã được tạo dáng hợp lý thường có tổng diện tích bề mặt tán lá từ 22-45m2.
Tuổi thọ lá (đối với cà phê vối) từ 7-10 tháng. Các tác động về thời tiết hoặc chế độ dinh dưỡng không tốt có thể sẽ làm cho lá rụng sớm hơn.
Vườn Cây dùng phân bón Minh Phát và bộ cành dự trữ cho năm sau
Với cây cà phê chè, không có cây che bóng, bình quân một ngày lượng nước bốc hơi là 6,29-8,9 lít, (tương đương với một lượng mưa là 593-840mm/năm).
Lượng hơi nước thoát ra qua lá trong buổi sáng chiếm 45,5% và buổi chiều 52,6%, còn lại là vào ban đêm.
Cành và lá có tương quan chặt với năng suất cà phê. Các nghiên cứu đã chứng tỏ rằng chính lá, cành và thân cà phê là nơi dự trữ các nguồn dinh dưỡng để tạo hoa và nuôi dưỡng sự phát triển của quả.
Lượng tinh bột hình thành trong quá trình quang hợp của lá sẽ được tích lũy trong lá và hệ thống mô của cây, nếu lượng này suy giảm sẽ dẫn đến hiện tượng rụng hoa, quả và cho hạt nhỏ, năng suất thấp.
Các thí nghiệm cắt bớt lá trong giai đoạn cây mang quả non thì năng suất có thể giảm tới 30%. Trong quá trình quả hình thành và phát triển, tuỳ theo số lượng quả hình thành, lượng tinh bột trong lá giảm rõ rệt. Tuy nhiên, đến khi quả gần chín thì lượng tinh bột trong lá lại tăng lên.
Đây chính là một yếu tố cần quan tâm trong quá trình chăm sóc cây cà phê để đạt được năng suất cao.
3. Hoa và quả cà phê:
Cây cà phê trồng bằng hạt sẽ bắt đầu ra hoa vào năm thứ ba sau khi trồng, tuy nhiên nếu chăm sóc tốt thì năm thứ hai đã cho thu hoạch, song chỉ nên khai thác từ năm thứ ba trở đi khi cây đã thực sự trưởng thành.
Các mầm sinh ra từ các chồi ở nách lá có thể phân hóa thành mầm hoa hoặc cành cấp hai. Mầm hoa thường không ra hết từ các chồi, một số thì nở hoa, một số thì “ngủ”.
Sau kỳ thu hoạch đã xuất hiện sự phân hóa mầm hoa. Khi mầm hoa đã hoàn chỉnh (giai đoạn mỏ sẻ) thì qua một cơn mưa với lượng khoảng 15mm, sau một tuần hoa sẽ nở rộ (cơn mưa này gọi là “ngưỡng mưa nở hoa”). Do vậy chúng ta có thể điều chỉnh quá trình ra hoa bằng phương pháp tưới tiêu.
Hoa cà phê thường nở về đêm và nở hết vào 4-5 giờ sáng. Cây cà phê chè (C. Arabica) có khả năng tự thụ phấn cao (khoảng 90%).
Với cà phê vối, cà phê mít thì quá trình thụ phấn đều là giao phấn (thụ phấn chéo) chủ yếu. Đặc tính này phụ thuộc rất nhiều vào gió và côn trùng, do vậy, việc nuôi ong mật trong vườn cà phê cũng là một biện pháp tăng tỷ lệ đậu quả cà phê.
Sau khi hoa đã được thụ phấn, quả phát triển khá nhanh. Thời gian nuôi quả thay đổi tùy theo loài cà phê, chế độ chăm sóc và điều kiện thời tiết.
Minh Phát Đã cho sử dụng phân bón mùa khô trên cây cà phê và nở bông đồng loạt
Quả cà phê chè có thời gian sinh trưởng 6-8 tháng.
Quả cà phê vối có thời gian sinh trưởng 9-11 tháng.
Quả cà phê mít có thời gian sinh trưởng 11-14 tháng.
Đối với cây cà phê chè, quá trình hình thành hạt theo Canell (1984) được chia ra 5 giai đoạn:
- Giai đoạn “ đầu đinh” từ khi hoa bắt đầu nở đến tháng thứ hai sau khi hoa nở, khối lượng và thể tích quả tăng không đáng kể, nhu cầu dinh dưỡng nói chung chưa cao.
Cây cà phê dùng phân bón Minh Phát
- Giai đoạn thứ hai là giai đoạn tăng nhanh vỏ và thể tích quả, giai đoạn này kéo dài từ tháng thứ 1,5-tháng thứ tư sau khi hoa nở.
Lúc này hai khoang chứa hạt phát triển tới thể tích tối đa và gỗ hóa cuối giai đoạn, vì thế kích thước hạt được định hình trong giai đoạn này.
Đây là giai đoạn phát triển vỏ, thành phần quả chủ yếu là nước (80-85%), chính vì thế nhu cầu nước trong giai đoạn này rất cao.
Điều này cũng giải thích vì sao ở những vùng khô hạn, những năm khô hạn hoặc không đủ nước tưới (ở giai đoạn này) quả và nhân cà phê thường nhỏ hơn các vùng có mưa và tưới nước đầy đủ.
- Giai đoạn thứ ba là giai đoạn hình thành hạt, kéo dài từ tháng thứ ba đến tháng thứ tư và năm sau khi hoa nở. Lúc này hai hạt bắt đầu hình thành.
Nếu đủ nước và dinh dưỡng, quả cà phê sẽ có hai nhân, ngược lại, nếu gặp hạn hoặc không đủ dinh dưỡng trong thời kỳ này, tỷ lệ hạt hai nhân giảm, hạt một nhân tăng.
- Giai đoạn thứ tư là giai đoạn tích lũy chất khô, lúc này hai nội nhũ trong hai khoang chứa hạt tập trung các chất dinh dưỡng về và khối lượng hạt phát triển nhanh, còn kích thước quả tăng chậm.
Giai đoạn này kéo dài từ tháng thứ năm đến tháng thứ tám sau khi hoa nở.
Nếu cung cấp đủ nước và dinh dưỡng trong giai đoạn này thì hạt cà phê mẩy, năng suất cao, ngược lại nếu thiếu nước hoặc dinh dưỡng thì cà phê có nhiều hạt lép, trọng lượng hạt giảm dẫn đến năng suất giảm.
- Giai đoạn thứ năm là giai đoạn quả chín, kéo dài từ tháng thứ tám đến tháng thứ mười sau khi hoa nở.
Đây chính là giai đoạn hoàn chỉnh sự phát triển của quả cà phê, lúc này chất khô đã được tập trung cao nhất vào hạt, quả và cũng là giai đoạn quyết định chất lượng của hạt cà phê.
Cà phê là cây trồng có tỷ lệ quả rụng khá cao. Nếu thời kỳ đầu trong quá trình phát triển của quả cà phê, hiện tượng rụng quả non thường do quá trình thụ phấn kém, sâu bệnh hoặc thời tiết khắc nghiệt thì thời kỳ giữa và cuối, hiện tượng rụng quả thường do sự thiếu hụt hoặc mất cân đối dinh dưỡng gây ra.
Nghĩa là bón không đủ phân hoặc bón đủ phân nhưng lại không cân đối.
Các kết quả nghiên cứu cho thấy: trong giai đoạn phát triển của quả, hàm lượng tinh bột và chất dinh dưỡng trong lá càng giảm thấp và điều này thường kèm theo hiện tượng rụng quả do thiếu hụt dinh dưỡng.
Như vậy cần phải tăng cường bón phân để bổ sung dinh dưỡng kịp thời và đầy đủ, đặc biệt là trong giai đoạn quả hình thành và phát triển nhằm hạn chế tỷ lệ rụng quả, tăng năng suất và chất lượng cà phê.
Đối với cây cà phê vối, do tốc độ tăng trưởng ở thời kỳ ba đến bốn tháng đầu khá chậm, do đó thời gian quả phát triển hoàn chỉnh kéo dài hơn cà phê chè.
Với cà phê chè, tốc độ phát triển của quả được trình bày ở bảng sau:
Quá trình phát triển của quả cà phê Chè Catimor
III. YÊU CẦU NGOẠI CẢNH:
1. Khí hậu:
- Cà phê chè (C. Arabica):
Cà phê chè có nguồn gốc từ nước Ethiopie (Châu Phi). Những vùng cà phê tập trung của nước này thường ở độ cao 1.300-1.800m so với mặt nước biển. Khí hậu ở đây khá ôn hòa với mùa mưa ngắn (4-5 tháng), lượng mưa trung bình 1.500-1.800mm, nhiệt độ dao động 15-30oC.
Cà phê chè thích hợp với các vùng khí hậu á nhiệt đới và vùng cao nguyên ở các nước nhiệt đới.
Nhiệt độ thích hợp từ 20-25oC, lượng mưa thích hợp từ 1.750-2.000mm. Cây cà phê chè có khả năng chịu được biên độ nhiệt độ lớn.
Tuy nhiên, ở nhiệt độ 0oC trở xuống, lá cây bị rụng, chồi bị chết, cành bị khô, nhiệt độ trên 30oC kéo dài thì cũng dẫn tới hiện tượng lá héo rồi cháy khô và rụng.
Ở nước ta, cà phê chè được trồng chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc (Tuyên Quang, Hà Giang…), vùng Phủ Quỳ-Nghệ An và một phần nhỏ ở Đà Lạt- Lâm Đồng và Daklak.
Hiện nay, cà phê chè đang được khuyến khích phát triển ở Tây Nguyên và Đông Nam bộ, song do cà phê chè chín sớm, giai đoạn chín lại rơi vào mùa mưa nên rất khó khăn cho thu hoạch, phơi sấy, bảo quản.
Cà phê chè lại hay bị sâu bệnh và giá bán của nông dân không cao hơn cà phê vối đáng kể (do trồng phân tán, sản lượng ít) nên khả năng phát triển còn hạn chế.
Cà phê vối và cà phê mít:
Cà phê vối và cà phê mít thích hợp ở các vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm.
Nhiệt độ thích hợp là 24-26oC, lượng mưa thích hợp trên 2.000mm/năm. Cà phê vối và cà phê mít thích hợp độ ẩm không khí cao (gần bão hòa).
Ở nước ta, cà phê vối chiếm phần lớn diện tích và tập trung ở vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Ưu điểm của cà phê vối là thích hợp với khí hậu Tây Nguyên và Đông Nam bộ, năng suất cao, khả năng kháng sâu bệnh khá, dễ chăm sóc.
Đối với cây cà phê, thích hợp nhất là khí hậu có hai mùa mưa và khô rõ rệt. Mùa mưa thích hợp cho sự phát triển của thân, cành lá, rễ và quả.
Mùa khô thích hợp cho giai đoạn tượng hoa và hoa phát triển, nở hoa và đậu quả. Trong mùa khô, nước tưới hoặc nước mưa có tác dụng phá trạng thái ngủ của mầm hoa và hoa sẽ nở rộ nếu được tiếp tục cung cấp nước.
2. Đất đai:
Cây cà phê không có sự đòi hỏi khắt khe về nguồn gốc địa chất, nó có thể phát triển tốt trên nhiều loại đất khác nhau như: Đất nâu đỏ, nâu vàng trên bazan, đất đỏ vàng trên phiến sét hoặc đất xám trên Granite …Trong đó, với đất nâu đỏ trên bazan, cà phê thường sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao.
Đối với cây cà phê, lý tính (các tính chất vật lý của đất) và độ dày tầng đất là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng, phát triển và năng suất.
Cà phê thích hợp trên đất có thành phần cơ giới trung bình đến hơi nặng (thịt nhẹ-sét), tơi xốp, thoát nước và giữ ẩm tốt, độ dày tầng đất trên 70cm. Cà phê có thể trồng được trên các sườn đồi, triền núi, song nếu độ dốc quá lớn cũng không thích hợp với cây cà phê.
Về hoá tính (các tính chất hóa học của đất), cà phê có thể trồng được trên đất có độ pHKCl từ 4,5-5. Đất giàu mùn và giàu dinh dưỡng thì cà phê sinh trưởng phát triển thuận lợi, tuy nhiên đất có dinh dưỡng trung bình nhưng biết áp dụng các biện pháp thâm canh phù hợp thì cà phê vẫn có khả năng cho năng suất cao./.
Nhóm Kỹ Sư CTy Minh Phát (ST)
Ở Việt Nam, cây cà phê do các cha đạo người Pháp mang đến để trồng làm cảnh từ những năm 1857. từ năm 1930, cây cà phê bắt đầu được trồng thành những đồn điền để khai thác nhân.
Từ đó đến nay, diện tích, năng suất và sản lượng cà phê ở nước ta đã không ngừng tăng lên.
Những vùng trồng cà phê tập trung chính ở nước ta có Đaklak, Lâm Đồng, Đồng Nai, Gia Lai, Bình Phước (ở miền Đông Nam bộ), một số tỉnh miền núi phía Bắc như Sơn La, Tuyên Quang, Phú Thọ, Lai Châu, Lạng Sơn, Hòa Bình, Yên Bái…
Cây cà phê được De Jussien phân loại vào năm 1735. Cà phê thuộc bộ Long Đởm (Gentianales), họ Cà phê (Rubiaceae), chi Coffea.
Hiện nay đã có trên 100 loại cà phê được phát hiện, trên cơ sở đặc điểm từng loài, người ta đã phân ra làm 3 loại giống chính:
- Cà phê chè [Coffea Arabica L.]
- Cà phê vối [Coffea Canephona Pierre ex Proeher Var. robusta (Lind. Ex Willd.) Chev.]
- Cà phê mít [ Coffea deweret willd. Et dar. Var. excelsa Chev.]Cà phê ở nước ta hiện nay gồm cả cà phê vối, cà phê chè và cà phê mít, trong đó cà phê vối chiếm phần lớn diện tích và sản lượng.
Sau khi dùng phân bón Minh Phát cây cà phê đã bớt bệnh
II. ĐẶC TÍNH SINH HỌC CỦA CÂY CÀ PHÊ:
- Bộ rễ của cây Cà phê:
Rễ trụ có thể ăn sâu xuống đất đến 1,2-1,5m. Rễ trụ càng ăn sâu, khả năng hút nước và chịu hạn của cà phê càng tốt. Các rễ bên mọc từ rễ trụ và phát triển ra chung quanh thành hệ thống rễ con.
Hệ thống rễ con này hầu hết tập trung ở lớp đất mặt (0-30 cm), có nhiệm vụ chủ yếu là hút chất dinh dưỡng. Sự phát triển của bộ rễ cà phê phụ thuộc vào độ dày, độ xốp tầng đất canh tác, giống cà phê, chế độ bón phân, tưới nước và chế độ canh tác.
Theo các kết quả khảo sát bộ rễ cà phê thì có tới 85% khối lượng rễ nằm trong vùng đất có độ sâu 0-30cm tính từ mặt đất.
Tổng độ dài của một bộ rễ cà phê trưởng thành có thể tới 30,765m. Rễ cây cà phê có thể hút dinh dưỡng của vùng đất có thể tích 12-15m3 đất.
Nhiều khảo nghiệm cho thấy, nếu chỉ cắt bỏ ít rễ con ở gần mặt đất thì không ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng của cây, nhưng nếu rễ cọc bị đứt, xoắn hay bị gút lại sẽ làm cây chết non (đây cũng là nguyên nhân cà phê giâm cành không thể phát triển được do không có rễ cọc).
- Cành và lá cà phê:
Trong điều kiện chăm sóc tốt, các cành cơ bản của cây cà phê bắt đầu xuất hiện sau khi trồng 20-40 ngày.
(Vườn cây đã dụng phân bón lá và phân bón gốc Minh Phát)
Cây cà phê chè một năm tuổi có khoảng 6-10 cặp cành cơ bản, cà phê vối có khoảng 10-12 cặp cành cơ bản. Cà phê 2 năm tuổi có nhiều tầng cành.
Trong thực tiễn sản xuất, cây cà phê vối cần được bấm ngọn ở độ cao khoảng 1,2-1,4m để tập trung nuôi những cành cơ bản ở dưới.
Sau khi thu hoạch được 2-3 năm, cần nâng chiều cao của cây bằng cách để chồi ngọn nhằm tạo tiếp 6-8 cặp cành cơ bản mới. Lúc này chiều cao của cây cần khống chế 1,6-2m.
Chiều cao của cây cũng như số cành cơ bản, cành cấp 2 và sự phát triển của chúng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng thổ nhưỡng và chế độ chăm sóc, tỉa cành.
Cây cà phê trưởng thành và đã được tạo dáng hợp lý thường có tổng diện tích bề mặt tán lá từ 22-45m2.
Tuổi thọ lá (đối với cà phê vối) từ 7-10 tháng. Các tác động về thời tiết hoặc chế độ dinh dưỡng không tốt có thể sẽ làm cho lá rụng sớm hơn.
Vườn Cây dùng phân bón Minh Phát và bộ cành dự trữ cho năm sau
Với cây cà phê chè, không có cây che bóng, bình quân một ngày lượng nước bốc hơi là 6,29-8,9 lít, (tương đương với một lượng mưa là 593-840mm/năm).
Lượng hơi nước thoát ra qua lá trong buổi sáng chiếm 45,5% và buổi chiều 52,6%, còn lại là vào ban đêm.
Cành và lá có tương quan chặt với năng suất cà phê. Các nghiên cứu đã chứng tỏ rằng chính lá, cành và thân cà phê là nơi dự trữ các nguồn dinh dưỡng để tạo hoa và nuôi dưỡng sự phát triển của quả.
Lượng tinh bột hình thành trong quá trình quang hợp của lá sẽ được tích lũy trong lá và hệ thống mô của cây, nếu lượng này suy giảm sẽ dẫn đến hiện tượng rụng hoa, quả và cho hạt nhỏ, năng suất thấp.
Các thí nghiệm cắt bớt lá trong giai đoạn cây mang quả non thì năng suất có thể giảm tới 30%. Trong quá trình quả hình thành và phát triển, tuỳ theo số lượng quả hình thành, lượng tinh bột trong lá giảm rõ rệt. Tuy nhiên, đến khi quả gần chín thì lượng tinh bột trong lá lại tăng lên.
Đây chính là một yếu tố cần quan tâm trong quá trình chăm sóc cây cà phê để đạt được năng suất cao.
3. Hoa và quả cà phê:
Cây cà phê trồng bằng hạt sẽ bắt đầu ra hoa vào năm thứ ba sau khi trồng, tuy nhiên nếu chăm sóc tốt thì năm thứ hai đã cho thu hoạch, song chỉ nên khai thác từ năm thứ ba trở đi khi cây đã thực sự trưởng thành.
Các mầm sinh ra từ các chồi ở nách lá có thể phân hóa thành mầm hoa hoặc cành cấp hai. Mầm hoa thường không ra hết từ các chồi, một số thì nở hoa, một số thì “ngủ”.
Sau kỳ thu hoạch đã xuất hiện sự phân hóa mầm hoa. Khi mầm hoa đã hoàn chỉnh (giai đoạn mỏ sẻ) thì qua một cơn mưa với lượng khoảng 15mm, sau một tuần hoa sẽ nở rộ (cơn mưa này gọi là “ngưỡng mưa nở hoa”). Do vậy chúng ta có thể điều chỉnh quá trình ra hoa bằng phương pháp tưới tiêu.
Hoa cà phê thường nở về đêm và nở hết vào 4-5 giờ sáng. Cây cà phê chè (C. Arabica) có khả năng tự thụ phấn cao (khoảng 90%).
Với cà phê vối, cà phê mít thì quá trình thụ phấn đều là giao phấn (thụ phấn chéo) chủ yếu. Đặc tính này phụ thuộc rất nhiều vào gió và côn trùng, do vậy, việc nuôi ong mật trong vườn cà phê cũng là một biện pháp tăng tỷ lệ đậu quả cà phê.
Sau khi hoa đã được thụ phấn, quả phát triển khá nhanh. Thời gian nuôi quả thay đổi tùy theo loài cà phê, chế độ chăm sóc và điều kiện thời tiết.
Minh Phát Đã cho sử dụng phân bón mùa khô trên cây cà phê và nở bông đồng loạt
Quả cà phê chè có thời gian sinh trưởng 6-8 tháng.
Quả cà phê vối có thời gian sinh trưởng 9-11 tháng.
Quả cà phê mít có thời gian sinh trưởng 11-14 tháng.
Đối với cây cà phê chè, quá trình hình thành hạt theo Canell (1984) được chia ra 5 giai đoạn:
- Giai đoạn “ đầu đinh” từ khi hoa bắt đầu nở đến tháng thứ hai sau khi hoa nở, khối lượng và thể tích quả tăng không đáng kể, nhu cầu dinh dưỡng nói chung chưa cao.
Cây cà phê dùng phân bón Minh Phát
- Giai đoạn thứ hai là giai đoạn tăng nhanh vỏ và thể tích quả, giai đoạn này kéo dài từ tháng thứ 1,5-tháng thứ tư sau khi hoa nở.
Lúc này hai khoang chứa hạt phát triển tới thể tích tối đa và gỗ hóa cuối giai đoạn, vì thế kích thước hạt được định hình trong giai đoạn này.
Đây là giai đoạn phát triển vỏ, thành phần quả chủ yếu là nước (80-85%), chính vì thế nhu cầu nước trong giai đoạn này rất cao.
Điều này cũng giải thích vì sao ở những vùng khô hạn, những năm khô hạn hoặc không đủ nước tưới (ở giai đoạn này) quả và nhân cà phê thường nhỏ hơn các vùng có mưa và tưới nước đầy đủ.
- Giai đoạn thứ ba là giai đoạn hình thành hạt, kéo dài từ tháng thứ ba đến tháng thứ tư và năm sau khi hoa nở. Lúc này hai hạt bắt đầu hình thành.
Nếu đủ nước và dinh dưỡng, quả cà phê sẽ có hai nhân, ngược lại, nếu gặp hạn hoặc không đủ dinh dưỡng trong thời kỳ này, tỷ lệ hạt hai nhân giảm, hạt một nhân tăng.
- Giai đoạn thứ tư là giai đoạn tích lũy chất khô, lúc này hai nội nhũ trong hai khoang chứa hạt tập trung các chất dinh dưỡng về và khối lượng hạt phát triển nhanh, còn kích thước quả tăng chậm.
Giai đoạn này kéo dài từ tháng thứ năm đến tháng thứ tám sau khi hoa nở.
Nếu cung cấp đủ nước và dinh dưỡng trong giai đoạn này thì hạt cà phê mẩy, năng suất cao, ngược lại nếu thiếu nước hoặc dinh dưỡng thì cà phê có nhiều hạt lép, trọng lượng hạt giảm dẫn đến năng suất giảm.
- Giai đoạn thứ năm là giai đoạn quả chín, kéo dài từ tháng thứ tám đến tháng thứ mười sau khi hoa nở.
Đây chính là giai đoạn hoàn chỉnh sự phát triển của quả cà phê, lúc này chất khô đã được tập trung cao nhất vào hạt, quả và cũng là giai đoạn quyết định chất lượng của hạt cà phê.
Cà phê là cây trồng có tỷ lệ quả rụng khá cao. Nếu thời kỳ đầu trong quá trình phát triển của quả cà phê, hiện tượng rụng quả non thường do quá trình thụ phấn kém, sâu bệnh hoặc thời tiết khắc nghiệt thì thời kỳ giữa và cuối, hiện tượng rụng quả thường do sự thiếu hụt hoặc mất cân đối dinh dưỡng gây ra.
Nghĩa là bón không đủ phân hoặc bón đủ phân nhưng lại không cân đối.
Các kết quả nghiên cứu cho thấy: trong giai đoạn phát triển của quả, hàm lượng tinh bột và chất dinh dưỡng trong lá càng giảm thấp và điều này thường kèm theo hiện tượng rụng quả do thiếu hụt dinh dưỡng.
Như vậy cần phải tăng cường bón phân để bổ sung dinh dưỡng kịp thời và đầy đủ, đặc biệt là trong giai đoạn quả hình thành và phát triển nhằm hạn chế tỷ lệ rụng quả, tăng năng suất và chất lượng cà phê.
Đối với cây cà phê vối, do tốc độ tăng trưởng ở thời kỳ ba đến bốn tháng đầu khá chậm, do đó thời gian quả phát triển hoàn chỉnh kéo dài hơn cà phê chè.
Với cà phê chè, tốc độ phát triển của quả được trình bày ở bảng sau:
Quá trình phát triển của quả cà phê Chè Catimor
Tháng | Tuổi quả (tháng) | Thể tích quả (cm3) | Trọng lượng tươi (gam/quả) | Trọng lượng khô (gam/quả) |
3 | 2 | 0,05 | 0,03 | 0,007 |
4 | 3 | 0,13 | 0,13 | 0,02 |
5 | 4 | 0,42 | 0,44 | 0,07 |
6 | 5 | 0,73 | 0,74 | 0,14 |
7 | 6 | 0,83 | 0,91 | 0,23 |
8 | 7 | 1,09 | 1,17 | 0,31 |
III. YÊU CẦU NGOẠI CẢNH:
1. Khí hậu:
- Cà phê chè (C. Arabica):
Cà phê chè có nguồn gốc từ nước Ethiopie (Châu Phi). Những vùng cà phê tập trung của nước này thường ở độ cao 1.300-1.800m so với mặt nước biển. Khí hậu ở đây khá ôn hòa với mùa mưa ngắn (4-5 tháng), lượng mưa trung bình 1.500-1.800mm, nhiệt độ dao động 15-30oC.
Cà phê chè thích hợp với các vùng khí hậu á nhiệt đới và vùng cao nguyên ở các nước nhiệt đới.
Nhiệt độ thích hợp từ 20-25oC, lượng mưa thích hợp từ 1.750-2.000mm. Cây cà phê chè có khả năng chịu được biên độ nhiệt độ lớn.
Tuy nhiên, ở nhiệt độ 0oC trở xuống, lá cây bị rụng, chồi bị chết, cành bị khô, nhiệt độ trên 30oC kéo dài thì cũng dẫn tới hiện tượng lá héo rồi cháy khô và rụng.
Ở nước ta, cà phê chè được trồng chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc (Tuyên Quang, Hà Giang…), vùng Phủ Quỳ-Nghệ An và một phần nhỏ ở Đà Lạt- Lâm Đồng và Daklak.
Hiện nay, cà phê chè đang được khuyến khích phát triển ở Tây Nguyên và Đông Nam bộ, song do cà phê chè chín sớm, giai đoạn chín lại rơi vào mùa mưa nên rất khó khăn cho thu hoạch, phơi sấy, bảo quản.
Cà phê chè lại hay bị sâu bệnh và giá bán của nông dân không cao hơn cà phê vối đáng kể (do trồng phân tán, sản lượng ít) nên khả năng phát triển còn hạn chế.
Cà phê vối và cà phê mít:
Cà phê vối và cà phê mít thích hợp ở các vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm.
Nhiệt độ thích hợp là 24-26oC, lượng mưa thích hợp trên 2.000mm/năm. Cà phê vối và cà phê mít thích hợp độ ẩm không khí cao (gần bão hòa).
Ở nước ta, cà phê vối chiếm phần lớn diện tích và tập trung ở vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Ưu điểm của cà phê vối là thích hợp với khí hậu Tây Nguyên và Đông Nam bộ, năng suất cao, khả năng kháng sâu bệnh khá, dễ chăm sóc.
Đối với cây cà phê, thích hợp nhất là khí hậu có hai mùa mưa và khô rõ rệt. Mùa mưa thích hợp cho sự phát triển của thân, cành lá, rễ và quả.
Mùa khô thích hợp cho giai đoạn tượng hoa và hoa phát triển, nở hoa và đậu quả. Trong mùa khô, nước tưới hoặc nước mưa có tác dụng phá trạng thái ngủ của mầm hoa và hoa sẽ nở rộ nếu được tiếp tục cung cấp nước.
2. Đất đai:
Cây cà phê không có sự đòi hỏi khắt khe về nguồn gốc địa chất, nó có thể phát triển tốt trên nhiều loại đất khác nhau như: Đất nâu đỏ, nâu vàng trên bazan, đất đỏ vàng trên phiến sét hoặc đất xám trên Granite …Trong đó, với đất nâu đỏ trên bazan, cà phê thường sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao.
Đối với cây cà phê, lý tính (các tính chất vật lý của đất) và độ dày tầng đất là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng, phát triển và năng suất.
Cà phê thích hợp trên đất có thành phần cơ giới trung bình đến hơi nặng (thịt nhẹ-sét), tơi xốp, thoát nước và giữ ẩm tốt, độ dày tầng đất trên 70cm. Cà phê có thể trồng được trên các sườn đồi, triền núi, song nếu độ dốc quá lớn cũng không thích hợp với cây cà phê.
Về hoá tính (các tính chất hóa học của đất), cà phê có thể trồng được trên đất có độ pHKCl từ 4,5-5. Đất giàu mùn và giàu dinh dưỡng thì cà phê sinh trưởng phát triển thuận lợi, tuy nhiên đất có dinh dưỡng trung bình nhưng biết áp dụng các biện pháp thâm canh phù hợp thì cà phê vẫn có khả năng cho năng suất cao./.
Nhóm Kỹ Sư CTy Minh Phát (ST)